WEO 2019 (IMF): Triển vọng toàn cầu, giá vật liệu sản xuất và hiệu ứng lan tỏa thương mại
WEO 2019 (IMF): Triển vọng toàn cầu, giá vật liệu sản xuất và hiệu ứng lan tỏa thương mại
23/04/2019
Khu vực châu Á trong thời gian vừa qua đã chứng kiến tốc
độ phát triển nhanh chóng của chuỗi giá trị toàn cầu; cũng bởi vậy khu vực này
có thể là đối tượng bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của căng thẳng thương mại và
vấn đề thuế quan leo thang. Đây cũng là một trong các chủ đề trọng tâm của Báo
cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (WEO) 2019 của IMF tại buổi Tọa đàm với chủ đề
“Triển vọng toàn cầu, giá vật liệu sản xuất và hiệu ứng lan tỏa thương mại” do
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với Văn phòng Đại diện Thường trú
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam tổ chức ngày 22/4/2019, tại Hà Nội.
Tọa đàm Triển vọng Kinh tế Thế giới (WEO) 2019: Triển vọng toàn cầu, giá vật liệu sản xuất và hiệu ứng lan tỏa thương mại
Tham dự buổi Tọa đàm về phía Việt Nam
có đại diện các Vụ, Cục NHNN; các đại biểu đến từ các Bộ, ngành và đại diện của
các Tổ chức nghiên cứu… Về phía IMF có các chuyên gia quốc tế thuộc Nhóm chuyên
gia tác giả của WEO 2019.
Ông
Phạm Chí Quang – Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NHNN phát biểu khai mạc
Tọa đàm
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, ông Phạm
Chí Quang – Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NHNN cho biết, theo thông lệ,
hàng năm, sáu tháng một lần, IMF lại cập nhật việc khảo sát để đưa ra Báo cáo
về viễn cảnh kinh tế thế giới. “WEO luôn
được nhiều tổ chức quốc tế, chuyên gia kinh tế đón chờ và đánh giá cao” – ông
Phạm Chí Quang nhấn mạnh - “việc chia sẻ nhận định, đánh giá của IMF về triển
vọng kinh tế thế giới và các vấn đề nổi bật hiện nay, cũng như các khuyến nghị
chính sách liên quan thực sự hữu ích đối với các quốc gia nói chung và Việt Nam
nói riêng trong thực tiễn điều hành kinh tế vĩ mô.”
Năm 2018, kinh tế toàn cầu đối mặt
nhiều rủi ro, biến động khó lường từ xu hướng bảo hộ thương mại, lạm phát gia
tang, chính sách tiền tệ phân cực… khiến tăng trưởng chậm lại, tác động đến
nhiều quốc gia. Năm 2019, triển vọng tăng trưởng toàn cầu được dự báo tiếp tục
chậm lại, đặc biệt tại các quốc gia phát triển.
Ông
Yannick Timmer – Chuyên gia Kinh tế IMF trình bày tại Tọa đàm
Theo ông Yannick Timmer – Chuyên gia
Kinh tế IMF, động thái điều chỉnh giảm dự báo kinh tế toàn cầu bắt nguồn từ
nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang.
Cùng với kịch bản nêu trên, các yếu tố riêng có tại mỗi nước và khu vực kinh tế
tiếp tục cản trở động lực tăng trưởng.
Kinh tế Nhật Bản tăng thấp, chủ yếu
do thiên tai xảy ra trong quý III/2018. Trái lại, kinh tế Mỹ vẫn duy trì được
động lượng và đạt mức tăng trưởng cao, mặc dù hoạt động đầu tư bắt đầu giảm nhẹ
trong những tháng cuối năm 2018.
Tại Trung Quốc, GDP giảm từ mức tăng
trưởng 6,8% trong sáu tháng đầu năm 2018 xuống 6,0% trong sáu tháng cuối năm
2018, do Chính phủ Trung Quốc phải tiến hành các biện pháp khắt khe để kiềm chế
nợ vay, kiểm soát và xử lý tín dụng đen, và chuyển dần sang mô hình tăng trưởng
bền vững hơn. Ngoài ra, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung cũng cản trở các hoạt
động xuất nhập khẩu và kinh tế trong nước, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
của các nước đối tác tại châu Á và châu Âu.
