Ứng dụng blockchain trong ngân hàng

Trong Cách mạng công nghiệp 4.0, “blockchain” (chuỗi khối) được xem là công nghệ "then chốt" cho chuyển đổi số và xây dựng nền tảng công nghệ thông tin trong tương lai.

Với khả năng chia sẻ thông tin dữ liệu minh bạch theo thời gian thực tế, tiết kiệm không gian lưu trữ và có tính bảo mật cao, công nghệ blockchain là một trong những xu hướng công nghệ đột phá, có khả năng ứng dụng rộng rãi ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Bài viết giới thiệu về blockchain, một số trường hợp ứng dụng trong ngành Ngân hàng cũng như những thách thức và kiến nghị trong thời gian tới.

Blockchain là gì?

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa vào hệ thống mã hoá vô cùng phức tạp, tương tự cuốn sổ cái kế toán của một công ty, nơi mà tiền mặt được giám sát chặt chẽ. Trong trường hợp này, blockchain là một cuốn sổ cái kế toán hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật số. Blockchain sở hữu tính năng đặc biệt đó là việc truyền tải dữ liệu không đòi hỏi một trung gian để xác nhận thông tin.

Hệ thống blockchain tồn tại rất nhiều nút độc lập có khả năng xác thực thông tin mà không đòi hỏi “dấu hiệu của niềm tin”. Thông tin trong blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của tất cả các nút trong hệ thống. Đây là một hệ thống bảo mật an toàn cao trước khả năng bị đánh cắp dữ liệu. Ngay cả khi một phần của hệ thống blockchain sụp đổ, những máy tính và các nút khác sẽ tiếp tục bảo vệ thông tin và giữ cho mạng lưới tiếp tục hoạt động.

Điều thú vị của công nghệ blockchain là nó cung cấp cho chúng ta lựa chọn an toàn, nhanh chóng và chi phí thấp. Chẳng hạn, đối với một thương vụ nào đó cần phải đặt cọc để đảm bảo tính khả thi, blockchain cho phép viết một vài dòng code, chương trình chạy trên blockchain mà cả hai bên cùng gửi 100 USD và chương trình này sẽ giữ 200 USD an toàn.

Một khi có được kết quả cuối cùng dựa trên nhiều nguồn dữ liệu, công nghệ này sẽ tự động chuyển toàn bộ số tiền cho người chiến thắng. Mỗi bên có thể kiểm tra hợp đồng logic, và vì nó đang chạy trên nền tảng blockchain nên nó không thể thay đổi hoặc ngừng lại.

Đối với lĩnh vực ngân hàng, có thể dễ dàng hình dung hiệu quả mà công nghệ này mang lại cho ngân hàng và cả khách hàng (Xem Hình 1).

Ứng dụng và thách thức của blockchain trong ngành Ngân hàng

Khả năng ứng dụng blockchain trong ngành Ngân hàng

Theo một cuộc khảo sát của Công ty Tư vấn Accenture, hơn một nửa các nhà quản lý hàng đầu hiện nay thừa nhận rằng blockchain đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của các ngân hàng cũng như công ty tài chính. Các nhà phân tích cũng nhấn mạnh rằng, các ngân hàng trên toàn thế giới sẽ tiết kiệm được 20 tỷ USD vào năm 2022 nhờ áp dụng công nghệ blockchain. Một số nhà phân tích tài chính tin rằng, trong tương lai không xa, blockchain sẽ thay thế các hệ thống chuyển khoản ngân hàng hiện tại.

Một ứng dụng nữa mà blockchain mang đến cho các ngân hàng đó là hệ thống nhận diện khách hàng dựa trên sổ cái phân tán. Điều này thực sự hiệu quả vì tất cả các ngân hàng, tổ chức tín dụng đều phải có quy trình xác thực KYC (Know Your Customer). Blockchain cho phép người dùng xác minh danh tính chỉ bằng một bước đơn giản và thông tin này được lưu trữ và được cấp quyền cho các ngân hàng khác trong hệ thống. Các hoạt động tài chính và ngân hàng có liên quan trực tiếp đến việc bảo đảm tiền gửi và cho vay. Nhưng tại một số ngân hàng lớn hiện nay trên thế giới, việc đảm bảo vẫn chưa chắc chắn.

ThS. Nguyễn Ngọc Chánh - Đại học Văn Lang
Theo Tạp chí ngân hàng​

Comments

Popular posts from this blog

Học việc, thử việc tại ngân hàng: Cuộc sống muôn màu

Xin hỏi định nghĩa về thoái thu và thoái chi??