Tạo bước dột phá dể phát triển du lịch miền Trung và Tây Nguyên
Tạo bước đột phá để phát triển du lịch miềnTrung và Tây Nguyên
18/02/2019
Hội tụ nhiều tiềm năng và thế mạnh về du lịch sinh thái,
nghỉ dưỡng biển, di sản… nhưng miền Trung – Tây Nguyên đang gặp nhiều thách
thức trong phát triển du lịch; đặc biệt, sự liên kết chưa hiệu quả, gắn kết
chưa thực sự chặt chẽ...
Tại hội nghị, 15 doanh nghiệp đã được trao quyết định chủ trương đầu tư các dự án liên quan đến lĩnh vực du lịch, nghỉ dưỡng, nông nghiệp với tổng mức đầu tư trên 32.300 nghìn tỷ đồng |
Đó là nội dung được các đại biểu mổ
xẻ tại Hội nghị “Phát triển du lịch miền Trung - Tây Nguyên” vừa được tổ chức
tại TP. Huế vào sáng ngày 16/2/2019 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú đã tham dự Hội
nghị.
Tại Hội nghị, 15 doanh nghiệp đã được
trao quyết định chủ trương đầu tư các dự án liên quan đến lĩnh vực du lịch,
nghỉ dưỡng, nông nghiệp với tổng mức đầu tư trên 32.300 nghìn tỷ đồng.
Sản
phẩm đơn điệu và trùng lặp
Là cửa ngõ ra biển của Hành lang kinh
tế Đông - Tây trải dài trên tuyến du lịch xuyên Việt, xuyên Á, miền Trung và
Tây Nguyên có vị trí quan trọng trong bản đồ du lịch Việt Nam. Toàn khu vực
hiện có 12 sân bay đang hoạt động với 5 sân bay quốc tế; hệ thống cảng biển
được nâng cấp với 10 cảng biển loại 1. Khu vực này cũng hội tụ nhiều nguồn tài
nguyên và tiềm năng về du lịch, trong đó: tiềm năng du lịch biển, đảo được xem
là thế mạnh với chuỗi các bãi biển đẳng cấp quốc tế, nhiều vịnh đẹp thế giới và
nhiều đảo, bán đảo hấp dẫn trải dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận; tài nguyên du
lịch núi rừng với nhiều điểm du lịch sinh thái nổi tiếng, 9 vườn quốc gia,
nhiều khu bảo tồn thiên nhiên hoang sơ, nguyên vẹn, là nơi tập trung 14 di sản
thế giới và 40 di tích quốc gia đặc biệt... Song thực tế du lịch miền Trung –
Tây Nguyên phát triển vẫn chưa xứng với tiềm năng.
Ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND
tỉnh Thừa Thiên - Huế, Chủ tịch Hội đồng Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
nhiệm kỳ 2017 - 2018 thẳng thắn nhìn nhận, sự phát triển của du lịch còn chưa
tương xứng với vị thế và tiềm năng to lớn của khu vực. Trong đó nổi lên những
tồn tại đáng lưu ý như: lượt khách du lịch tương đối lớn nhưng phân bổ không
đồng đều, tổng doanh thu từ du lịch còn thấp, chưa thu hút thị trường khách du
lịch cao cấp, hệ thống hạ tầng du lịch còn hạn chế, cơ sở vật chất kỹ thuật còn
thiếu. Tính liên kết trong phát triển du lịch còn hạn chế, nhất là liên kết xây
dựng sản phẩm du lịch đặc thù và trong hoạt động xúc tiến, quảng bá…
Trong khi đó, theo nhiều đại biểu
tham dự hội nghị, du lịch miền Trung - Tây Nguyên thời gian qua chủ yếu phát
triển theo chiều rộng, thể hiện qua việc khai thác thô tài nguyên du lịch; sản
phẩm du lịch khá đơn điệu và trùng lặp ở nhiều địa phương; thiếu dịch vụ đi
kèm, hạn chế về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, giao thông, phương tiện vận
chuyển khách, xúc tiến quảng bá du lịch còn yếu…
Hiệu quả của hoạt động phát triển du
lịch, nhất là về thu nhập và tạo việc làm cho xã hội còn hạn chế, cụ thể trong
năm 2018, tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 15,5 triệu
lượt, khách du lịch nội địa ước đạt hơn 80 triệu lượt, tổng thu từ khách du
lịch đạt hơn 620.000 tỷ đồng. Trong đó, miền Trung - Tây Nguyên đón khoảng 56
triệu lượt khách; khách quốc tế đón hơn 9,5 triệu lượt (chiếm khoảng 28% khách
quốc tế cả nước); tổng thu hơn 110.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 18,75% tổng thu du
lịch cả nước.
