Lợi nhuận từ dịch vụ ngân hàng: Những xáo trộn dáng chú ý
Năm 2018,
các ngân hàng thương mại tiếp tục "bội thu" từ hoạt động dịch vụ. Thống
kê 14 ngân hàng niêm yết có tổng tài sản trên 100.000 tỷ (gồm:
Vietcombank, VietinBank, BIDV, Techcombank, VPBank, MB, Sacombank, ACB,
HDBank, SHB, Eximbank, VIB, LienVietPostBank và TPBank) cho thấy, tổng
lãi thuần từ hoạt động dịch vụ lên đến 24.600 tỷ đồng, tăng 21% so với
năm 2017.
Mức
tăng trên là khá khả quan, tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng ghi
nhận tăng trưởng lãi thuần từ dịch vụ. Một số ngân hàng lại ghi nhận
mức tăng gấp rưỡi, gấp đôi, thậm chí gấp bốn. "Bảng xếp hạng" lãi thuần
từ dịch vụ ngân hàng theo đó cũng có nhiều xáo trộn.
Năm vừa qua, BIDV là "quán quân" mảng dịch vụ khi thu về 3.550 tỷ đồng lãi thuần, tăng 20% so với năm 2017, "soán ngôi" của Techcombank. Ngân hàng tư nhân lớn nhất hệ thống này ghi nhận mức giảm 10% về lãi thuần từ dịch vụ trong năm 2018, đạt 3.536 tỷ đồng.
Không chỉ BIDV, hai ngân hàng quốc doanh còn lại là Vietcombank và VietinBank cũng ghi nhận tăng trưởng cao. Năm qua, lãi thuần từ hoạt động này đem về lần lượt 3.401 tỷ đồng và 2.770 tỷ đồng cho hai ngân hàng trên, tăng 34% và 49%, "đánh bật" Sacombank ra khỏi top 4.
Dù vậy, vẫn phải dành lời khen cho Sacombank trong bối cảnh ngân hàng này còn đang trong giai đoạn tái cơ cấu đầy khó khăn nhưng vẫn giữ được tăng trưởng lãi thuần ở mảng dịch vụ, dù khiêm tốn, chỉ 2%, đạt 2.682 tỷ đồng.
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2018 của 14 ngân hàngNăm vừa qua, BIDV là "quán quân" mảng dịch vụ khi thu về 3.550 tỷ đồng lãi thuần, tăng 20% so với năm 2017, "soán ngôi" của Techcombank. Ngân hàng tư nhân lớn nhất hệ thống này ghi nhận mức giảm 10% về lãi thuần từ dịch vụ trong năm 2018, đạt 3.536 tỷ đồng.
Không chỉ BIDV, hai ngân hàng quốc doanh còn lại là Vietcombank và VietinBank cũng ghi nhận tăng trưởng cao. Năm qua, lãi thuần từ hoạt động này đem về lần lượt 3.401 tỷ đồng và 2.770 tỷ đồng cho hai ngân hàng trên, tăng 34% và 49%, "đánh bật" Sacombank ra khỏi top 4.
Dù vậy, vẫn phải dành lời khen cho Sacombank trong bối cảnh ngân hàng này còn đang trong giai đoạn tái cơ cấu đầy khó khăn nhưng vẫn giữ được tăng trưởng lãi thuần ở mảng dịch vụ, dù khiêm tốn, chỉ 2%, đạt 2.682 tỷ đồng.
Ấn tượng nhất trong số các ngân hàng lớn là trường hợp của MB. Ngân hàng
của quân đội này ghi nhận mức tăng lãi thuần dịch vụ lên đến 127%, đạt
2.563 tỷ đồng. Thứ hạng theo đó cũng vọt lên vị trí thứ 6 trong số 14
ngân hàng niêm yết đề cập, tăng 3 bậc so với năm 2017.
Vị trí thứ 7 thuộc về VPBank với lãi thuần dịch vụ đạt 1.612 tỷ đồng trong năm qua, tăng 10%. ACB nắm vị trí thứ 8 với mức tăng 26%, đạt 1.497 tỷ đồng.
Ở nhóm nhỏ hơn, có tới 3 trường hợp ghi nhận mức tăng trên 100% trong năm 2018 là TPBank, HDBank và LienVietPostBank. Cụ thể, lãi thuần từ mảng dịch vụ của TPBank tăng tới 310%, lên 676 tỷ đồng; của HDBank tăng 114% lên 438 tỷ đồng; của LienVietPostBank tăng 128% lên 148 tỷ đồng.
Lãi thuần từ dịch vụ của VIB cũng tăng khá mạnh với 81%, lên 734 tỷ đồng. Eximbanktăng nhẹ 5% lên 346 tỷ đồng. Trong khi SHB ghi nhận mức giảm lãi lên đến 56% xuống 641 tỷ đồng, do không còn khoản lãi đột biến ghi nhận một lần từ hoạt động bảo hiểm.
