Báo dộng hệ số CAR giảm: Bài toán vốn 'mỏng' ngành ngân hàng
Phần vốn tự có "mỏng", hệ số CAR giảm
là bài toán đặt ra với các ngân hàng để đáp ứng yêu cầu về an toàn vốn
đang ngày càng khắt khe hơn. Đặc biệt với nhóm ngân hàng có vốn nhà
nước, hệ số CAR đã giảm còn 9,33%.
Nguồn vốn ngân hàng: 92,74 đồng từ đi vay, gần 7,26 đồng là vốn tự có
Theo số liệu cập nhật đến tháng 11/2018 của NHNN, tổng tài sản của các ngân hàng thương mại (gồm ngân hàng có vốn Nhà nước, NHTM cổ phần tư nhân, NH liên doanh, nước ngoài) đạt xấp xỉ 10,33 triệu tỷ đồng, tăng 8,13% so với đầu năm. Tốc độ tăng trưởng tài sản nhóm các ngân hàng đã chậm lại và chỉ bằng gần một nửa so với năm trước (tăng 17,62% trong năm 2017). Vốn điều lệ của các ngân hàng tăng 11,4% trong vòng 11 tháng, trong khi cả năm trước chỉ tăng 4,6%.
Vốn tự có của các ngân hàng (bao gồm vốn điều lệ, thặng dư vốn, lợi nhuận để lại...) đến cuối tháng 11 trong hệ thống đạt xấp xỉ 750.000 tỷ đồng. Con số trên đã loại bỏ các ngân hàng lỗ vượt vốn.
Nguồn vốn ngân hàng: 92,74 đồng từ đi vay, gần 7,26 đồng là vốn tự có
Theo số liệu cập nhật đến tháng 11/2018 của NHNN, tổng tài sản của các ngân hàng thương mại (gồm ngân hàng có vốn Nhà nước, NHTM cổ phần tư nhân, NH liên doanh, nước ngoài) đạt xấp xỉ 10,33 triệu tỷ đồng, tăng 8,13% so với đầu năm. Tốc độ tăng trưởng tài sản nhóm các ngân hàng đã chậm lại và chỉ bằng gần một nửa so với năm trước (tăng 17,62% trong năm 2017). Vốn điều lệ của các ngân hàng tăng 11,4% trong vòng 11 tháng, trong khi cả năm trước chỉ tăng 4,6%.
Vốn tự có của các ngân hàng (bao gồm vốn điều lệ, thặng dư vốn, lợi nhuận để lại...) đến cuối tháng 11 trong hệ thống đạt xấp xỉ 750.000 tỷ đồng. Con số trên đã loại bỏ các ngân hàng lỗ vượt vốn.
Tăng trưởng quy mô tài sản và vốn toàn hệ thống ngân hàng - Nguồn: SBV
Như vậy, nếu tính giá trị vốn tự có của các ngân hàng âm
vốn bằng 0, bình quân cứ mỗi 100 đồng tài sản của nhóm các ngân hàng
được tài trợ bởi 92,74 đồng đi vay và gần 7,26 đồng là vốn tự có. Nguồn
vốn đi vay của các TCTD phần lớn là từ tiền gửi của các khách hàng cá
nhân, tổ chức kinh tế. Ngoài ra, các ngân hàng đi vay lẫn nhau trên thị
trường 2, hoặc đi vay NHNN, nhận tiền gửi của Kho bạc...
Ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh tiền tệ nên tỷ lệ đòn cân nợ thường cao. So với năm ngoái, tỷ trọng vốn tự có trong tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng từ 7,19% lên 7,26%.
Các ngân hàng cổ phần tư nhân tăng tỷ lệ trên từ 7,21% lên 7,44%. Vốn điều lệ của các ngân hàng cổ phần tư nhân tăng 22,12% cùng với phần lợi nhuận tích lũy thêm đã giúp quy mô vốn tự có tăng 12,5%.
Ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh tiền tệ nên tỷ lệ đòn cân nợ thường cao. So với năm ngoái, tỷ trọng vốn tự có trong tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng từ 7,19% lên 7,26%.
