Các cặp vợ chồng ngàn tỉ Việt chia tỉ lệ sở hữu thế nào?

Hầu hết cặp vợ chồng đều giao người chồng giữ vai trò lãnh đạo cao nhất tại doanh nghiệp, nhưng vẫn có một vài ngoại lệ khi vai trò điều hành chính thuộc về nữ doanh nhân.

Tại thương trường Việt Nam, không thiếu những cặp vợ chồng cùng nhau xây dựng doanh nghiệp từ con số không tới những thành công hiện tại. Dù cả hai cùng tham gia lãnh đạo và sở hữu doanh nghiệp, tại mỗi nơi, việc phân chia vị trí, công việc và sở hữu cổ phần lại khác nhau.

Phân vai 'gương mặt thương hiệu'
Tại nhiều công ty do các cặp vợ chồng cùng nhau xây dựng và điều hành, sự phân vai có nhiều khác biệt, trong đó phần nhiều người chồng là đại diện hình ảnh của công ty. Trường hợp người vợ trở nên nổi tiếng hơn, và được biết đến nhiều hơn trong vai trò điều hành không quá nhiều.

Tại Vietjet, dù cả ông Nguyễn Thanh Hùng (chồng) và bà Nguyễn Thị Phương Thảo (vợ) đều trong HĐQT, dư luận vẫn gắn tên hãng hàng không bikini với nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo.

Tên tuổi hãng hàng không bikini Vietjet Air gắn với nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo. Ảnh: Forbes.​

Cùng giữ vai trò Phó chủ tịch, bà Thảo còn kiêm nhiệm thêm vị trí Tổng giám đốc, vị trí điều hành trực tiếp hoạt động của doanh nghiệp. Trong hầu hết hoạt động của Vietjet từ khi thành lập đều có dấu ấn của vị nữ tỷ phú này.

Cũng tại đây, ông Hùng chỉ nắm giữ 0,82% vốn công ty, còn tỷ lệ sở hữu trực tiếp của bà Thảo lên tới 7,3%. Ngoài ra, bà còn gián tiếp sở hữu 23,81% vốn công ty thông qua Công ty TNHH Đầu tư Hướng Dương Sunny (do bà Thảo sở hữu 100% vốn).

Thậm chí, tại Công ty cổ phần Sovico - doanh nghiệp chủ chốt trong hệ sinh thái của 2 vợ chồng doanh nhân này, vị trí Chủ tịch HĐQT hiện cũng do bà Thảo nắm giữ, còn ông Hùng nắm giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng sáng lập.

Trong khi đó, tại doanh nghiệp tư nhân lớn nhất có sự điều hành của cặp vợ chồng, tập đoàn Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT, lại là cái tên được nhắc đến nhiều hơn. Trong khi đó, vợ ông, bà Phạm Thu Hương là một trong những cổ đông sáng lập Tập đoàn Technocom tại Ukraina, tiền thân của tập đoàn. Bà cũng chính là người cùng ông Vượng khởi nghiệp từ những ngày đầu tại Đông Âu cho đến nay, và đang giữ vị trí Phó chủ tịch tập đoàn.

Về tỷ lệ sở hữu doanh nghiệp, ông Vượng hiện là cổ đông lớn sở hữu 27,45% vốn công ty thì bà Hương chỉ nắm giữ 4,73% vốn. Bên cạnh đó, ông Vượng cũng là chủ sở hữu của CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam, doanh nghiệp nắm giữ 33,37% vốn Vingroup.

Trong các hoạt động đầu tư quy mô lớn, công bố dự án mới của Vingroup, người xuất hiện chủ yếu cũng là ông Vượng thay vì vợ mình.


Ông Phạm Nhật Vượng và là Chủ tịch HĐQT đồng thời là cổ đông lớn nhất tại Vingroup. Ảnh: Tiến Tuấn
Hay như tại Tập đoàn Masan , dù chỉ sở hữu trực tiếp 15 cổ phiếu công ty, ông Nguyễn Đăng Quang vẫn là lãnh đạo cao nhất, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc. Theo đó, vai trò sở hữu của ông Quang chủ yếu thông qua CTCP Masan và Công ty TNHH MTV Xây dựng Hoa Hướng Dương, hai cổ đông lớn nhất tại Masan.Vai trò tương tự cũng diễn ra tại Tập đoàn Hoàng Huy, doanh nghiệp của đại gia giàu nhất Hải Phòng, ông Đỗ Hữu Hạ. Tại đây, bà Nguyễn Thị Hà (vợ) cũng tham gia điều hành công ty từ những ngày đầu. Hiện bà đang là Thành viên HĐQT tại cả 2 công ty của gia đình mình. Tuy nhiên, sở hữu lớn nhất tại Hoàng Huy vẫn thuộc về ông Hạ khi nắm giữ tới 42,77% vốn, trong khi bà Hà chỉ nắm giữ vỏn vẹn 0,43%.

Cân bằng sở hữu, cùng điều hành
Sự cân bằng sở hữu giữa vợ và chồng được duy trì tại Công ty cổ phần Ôtô Trường Hải - Thaco khi cả ông Trần Bá Dương (chồng) và bà Viên Diệu Hoa (vợ) đều điều hành doanh nghiệp và có tỷ lệ cổ phần không quá chênh lệch.