Nhìn chung, đem tiền về cho ngân hàng chủ yếu là dịch vụ thanh toán - loại hình dịch vụ truyền thống và dịch vụ bảo hiểm - loại hình dịch vụ mới nổi trong vài năm gần đây. Đi sâu hơn, có 2 hoạt động đem về nguồn tiền cho hoạt động bảo hiểm: khoản phí đại lý trả một lần liên quan đến sản phẩm bảo hiểm và hoa hồng bảo hiểm. Khoản phí một lần trên tạo đột biến trong lãi thuần dịch vụ, nhưng thường sẽ giảm dần vào các năm sau.
Một số ngân hàng hiện đang ghi nhận nguồn thu dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn bởi hoạt động bảo hiểm có thể kể đến như VPBank, MB, SHB. Hoạt động này đem về tới 71% doanh thu dịch vụ ở SHB, 50% ở MB và 57% ở VPBank.
Một số ngân hàng khác thì "đi hai chân" - cả thanh toán cả bảo hiểm - có thể kể đến trường hợp của VIB và TPBank. Với TPBank, doanh thu dịch vụ thanh toán và doanh thu dịch vụ bảo hiểm chiếm lần lượt 31% và 43%. Con số này với VIB là 33% và 23%.
Với các ngân hàng lớn, nguồn thu dịch vụ chủ yếu đến từ thanh toán, chẳng hạn như Vietcombank, doanh thu thanh toán chiếm tới 66% tổng thu dịch vụ. Riêng với trường hợp của Techcombank, ngoài doanh thu từ thanh toán (chiếm 40% tổng thu dịch vụ) còn ghi nhận lượng doanh thu đáng kể đến từ hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán (chiếm 26%).
Vị trí thứ 7 thuộc về VPBank với lãi thuần dịch vụ đạt 1.612 tỷ đồng trong năm qua, tăng 10%. ACB nắm vị trí thứ 8 với mức tăng 26%, đạt 1.497 tỷ đồng.
Ở nhóm nhỏ hơn, có tới 3 trường hợp ghi nhận mức tăng trên 100% trong năm 2018 là TPBank, HDBank và LienVietPostBank. Cụ thể, lãi thuần từ mảng dịch vụ của TPBank tăng tới 310%, lên 676 tỷ đồng; của HDBank tăng 114% lên 438 tỷ đồng; của LienVietPostBank tăng 128% lên 148 tỷ đồng.
Lãi thuần từ dịch vụ của VIB cũng tăng khá mạnh với 81%, lên 734 tỷ đồng. Eximbanktăng nhẹ 5% lên 346 tỷ đồng. Trong khi SHB ghi nhận mức giảm lãi lên đến 56% xuống 641 tỷ đồng, do không còn khoản lãi đột biến ghi nhận một lần từ hoạt động bảo hiểm.
Nhìn chung, đem tiền về cho ngân hàng chủ yếu là dịch vụ thanh toán - loại hình dịch vụ truyền thống và dịch vụ bảo hiểm - loại hình dịch vụ mới nổi trong vài năm gần đây. Đi sâu hơn, có 2 hoạt động đem về nguồn tiền cho hoạt động bảo hiểm: khoản phí đại lý trả một lần liên quan đến sản phẩm bảo hiểm và hoa hồng bảo hiểm. Khoản phí một lần trên tạo đột biến trong lãi thuần dịch vụ, nhưng thường sẽ giảm dần vào các năm sau.
Một số ngân hàng hiện đang ghi nhận nguồn thu dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn bởi hoạt động bảo hiểm có thể kể đến như VPBank, MB, SHB. Hoạt động này đem về tới 71% doanh thu dịch vụ ở SHB, 50% ở MB và 57% ở VPBank.
Một số ngân hàng khác thì "đi hai chân" - cả thanh toán cả bảo hiểm - có thể kể đến trường hợp của VIB và TPBank. Với TPBank, doanh thu dịch vụ thanh toán và doanh thu dịch vụ bảo hiểm chiếm lần lượt 31% và 43%. Con số này với VIB là 33% và 23%.
Với các ngân hàng lớn, nguồn thu dịch vụ chủ yếu đến từ thanh toán, chẳng hạn như Vietcombank, doanh thu thanh toán chiếm tới 66% tổng thu dịch vụ. Riêng với trường hợp của Techcombank, ngoài doanh thu từ thanh toán (chiếm 40% tổng thu dịch vụ) còn ghi nhận lượng doanh thu đáng kể đến từ hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán (chiếm 26%).
Comments
Post a Comment