Các ngân hàng cổ phần tư nhân tăng tỷ lệ trên từ 7,21% lên 7,44%. Vốn điều lệ của các ngân hàng cổ phần tư nhân tăng 22,12% cùng với phần lợi nhuận tích lũy thêm đã giúp quy mô vốn tự có tăng 12,5%.
Ở chiều ngược lại, tại nhóm ngân hàng thương mại vốn Nhà nước, tỷ lệ
trên lại giảm từ 5,57% xuống 5,48%. Cơ cấu vốn tự có trong tổng nguồn
vốn cũng thấp nhất tại nhóm này. Một phần nguyên nhân bởi 3 ngân hàng đã
được NHNN mua lại với giá 0 đồng (được tính thành NHTM 100% vốn nhà
nước) đang lỗ vượt vốn theo các số liệu công bố mới nhất. Bên cạnh đó,
nhóm các ngân hàng lớn cũng mở rộng quy mô tín dụng và tài sản khá nhanh
trong khi vốn tự có tăng chủ yếu nhờ nguồn lợi nhuận giữ lại.
Trong khi đó, các ngân hàng liên doanh tiếp tục có tỷ trọng vốn tự có cao nhất trong cơ cấu nguồn vốn dù tỷ lệ này đã giảm nhẹ so với cuối năm trước.
Trong khi đó, các ngân hàng liên doanh tiếp tục có tỷ trọng vốn tự có cao nhất trong cơ cấu nguồn vốn dù tỷ lệ này đã giảm nhẹ so với cuối năm trước.
Tỷ
lệ an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng thương mại nhìn chung giảm.
Hệ số CAR tại các ngân hàng có vốn Nhà nước đã giảm về còn 9,33%, gần
sát về mức tối thiểu 9% theo quy định.
Hệ số CAR tại các nhóm ngân hàng đều giảm so với cuối năm trước
Kỳ vọng bước ngoặt tăng vốn nhóm ngân hàng có vốn nhà nước
Một điểm khá chênh lệch khi nhìn vào các con số tăng trưởng quy mô đến tháng 11/2018: vốn điều lệ của các ngân hàng cổ phần tư nhân tăng 22,12% trong khi nhóm ngân hàng có vốn nhà nước chỉ tăng 0,08%. Techcombank, VPBank là các ngân hàng tăng vốn nhanh nhất trong năm trước.
Một điểm khá chênh lệch khi nhìn vào các con số tăng trưởng quy mô đến tháng 11/2018: vốn điều lệ của các ngân hàng cổ phần tư nhân tăng 22,12% trong khi nhóm ngân hàng có vốn nhà nước chỉ tăng 0,08%. Techcombank, VPBank là các ngân hàng tăng vốn nhanh nhất trong năm trước.
Tăng trưởng quy mô vốn điều lệ của một số ngân hàng trong năm 2018
Tuy nhiên, câu chuyện tăng vốn của các ngân hàng có vốn nhà nước được kỳ vọng sẽ có bước ngoặt trong năm 2019 này.
Vietcombank là ngân hàng đầu tiên trong hệ thống tăng vốn trong năm nay. Thương vụ phát hành riêng lẻ 111,1 triệu cổ phiếu VCB với giá 55.510 đồng/cp cho ngân hàng Nhật Bản Mizuho và quỹ GIC từ Singapore được thực hiện từ cuối tháng 12/2018 nhưng vốn điều lệ của nhà băng này chính thức tăng từ cuối tháng 1 vừa qua.
Vietcombank huy động được 6.167 tỷ đồng từ đợt phát hành này.
Thương vụ phát hành riêng lẻ cổ phiếu BID cho Keb Hana Bank rục rịch suốt nhiều năm qua cũng được kỳ vọng sẽ được hoàn tất năm nay.
Ngoài hình thức phát hành riêng lẻ, phương án tăng vốn thông qua trả cổ tức bằng cổ phiếu cũng được kỳ vọng thực hiện ở năm 2019. Hồi cuối tháng 8/2018, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng khẳng định phải tăng vốn cho các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước, từ phát hành cổ phiếu trả cổ tức và bán vốn cổ phần.