Với vai trò Chủ tịch HĐQT, ông Dương hiện nắm giữ trực tiếp 6,7% vốn tại Thaco. Trong khi tỷ lệ sở hữu trực tiếp của bà Hoa là gần 5% với vai trò Thành viên HĐQT.
Lượng lớn vốn Thaco thuộc sở hữu của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Trân Oanh (59,3%). Đây là doanh nghiệp do vợ chồng ông Dương sở hữu 100% vốn và hiện tại bà Hoa đang là người đại diện pháp luật.



Duy trì cơ cấu sở hữu và lãnh đạo này nhiều năm, hiện Thaco đã trở thành doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ôtô lớn nhất Việt Nam. Theo báo cáo của Hiệp hội các Nhà sản xuất Ôtô Việt Nam (VAMA), sản lượng tiêu thụ của toàn hệ thống Thaco năm 2018 lên tới hơn 96.100 xe, chiếm 34,7% thị phần tiêu thụ của VAMA.

Sự cân bằng cũng hiện diện tại Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, doanh nghiệp được mệnh danh là “vua tôm” Việt Nam.
Cụ thể, cùng nhau xây dựng doanh nghiệp từ một cơ sở thu mua thủy sản nhỏ, trở thành tập đoàn thủy sản số 1 Việt Nam với doanh thu trên 10.000 tỷ mỗi năm, hiện vợ chồng ông Lê Văn Quang và bà Chu Thị Bình vẫn cùng nhau điều hành công ty.

Với vốn điều lệ 700 tỷ đồng , hiện ông Quang đang là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc tại Minh Phú, trong khi bà Bình cũng giữ vai trò Phó chủ tịch kiêm Phó tổng giám đốc.
Cơ cấu sở hữu của 2 vợ chồng doanh nhân tại đây cũng không quá chênh lệch khi ông Quang nắm 23,21% vốn, còn bà Bình nắm 25,41%. Ngoài ra, con cái cùng một số người thân trong gia đình của 2 vị doanh nhân này đều sở hữu một phần nhỏ cổ phần trong khối tài sản kếch xù của Minh Phú.


Nói không với việc vợ tham gia điều hành
Thực tế, nhiều doanh nhân Việt cũng để người thân, trong đó có vợ mình sở hữu lượng cổ phần công ty không hề nhỏ, nhưng lại không tham gia bất kỳ vai trò điều hành, quản trị nào.

Như tại Tập đoàn Hòa Phát, ông Trần Đình Long vừa là Chủ tịch HĐQT vừa là cổ đông lớn nhất sở hữu 25,15% vốn công ty. Bà Vũ Thị Hiền (vợ ông Long) từ lâu cũng là cổ đông lớn nắm giữ 7,29% cổ phần Hòa Phát, số cổ phần đủ giúp bà nằm trong top 10 người giàu nhất TTCK Việt.

Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2017, ông Long đã từ chối trả lời khi được hỏi tại sao không để vợ mình xuất hiện trước dư luận dù bà đã sở hữu khối tài sản nghìn tỷ từ lâu. Tuy nhiên, ông này khẳng định vợ ông không tham gia bất cứ hoạt động điều hành gì tại công ty.

[​IMG]
Vợ ông Trần Đình Long sở hữu lượng cổ phần trị giá hàng nghìn tỷ đồng tại Hòa Phát. Ảnh: Hoàng Hà
Việc người vợ sở hữu vốn công ty nhưng không tham gia điều hành phổ biến hơn tại các ngân hàng tư nhân hiện nay. Điều này, có lẽ một phần xuất phát từ quy định của Ngân hàng Nhà nước không cho phép làm khác.Trước đó, ông Trịnh Văn Quyết , Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC cũng từng để bà Lê Thị Ngọc Diệp (vợ) nắm giữ lượng cổ phần trị giá nghìn tỷ tại FLC Faros . Nhưng thực tế, bà Diệp không hề tham gia vào hoạt động điều hành nào tại các công ty của chồng.

Tại Techcombank, dù là Chủ tịch HĐQT, ông Hồ Hùng Anh chỉ sở hữu 1,12% vốn ngân hàng, trong khi đó, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy (vợ ông Hùng Anh) lại sở hữu tới gần 5% vốn ngân hàng, mức sở hữu chỉ xếp sau cổ đông lớn nhất là Tập đoàn Masan.

Hay như tại VPBank, cá nhân Chủ tịch Ngô Chí Dũng nắm giữ 4,63% vốn, còn vợ ông lại sở hữu tới hơn 5% vốn ngân hàng.

Soi độ giàu của 4 tỷ phú Việt trong so sánh với khu vực Việt Nam có 4 tỷ phú USD trong khi số tỷ phú của Philippines là 12 và của Thái Lan lên tới 30 người. Tổng tài sản 4 tỷ phú Việt là 10,5 tỷ USD , cũng thấp nhất trong khu vực.

Comments

Popular posts from this blog

Học việc, thử việc tại ngân hàng: Cuộc sống muôn màu

Xin hỏi định nghĩa về thoái thu và thoái chi??