Nghiên cứu sử dụng kết dư phí bảo hiểm tiền gửi xử lý TCTD yếu kém
Một trong các nhiệm vụ Thủ tướng giao
NHNN là nghiên cứu đề xuất việc sửa đổi Luật Bảo hiểm Tiền gửi để sử
dụng nguồn tiền kết dư phí bảo hiểm tiền gửi để xử lý các tổ chức tín
dụng yếu kém.
Thủ tướng mới đây đã ban hành Chỉ thị số 06/CT-TTg về tăng cường giải
pháp nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống Quỹ Tín
dụng nhân dân (QTDND) với hàng loạt nhiệm vụ cho các Bộ, ngành để cơ cấu
lại, củng cố, phát triển hệ thống QTDND, hạn chế tình trạng cho vay
nặng lãi ở nông thôn...
Xử lý dứt điểm các Quỹ tín dụng nhân dân yếu kém là một trong 7 mục tiêu mà Chỉ thị đặt ra nhằm giữ ổn định chính trị, trật tự xã hội và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.
Để đạt mục tiêu này, Thủ tướng yêu cầu NHNN tập trung xử lý theo thẩm quyền các quỹ yếu kém bằng hình thức sáp nhập, hợp nhất, giải thể hoặc một số biện pháp khác trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi người gửi tiền. Đồng thời, NHNN phải rà soát, đánh giá, phân loại các QTDND để có biện pháp xử lý phù hợp với các quỹ yếu kém.
NHNN còn được giao nghiên cứu đề xuất việc sửa đổi Luật Bảo hiểm Tiền gửi để sử dụng nguồn tiền kết dư phí bảo hiểm tiền gửi để xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém.
Được biết, đến cuối năm 2018, quy mô tổng tài sản của Bảo hiểm tiền gửi đạt 45.023 tỷ đồng. Trong đó, nguồn quỹ dự phòng nghiệp vụ đạt xấp xỉ 39.000 tỷ đồng.
Trong các nhiệm vụ mà Thủ tướng giao NHNN, việc hỗ trợ các QTDND được đề cập khá nhiều. Cụ thể, NHNN phải thực hiện tốt vai trò trách nhiệm đầu mối liên kết hệ thống của Ngân hàng Hợp tác xã trong điều hòa vốn, hỗ trợ cho vay đối với QTDND gặp khó khăn về tài chính, thanh khoản; tham gia xử lý các QTDND yếu kém hoặc có dấu hiệu mất an toàn trong hoạt động, tăng cường vai trò và giao nhiệm vụ Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam và Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam trong việc phối hợp tham gia, hỗ trợ chức năng kiểm tra, giám sát của NHNN.
Nội dung của Chỉ thị cũng nêu rõ, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với NHNN và các cơ quan liên quan nghiên cứu, sửa đổi theo thẩm quyền các quy định (về chế độ tài chính, trích lập dự phòng rủi ro,...) để tạo điều kiện cho các tổ chức (Tổ chức tín dụng, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam,...) tham gia xử lý QTDND yếu kém; nghiên cứu đề xuất việc ban hành, sửa đổi các chính sách về thuế để khuyến khích phát triển QTDND tại vùng nông thôn, vùng khó khăn theo định hướng, giải pháp đã quy định tại Quyết định số 1058 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020".
Bộ Công an chỉ đạo công an địa phương hỗ trợ, phối hợp với cơ quan chức năng trong việc thu hồi vốn, tài sản của các QTDND theo quy định của pháp luật.
Đối với bản thân Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam và các QTDND, Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật trong hoạt động huy động và cho vay; tăng cường quản lý và giáo dục đạo đức cán bộ, ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động; tích cực triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp xử lý nợ xấu như đôn đốc thu hồi nợ, bán, xử lý nợ, xử lý tài sản bảo đảm, sử dụng dự phòng và các biện pháp khác theo quy định để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu...
Xử lý dứt điểm các Quỹ tín dụng nhân dân yếu kém là một trong 7 mục tiêu mà Chỉ thị đặt ra nhằm giữ ổn định chính trị, trật tự xã hội và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.
Để đạt mục tiêu này, Thủ tướng yêu cầu NHNN tập trung xử lý theo thẩm quyền các quỹ yếu kém bằng hình thức sáp nhập, hợp nhất, giải thể hoặc một số biện pháp khác trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi người gửi tiền. Đồng thời, NHNN phải rà soát, đánh giá, phân loại các QTDND để có biện pháp xử lý phù hợp với các quỹ yếu kém.
NHNN còn được giao nghiên cứu đề xuất việc sửa đổi Luật Bảo hiểm Tiền gửi để sử dụng nguồn tiền kết dư phí bảo hiểm tiền gửi để xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém.
Được biết, đến cuối năm 2018, quy mô tổng tài sản của Bảo hiểm tiền gửi đạt 45.023 tỷ đồng. Trong đó, nguồn quỹ dự phòng nghiệp vụ đạt xấp xỉ 39.000 tỷ đồng.
Trong các nhiệm vụ mà Thủ tướng giao NHNN, việc hỗ trợ các QTDND được đề cập khá nhiều. Cụ thể, NHNN phải thực hiện tốt vai trò trách nhiệm đầu mối liên kết hệ thống của Ngân hàng Hợp tác xã trong điều hòa vốn, hỗ trợ cho vay đối với QTDND gặp khó khăn về tài chính, thanh khoản; tham gia xử lý các QTDND yếu kém hoặc có dấu hiệu mất an toàn trong hoạt động, tăng cường vai trò và giao nhiệm vụ Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam và Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam trong việc phối hợp tham gia, hỗ trợ chức năng kiểm tra, giám sát của NHNN.
Nội dung của Chỉ thị cũng nêu rõ, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với NHNN và các cơ quan liên quan nghiên cứu, sửa đổi theo thẩm quyền các quy định (về chế độ tài chính, trích lập dự phòng rủi ro,...) để tạo điều kiện cho các tổ chức (Tổ chức tín dụng, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam,...) tham gia xử lý QTDND yếu kém; nghiên cứu đề xuất việc ban hành, sửa đổi các chính sách về thuế để khuyến khích phát triển QTDND tại vùng nông thôn, vùng khó khăn theo định hướng, giải pháp đã quy định tại Quyết định số 1058 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020".
Bộ Công an chỉ đạo công an địa phương hỗ trợ, phối hợp với cơ quan chức năng trong việc thu hồi vốn, tài sản của các QTDND theo quy định của pháp luật.
Đối với bản thân Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam và các QTDND, Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật trong hoạt động huy động và cho vay; tăng cường quản lý và giáo dục đạo đức cán bộ, ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động; tích cực triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp xử lý nợ xấu như đôn đốc thu hồi nợ, bán, xử lý nợ, xử lý tài sản bảo đảm, sử dụng dự phòng và các biện pháp khác theo quy định để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu...
Comments
Post a Comment