Tại nghị trường Quốc hội kỳ họp tháng 10/2018, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết sẽ phối hợp với Bộ Tài chính, xem xét bố trí vốn theo quy định pháp luật để 4 ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước tăng vốn, củng cố nền tảng tài chính.
Báo cáo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành hồi đầu năm, các ông lớn ngân hàng đều bày tỏ mong muốn được chia cổ tức năm 2018 bằng cổ phiếu. Phương án trả cổ tức năm 2017 của VietinBank thậm chí đến cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường hôm 8/12 vẫn còn bỏ ngỏ, chờ phê duyệt bằng văn bản của NHNN.
Khoản cổ tức của các ngân hàng nói riêng và doanh nghiệp có vốn nhà nước nói chung đóng góp vào khoản mục Thu hồi vốn, thu cổ tức, lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế, chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước - một trong các nguồn thu ngân sách. Theo dự toán đã được Quốc hội phê duyệt, khoản mục thu ngân sách trên dự kiến đạt 109.500 tỷ đồng trong năm 2019.
Bản dự toán không chi tiết phần đóng góp từ cổ tức nhóm các ngân hàng có vốn nhà nước là bao nhiêu. Tuy nhiên, để các ngân hàng có thể chi trả cổ tức bằng cổ phiếu thay vì tiền mặt, cân đối thu ngân sách sẽ là bài toán cần giải quyết.
Vietcombank là ngân hàng đầu tiên trong hệ thống tăng vốn trong năm nay. Thương vụ phát hành riêng lẻ 111,1 triệu cổ phiếu VCB với giá 55.510 đồng/cp cho ngân hàng Nhật Bản Mizuho và quỹ GIC từ Singapore được thực hiện từ cuối tháng 12/2018 nhưng vốn điều lệ của nhà băng này chính thức tăng từ cuối tháng 1 vừa qua.
Vietcombank huy động được 6.167 tỷ đồng từ đợt phát hành này.
Thương vụ phát hành riêng lẻ cổ phiếu BID cho Keb Hana Bank rục rịch suốt nhiều năm qua cũng được kỳ vọng sẽ được hoàn tất năm nay.
Ngoài hình thức phát hành riêng lẻ, phương án tăng vốn thông qua trả cổ tức bằng cổ phiếu cũng được kỳ vọng thực hiện ở năm 2019. Hồi cuối tháng 8/2018, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng khẳng định phải tăng vốn cho các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước, từ phát hành cổ phiếu trả cổ tức và bán vốn cổ phần.
Tại nghị trường Quốc hội kỳ họp tháng 10/2018, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết sẽ phối hợp với Bộ Tài chính, xem xét bố trí vốn theo quy định pháp luật để 4 ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước tăng vốn, củng cố nền tảng tài chính.
Báo cáo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành hồi đầu năm, các ông lớn ngân hàng đều bày tỏ mong muốn được chia cổ tức năm 2018 bằng cổ phiếu. Phương án trả cổ tức năm 2017 của VietinBank thậm chí đến cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường hôm 8/12 vẫn còn bỏ ngỏ, chờ phê duyệt bằng văn bản của NHNN.
Khoản cổ tức của các ngân hàng nói riêng và doanh nghiệp có vốn nhà nước nói chung đóng góp vào khoản mục Thu hồi vốn, thu cổ tức, lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế, chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước - một trong các nguồn thu ngân sách. Theo dự toán đã được Quốc hội phê duyệt, khoản mục thu ngân sách trên dự kiến đạt 109.500 tỷ đồng trong năm 2019.
Bản dự toán không chi tiết phần đóng góp từ cổ tức nhóm các ngân hàng có vốn nhà nước là bao nhiêu. Tuy nhiên, để các ngân hàng có thể chi trả cổ tức bằng cổ phiếu thay vì tiền mặt, cân đối thu ngân sách sẽ là bài toán cần giải quyết.
Comments
Post a Comment