Hội nghị Mùa Xuân Ngân hàng Thế giới/Quỹ Tiền tệ Quốc tế năm 2019

Hội nghị Mùa Xuân Ngân hàng Thế giới/QuỹTiền tệ Quốc tế năm 2019

26/04/2019

Từ ngày 8-15/4/2019, Đoàn Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã tham dự Hội nghị Mùa xuân Ngân hàng Thế giới/Quỹ Tiền tệ Quốc tế năm 2019 tổ chức tại Thủ đô Washington D.C của Mỹ.
https://www.sbv.gov.vn/webcenter/image/SBV380580/Web
Hội nghị Mùa Xuân Ngân hàng Thế giới/Quỹ Tiền tệ Quốc tế năm 2019
Hội nghị Mùa Xuân WB năm nay có sự tham gia của khoảng 2.800 đại biểu đến từ tất cả các quốc gia thành viên của WBG/IMF bao gồm Thống đốc các Ngân hàng Trung ương, Bộ trưởng Bộ Tài chính, các cơ quan Chính phủ, các tổ chức kinh tế tư nhân, 350 đại diện đến từ các tổ chức xã hội cộng đồng và hơn 800 phóng viên đến từ các hãng thông tấn trên thế giới.
Nội dung trao đổi tại Hội nghị xoay quanh các chủ đề đang được thế giới quan tâm như triển vọng phát triển kinh tế thế giới, xóa đói giảm nghèo, biến đổi khí hậu, tài trợ của các nước phát triển cho các nền kinh tế mới nổi, phát triển kinh tế số...
Trong Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới (WEO) công bố nhân dịp Hội nghị, IMF đánh giá kinh tế thế giới đã giảm tốc trong nửa cuối năm 2018, mặc dù đa số các ngân hàng trung ương đã có xu hướng giảm dần đà thắt chặt chính sách tiền tệ. Vốn đầu tư gián tiếp vào các thị trường mới nổi có xu hướng tăng lên trong đầu năm 2019, mặc dù vậy IMF cho rằng động lực tăng trưởng vẫn tiếp tục trì trệ trong năm 2019 và chỉ có thể khởi sắc trở lại vào nửa cuối năm 2019. So với mức tăng trưởng 3,6% năm 2018, IMF dự báo kinh tế thế giới sẽ giảm xuống 3,3% trong năm 2019 (giảm 0,4% so với dự báo tại Báo cáo tháng 10/2018) và tăng nhẹ trở lại mức 3,6% trong năm 2020. Rủi ro suy giảm bao gồm sự leo thang căng thẳng thương mại, bất ổn chính trị ở châu Âu và rủi ro tài chính gia tăng. Kinh tế các nước phát triển dự báo sẽ tiếp tục giảm tốc, chỉ tăng 1,8% năm 2019 (giảm so với dự báo 2,1% tháng 10/2018) và tiếp tục giảm xuống 1,7% năm 2020. Trong khi đó, các nền kinh tế mới nổi/đang phát triển dự báo tăng trưởng cao hơn, từ mức 4,4% năm 2019 lên 4,8% năm 2020.
IMF cho rằng khu vực Đông Nam Á sẽ tiếp tục duy trì động lực tăng trưởng mạnh mẽ trong bối cảnh toàn cầu đang biến động mạnh, luồng vốn đã trở lại dương trong những tháng đầu năm 2019 sau một thời kỳ biến động mạnh năm 2018. Chính sách tiền tệ ở các nước phát triển giãn dần xu thế thắt chặt đã tạo thêm khoảng không chính sách cho các nước ASEAN, tuy vậy, IMF cho rằng căng thẳng thương mại Mỹ - Trung sẽ tiếp tục là một rủi ro lớn cho khu vực châu Á nói chung và các nước ASEAN nói riêng.
Tại Hội nghị Mùa xuân 2019, lần đầu tiên WB có sáng kiến tổ chức buổi họp cấp cao giữa đại diện Chính phủ, các Bộ, cơ quan Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng làm Trưởng đoàn với các lãnh đạo cao cấp, chuyên gia, cán bộ chuyên trách WB về Việt Nam. Mục tiêu của cuộc họp nhằm để rà soát, đánh giá các hoạt động của WB tại Việt Nam và dự kiến các chương trình, kế hoạch hoạt động của WB trong giai đoạn tới. Qua đó hai bên đã rà soát, đánh giá và thống nhất các nội dung làm cơ sở để tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cho Chiến lược, chính sách phát triển của WB tại Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.
Lãnh đạo WB cũng một lần nữa khẳng định WB luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với Việt Nam và cam kết sẽ tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong năm 2019 và các năm tiếp theo. WB coi Việt Nam là một mô hình thành công điển hình về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và mong muốn Việt Nam chia sẻ với các quốc gia có điều kiện kinh tế tương đồng kinh nghiệm phát triển kinh tế của Việt Nam.
image
Nhân dịp tham dự Hội Nghị Mùa Xuân, Đoàn NHNN đã có nhiều buổi gặp và làm việc với các Phó Chủ tịch/Giám đốc Điều hành WB phụ trách Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), Cơ quan bảo lãnh đầu tư đa biên (MIGA), Trung tâm Quốc tế về giải quyết tranh chấp đầu tư (ICSID), Vụ Liêm chính (INT), Vụ ngân quỹ (Treasury). Tại các buổi làm việc song phương, các Phó Chủ tịch/Giám đốc Điều hành WB đánh giá cao sự phối hợp và hỗ trợ của NHNN dành cho các tổ chức của WB trong thời gian qua, đồng thời đánh giá cao vai trò đại diện cho Chính phủ của NHNN trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác sâu rộng giữa các tổ chức của WB với các cơ quan Chính phủ cũng như với khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam. Nhân dịp này, NHNN đã chủ động đề xuất và hai bên đã gợi mở nhiều cơ hội hợp tác phát triển mới nhằm nâng cao hơn nữa các hoạt động của WB tại Việt Nam, qua đó đánh dấu chặng đường 25 năm đồng hành, phát triển giữa hai bên kể từ khi WB chính thức nối lại quan hệ tín dụng và mở văn phòng hoạt động tại Việt Nam từ năm 1994.
Ngoài ra, Đoàn NHNN đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng Tài chính/Thống đốc NHTW các nước G20 năm 2019 và Hội nghị thường niên Mạng lưới Ngân hàng Bền vững (SBN) được tổ chức bên lề Hội nghị thường niên WBG/IMF và các buổi làm việc với lãnh đạo các tổ chức trực thuộc IMF.
HTQT  

Comments

Popular posts from this blog

Xin hỏi định nghĩa về thoái thu và thoái chi??

Dề Thi Vietinbank - 10 dề (cập nhật 2020)

Học việc, thử việc tại ngân hàng: Cuộc sống muôn màu