Cổ dông ngoại âm thầm rút vốn khỏi SeABank sau 10 năm đầu tư

Bắt đầu rót vốn đầu tư từ năm 2008, Tập đoàn Société Générale đã chính thức rút vốn khỏi SeABank. Hiện ngân hàng không có cổ đông nước ngoài và cổ đông nhà nước.

[​IMG]
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank).
Theo thông báo mới nhất từ Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank), hiện trong cơ cấu vốn chủ sở hữu của ngân hàng không có cổ đông nước ngoài và cổ đông nhà nước. Cổ đông lớn duy nhất của SeABank là Công ty TNHH Một Thành viên Đầu tư Phú Mỹ với lượng cổ phiếu sở hữu là 696 triệu cổ phiếu, tương đương 9,33% vốn của ngân hàng.

Nguồn: SeABank
Số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của SeABank là 768,8 triệu cổ phiếu, tương đương với mức vốn điều lệ 7.688 tỉ đồng. Ngân hàng không sở hữu cổ phiếu quĩ nào.

Đây cũng chính là thông tin xác nhận cho việc thoái vốn của Tập đoàn Société Générale khỏi SeABank sau 10 năm đầu tư. Société Générale là tổ chức một trong 20 định chế tài chính lớn nhất thế giới với mạng lưới rộng lớn gồm 7.000 chi nhánh tại 76 quốc gia trên thế giới.

Từ tháng 8/2008, Tập đoàn này trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài, sở hữu 20% cổ phần của SeABank. Theo báo cáo thường niên năm 2017, Société Générale vẫn là cổ đông chiến lược của ngân hàng.

Ông Alexandre Maymat - Đại diện của Société Générale tại SeABank hiện cũng không còn là thành viên Hội đồng quản trị của ngân hàng.


Nguồn: Vietstock Finance​
Năm 2018, lợi nhuận sau thuế của SeABank đạt 493 tỉ đồng, tăng gần 62% so với năm 2017. Tính đến 31/12/2018, tổng tài sản của ngân hàng đạt 140.487 tỉ đồng, trong đó cho vay khách hàng đạt 83.910 tỉ đồng, tăng 20%; số dư tiền gửi khách hàng đạt 84.344 tỉ đồng.



Société Générale và SeABank chính thức “đường ai nấy đi”

 Trước khi thoái vốn, cổ đông Pháp đã rút đại diện cuối cùng của mình khỏi Hội đồng quản trị của SeABank hồi giữa năm 2017.

Báo cáo mới từ Ngân hàng TMCP Đông Nam Á ( SeABank ) cho thấy, cơ cấu cổ đông của ngân hàng đã có sự thay đổi lớn khi đối tác chiến lược lâu năm đến từ Pháp là Tập đoàn Société Générale đã không còn xuất hiện trong danh sách cổ đông lớn của ngân hàng.

Trước đó, năm 2008, đối tác này đầu tư và sở hữu 15% vốn của SeABank sau đó mua thêm để sở hữu kịch "room" 20% cho một nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng này.
Hồi đầu tháng 2/2018, một cổ đông lớn khác của SeABank là Tổng công ty viễn thông Mobifone cũng đã bán thành công toàn bộ hơn 33,4 triệu cổ phần, tương đương 6,11% cổ phần của ngân hàng này.

Với giá bình quân 9.978 đồng mỗi cổ phần, Mobifone thu về 333,5 tỷ đồng từ đợt bán vốn này.

Hiện 100% vốn ngân hàng là do cổ đông trong nước nắm giữ. Trong đó, SeABank chỉ còn một cổ đông lớn duy nhất là Công ty TNHH MTV Đầu Tư Phú Mỹ, hiện đang nắm 696 triệu cổ phiếu, tương đương 9,33% vốn của ngân hàng.

Comments

Popular posts from this blog

Xin hỏi định nghĩa về thoái thu và thoái chi??

Dề Thi Vietinbank - 10 dề (cập nhật 2020)

Học việc, thử việc tại ngân hàng: Cuộc sống muôn màu