Tại những thị trường mới nổi và các
nền kinh tế đang phát triển (EMDEs) khác, hoạt động kinh tế cũng trầm lắng do
tâm trạng thị trường tài chính trong sáu tháng cuối năm 2018 có vẻ xấu đi, khi
nhiều nước như Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina phải thắt chặt chính sách để ổn định tài
chính, nợ công tiếp tục mở rộng tại Mêhicô, căng thẳng địa chính trị tại các
nước Trung Đông.
Trong khi môi trường chính sách bất
định ở mức cao và nhu cầu trên toàn cầu được dự báo sẽ giảm tốc, hoạt động sản
xuất công nghiệp suy giảm mạnh, ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn
cầu trong sáu tháng cuối năm 2018 và những tháng đầu năm 2019. GDP toàn cầu
được dự báo chỉ tăng 3,3% trong năm nay, trước khi đạt mức tăng trưởng 3,6% vào
năm 2020. Tốc độ tăng trưởng này thấp hơn dự báo đưa ra hồi tháng 10/2018,
trong đó IMF đã điều chỉnh GDP năm 2019 giảm tới 0,4% và GDP năm 2020 giảm
0,1%.
Quang
cảnh buổi Tọa đàm
Trên toàn thế giới, tăng trưởng đầu
tư đã chậm lại đáng kể kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Tuy
nhiên, khi so sánh với mức của nó vào đầu những năm 1990, đầu tư thực tế vào
máy móc và thiết bị như là một phần của GDP thực tế đã tăng đáng kể. Và sự giảm
giá tương đối của hàng hóa đầu tư có thể giao dịch đã tạo ra động lực lớn cho
sự gia tăng này.
Đổi lại, sự suy giảm trên diện rộng
của giá cả tương đối của máy móc và thiết bị, được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng
năng suất nhanh hơn trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật liệu và gia tăng hội
nhập thương mại. Tuy nhiên, EMDEs vẫn phải đối mặt với giá tương đối cao hơn
của hàng hóa đầu tư có thể giao dịch, phù hợp với chi phí thương mại do chính
sách cao hơn của họ và năng suất thấp hơn trong lĩnh vực hàng hóa có thể giao
dịch.
Ông Yannick Timmer nhấn mạnh: “Các kết quả của Báo cáo sẽ đưa ra một lập
luận bổ sung, hỗ trợ cho các quốc gia trong điều hành chính sách nhằm giảm
thiểu tác động của các rào cản thương mại và tái tạo động lực thương mại quốc
tế. Đặc biệt, Báo cáo cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các tiến bộ công nghệ
cùng với xu thế giá hàng hóa vật liệu giảm, tạo ra một làn gió mới mang ý nghĩa
quan trọng cho đầu tư toàn cầu.”
Ông
Johannes Eugster – Chuyên gia Kinh tế IMF trình bày tại Tọa đàm
Theo ông Johannes Eugster – Chuyên
gia Kinh tế IMF, xu hướng tập trung vào quan hệ thương mại song phương đã làm
dấy lên lo ngại về những bất cân đối trong quan hệ thương mại giữa các nước và
khu vực, có thể làm thay đổi hệ thống thương mại quốc tế. Báo cáo WEO cũng đề
cập đến các động lực của cân bằng thương mại song phương, phân biệt giữa vai
trò của các yếu tố kinh tế vĩ mô, phân công lao động quốc tế và thuế quan song
phương; đồng thời, cũng xem xét ảnh hưởng của thuế quan đến năng suất, sản
lượng và việc làm thông qua tác động của chúng đối với cách thức tổ chức sản xuất
trong và xuyên quốc gia.
Dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu phản
ánh tác động kết hợp của các yếu tố mang tính chu kỳ và dấu hiệu tăng trưởng
quay trở lại mức tiềm năng tại các nước phát triển; xu hướng phục hồi thận
trọng tại các EMDEs, nhất là tại những nước đã vấp phải tình trạng mất cân đối
trầm trọng trong thời gian qua; các yếu tố phức tạp, định hình lại triển vọng
và tăng trưởng tiềm năng tại hai nhóm quốc gia này trên toàn thế giới.
VA
Comments
Post a Comment