Thay
đổi tư duy
PGS.TS. Trần Đình Thiên - Thành viên
Tổ tư vấn Phát triển Vùng Duyên hải miền Trung cho rằng, để du lịch miền Trung
– Tây Nguyên đột phá phát triển, cần từ bỏ tư duy quy hoạch “mặt tiền”, mở ra
tư duy liên kết du lịch “biển, hải đảo – rừng, núi”. Theo đó cần nối Duyên hải
với Tây Nguyên theo từng cụm phát triển du lịch – Cụm Duyên hải phía Bắc – Tây
Nguyên, lấy Đà Nẵng làm trụ và Cụm Duyên hải phía Nam – Tây Nguyên, lấy Nha
Trang làm trụ. Đồng thời tập trung phát triển “cánh gà” du lịch phía Bắc đèo
Hải Vân, tạo chuỗi du lịch Lăng Cô, Chân Mây (đô thị biển hiện đại) – Huế (Cố
đô) – Bạch Mã (Núi) – Quảng Trị (Lịch sử - Văn hóa) – Quảng Bình (Kỳ quan thiên
nhiên), phối hợp với “cánh gà” phía Nam Hải Vân với chuỗi du lịch Đà Nẵng – Hội
An – Bà Nà – Mỹ Sơn, tạo thành Vùng Du lịch đẳng cấp cao của thế giới…
Đặc biệt phải thu hút các nhà đầu tư
chiến lược để định hình chân dung phát triển hiện đại – đặc sắc và đẳng cấp của
mỗi tỉnh (kinh nghiệm Đà Nẵng – Sun Group). Ông Thiên cũng đề nghị Chính phủ
cần trao quyền tự chủ cần thiết cho các địa phương để các địa phương chủ động
tổ chức phối kết hợp với nhau; cần có nhiều chính sách phù hợp cho phát triển
du lịch như chính sách thị thực để thu hút du khách các nước trên thế giới...
Trong khi TS. Trần Du Lịch, thành
viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng nhóm tư vấn liên kết
phát triển vùng Duyên hải miền Trung đưa ra một số kiến nghị liên quan đến
chính sách và cơ chế tạo động lực nhằm phát huy thế mạnh kinh tế ven biển của
vùng duyên hải miền Trung, trong đó có mũi nhọn về phát triển ngành du lịch.
