Giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc không có nghĩa là sẽ có thêm tiền bơm ra thị trường

Theo phân tích của SSI Research, việc giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc ở một số ngân hàng thương mại sẽ không có nhiều tác động đến chính sách tiền tệ.

[​IMG]
Mới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang thực hiện lấy ý kiến đối với dự thảo Thông tư qui định về thực hiện dự trữ bắt buộc của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Trong đó có nội dung TCTD hỗ trợ được giảm 50% tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với tất cả các loại tiền gửi theo phương án phục hồi đã được phê duyệt. TCTD hỗ trợ là tổ chức được chỉ định tham gia quản trị, kiểm soát, điều hành, hỗ trợ tổ chức và hoạt động của TCTD bị kiểm soát đặc biệt.

Hiện tại, các TCTD hỗ trợ gồm có BIDV (hỗ trợ Dong A Bank), Vietcombank (hỗ trợ CB Bank) và VietinBank (hỗ trợ Oceanbank, GPBank) là 3 ngân hàng có tổng số dư tiền gửi khách hàng chiếm trên 40% tiền gửi toàn hệ thống.

Theo nhận định của CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho rằng thực chất, đây chỉ qui định phù hợp với khoản 7 điều 148đ của Luật số 17/2017/QH14, không phải là nội dung mới. Đồng thời, thông tin này sẽ không có nhiều tác động đến chính sách tiền tệ.
Bộ phận phân tích của SSI đưa ra ba lí do cụ thể.

Thứ nhất, từ dự thảo đến thực tế có độ trễ thời gian khá lớn và ngay cả trong trường hợp được ban hành, tỉ lệ dự trữ bắt buộc được giảm của từng ngân hàng sẽ còn phụ thuộc vào khoản hỗ trợ thực tế. Khoản hỗ trợ thực tế sẽ được xem xét và chấp thuận rất chặt chẽ và có thể thấp hơn nhiều con số 50%.

Thứ hai, tỉ lệ DTBB hiện tại đã ở mức rất thấp (3% với tiền gửi VND dưới 12 tháng và 1% với tiền gửi VND từ 12 tháng trở lên).

Thứ ba, tỉ lệ DTBB theo qui định là mức tối thiểu, thực tế các ngân hàng thương mại có thể gửi NHNN vượt con số này và được hưởng lãi trên phần vượt. Vì vậy việc giảm tỷ lệ DTBB tối thiểu không đồng nghĩa với việc sẽ có một lượng tiền tương ứng được bơm ra thị trường.

Comments

Popular posts from this blog

Xin hỏi định nghĩa về thoái thu và thoái chi??

Dề Thi Vietinbank - 10 dề (cập nhật 2020)

Học việc, thử việc tại ngân hàng: Cuộc sống muôn màu