Nhuộm tiền - cách ngân hàng dối phó với kẻ cướp

Để phòng tránh và ngăn chặn các vụ cướp, 75% ngân hàng ở Mỹ thường sử dụng hệ thống vô hiệu hóa tiền mặt.

Nguyên lý của việc này là tiền giấy đã bị vô hiệu hóa sẽ không thể được đưa vào lưu thông một cách dễ dàng và cũng có thể được sử dụng để lần ra dấu vết của tội phạm. Qua đó, tội phạm tự thấy rằng lợi ích đạt được khi cướp ngân hàng kém xa so với rủi ro và công sức bỏ ra nên sẽ từ bỏ ý định thực hiện các vụ tấn công trong tương lai.
Có nhiều cách để vô hiệu hóa tiền giấy, trong đó phương thức phổ biến nhất là bằng thuốc nhuộm hoặc keo dính.

Theo Howstuffworks, thông thường khi cướp ngân hàng, kẻ gian sẽ yêu cầu nhân viên ngân hàng cho tiền vào túi. Từ việc này, người ta phát minh ra túi thuốc nhuộm phát nổ với mục đích hủy vĩnh viễn số tiền cướp được, thường bằng cách phủ kín một lớp sơn đỏ tươi lên trên bề mặt tiền. Việc này sẽ cảnh báo cho người nhận tiền biết được tờ tiền đó do ăn cắp mà có.

Cấu tạo thông thường của một túi thuốc nhuộm bao gồm một xấp tiền thật, thường có mệnh giá 10-20 USD, ở giữa kẹp một túi thuốc nhuộm phát nổ. Trong quá khứ, thiết bị này thường được làm từ nhựa cứng và dễ bị tội phạm lão luyện phát hiện ra. Với công nghệ mới ngày nay, người ta đã có thể chế ra lớp vỏ ngoài mỏng và dẻo cho túi thuốc nhuộm, khiến chúng nhìn từ bên ngoài không khác gì xấp tiền thật.
[​IMG]
Một tập tiền bị nhuộm đỏ, vô hiệu.
Tại nhiều ngân hàng tại nước ngoài, mỗi nhân viên giao dịch luôn có một vài xấp tiền “nhuộm” ở quầy làm việc. Trong quá trình làm việc thông thường, xấp tiền này sẽ được đặt trong trạng thái an toàn, cạnh một chiếc đĩa từ tính để chặn sóng radio. Khi ngân hàng bị cướp, nhân viên giao dịch sẽ tìm cách tuồn xấp tiền nhuộm vào túi khi kẻ cướp không để ý.

Khi kẻ cướp mang tiền bỏ chạy qua cửa, túi thuốc nhuộm sẽ được kích hoạt từ xa cho phát nổ nhờ vào bộ phát sóng radio được cài đặt ngay tại cửa ra vào. Thông thường, thời gian cài đặt chừng 10 giây hoặc lâu hơn để túi thuốc nhuộm phát nổ khi kẻ cướp đã đi xa khỏi ngân hàng hoặc đang chuẩn bị lên xe bỏ trốn.

Khi nổ, túi sẽ phun ra màn khói đỏ và thuốc nhuộm đỏ, đôi khi còn chứa cả hơi cay. Ngoài khói và thuốc nhuộm, thiết bị này còn tỏa ra nhiệt độ gần 200 độ C khiến kẻ xấu không thể nào cầm xấp tiền và ném ra ngoài túi.

Thuốc nhuộm còn nhuộm đỏ quần áo và vùng da mặt, da tay của kẻ phạm tội, giúp cảnh sát xác minh dễ dàng hơn. Hơn 75% ngân hàng tại Mỹ có sử dụng túi thuốc nhuộm phát nổ. Cho tới nay, túi thuốc nhuộm phát nổ đã giúp các ngân hàng bị cướp lấy lại 20 triệu USD và khiến 2.500 tên tội phạm bị bắt.

Keo dính cũng là chất vô hiệu hóa tiền giấy mới được đưa vào sử dụng gần đây để phòng ngừa khả năng máy rút tiền tự động ATM bị tấn công. Nếu kẻ xấu có ý định phá máy ATM để lấy tiền, hệ thống sẽ phun keo dính lên bề mặt tờ tiền và khiến chúng dính cứng lại với nhau như viên gạch. Tờ tiền sẽ bị rách nếu kẻ xấu muốn bóc ra sử dụng.
Sử dụng tiền đánh dấu/tiền mồi

Đánh dấu tiền là kỹ thuật cảnh sát và ngân hàng sử dụng để lần ra dấu vết kẻ tội phạm và xác định số tiền được sử dụng trong hoạt động phi pháp. Có nhiều cách để đánh dấu tiền, chẳng hạn cảnh sát và ngân hàng có thể ghi lại số sê ri hoặc đánh dấu trực tiếp lên tờ tiền (bằng con dấu, mực bút, hoặc bằng loại mực chuyên dụng chỉ hiện ra dưới ánh sáng tia cực tím).

Hầu hết các bang ở Mỹ đều có quy định yêu cầu ngân hàng phải trình báo cho chính quyền mỗi khi nhận được một số lượng lớn tiền mặt. Vì thế nếu kẻ xấu muốn cất giấu số tiền cướp được vào ngân hàng, cảnh sát sẽ biết và kiểm tra xem tiền đó có phải loại bị đánh dấu không.

Ngoài ra, nếu kẻ xấu dùng tiền để mua đồ, người ta có thể scan số sê ri tờ tiền để lần ra dấu vết nghi phạm. Tuy nhiên, khả năng này tương đối thấp trong thực tế.

Comments

Popular posts from this blog

Học việc, thử việc tại ngân hàng: Cuộc sống muôn màu

Xin hỏi định nghĩa về thoái thu và thoái chi??