Trong đó, cần xác định rõ cơ sở thực tiễn và pháp lý vùng kinh tế để lập quy
hoạch vùng và xây dựng cơ chế liên kết phát triển vùng; Cần xác định kinh tế
ven biển miền Trung có vai trò động lực trong Chiến lược kinh tế 2021 – 2030;
Ưu tiên xây dựng và hoàn thiện tuyến
đường ven biển gắn với việc phát triển 5 trụ cột kinh tế ven biển mang tầm dự
án quốc gia; Xây dựng cơ chế liên kết tạo điểm đến cho các “Vùng du lịch phía
Bắc và phía Nam”; Xây dựng “Quỹ xúc tiến du lịch vùng” và Nhà nước phân bố ngân
sách đầu tư du lịch theo vùng. Ngoài ra, hội nghị cũng đặt ra nhiều kỳ vọng về
chính sách cho liên kết vùng với 10 kiến nghị về chính sách đối với Thủ tướng
Chính phủ.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, nêu bật
những tiềm năng, thế mạnh của du lịch miền Trung – Tây Nguyên, song Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc cũng thẳng thắng chỉ ra những mặt tồn tại, hạn chế như các
dịch vui chơi giải trí còn nghèo nàn, đơn điệu, thiếu đầu tư các dịch vụ hỗ
trợ, tầm nhìn ngắn hạn dẫn đến tài nguyên du lịch bị tàn phá…
Nêu lên 5 câu hỏi cho ngành Du lịch
nói chung, như: Làm thế nào để du khách đến Việt Nam đông hơn? Làm thế nào để
du khách ở lại lâu hơn? Làm thế nào để du khách tiêu tiền nhiều hơn (thay vì
không có gì để chi tiêu)? Làm thế nào để du khách kể lại câu chuyện du lịch tại
Việt Nam với ấn tượng tốt đẹp (thay vì chê bai)? Làm thế nào để du khách quay
trở lại sớm nhất có thể (chứ không phải một đi không trở lại)?
Với tinh thần đó, Thủ tướng chỉ đạo,
ngành du lịch cần tập trung đào tạo nhân lực, chú trọng kỹ năng thực tế, ngoại
ngữ; cần đa dạng hóa, không ngừng đổi mới các sản phẩm du lịch; chú trọng phát
triển du lịch cộng đồng; tiếp tục ưu tiên đầu tư cơ sở hạng tầng du lịch; các
điểm đến; tăng cường liên kết du lịch; cần chú trọng sản phẩm du lịch phải độc
đáo, khác biệt, đổi mới liên tục…
Miền
Trung cần thay đổi tư duy phát triển
Chiều 15/2/2019, tại TP. Huế, Hội đồng Vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung (KTTĐMT) đã tổ chức hội nghị giao ban đánh giá kết quả hoạt động của
Hội đồng vùng nhiệm kỳ 2017-2018, thảo luận và thống nhất các hoạt động chính
trong nhiệm kỳ 2019 - 2020; ký kết biên bản bàn giao chức vụ Chủ tịch Hội đồng
Vùng KTTĐMT nhiệm kỳ 2019-2020 cho tỉnh Quảng Nam. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn
Xuân Phúc, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương cùng các tỉnh Thừa Thiên - Huế,
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Đà Nẵng tham dự.
Đánh giá cao những kết quả đạt được của các tỉnh, thành phố
trong Vùng KTTĐMT thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng,
các tỉnh, thành trong Vùng KTTĐMT có lợi thế về hệ thống hạ tầng giao thông,
đường bộ, đường sắt, đường biển và hàng không đều có; tốc độ đô thị hóa rất
nhanh so với mặt bằng cả nước, vì vậy các tỉnh, thành phố trong vùng cần phát
huy tinh thần tự lực, tự cường bằng nguồn lực và lợi thế sẵn có của mình. Lãnh
đạo các tỉnh, thành phố trong vùng cần phải thay đổi tư duy phát triển để đánh
giá đúng mức xem địa phương mình đang ở đâu để có niềm tin vươn lên.
Thủ tướng nhấn mạnh: “Miền Trung không chỉ phát triển du lịch mà
cần phải chú trọng phát triển công nghiệp, chế biến, chế tạo; bên cạnh đó cần
phát huy lợi thế vùng miền núi để phát triển nông nghiệp, trồng rừng, bảo vệ
môi trường. Phải xem việc liên kết phát triển là quan trọng nhất; đầu tư phát
triển đường ven biển, đầu tư mở rộng sân bay cần nghiên cứu theo hướng xã hội
hóa”. Thủ tướng cũng đề nghị, lãnh đạo các tỉnh, thành phố trong Vùng KTTĐMT
phải trả lời được câu hỏi là yếu tố "bứt phá" nào của vùng để phát
triển?
Theo
Thoibaonganhang.vn (VPMT)
Comments
Post a Comment