Tăng cường phòng ngừa, dấu tranh với “tín dụng đen”
Tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với “tíndụng đen”
26/04/2019
Ngày 25/4/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số
12/CT-TTg về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật
liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”.
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Chủ động phòng ngừa, đấu tranh quyết liệt với “tín dụng đen”
Chỉ thị nêu rõ, thời gian qua, tình
hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” xảy
ra tại nhiều địa phương, gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự với thủ đoạn rất
tinh vi, phức tạp. Các đối tượng lợi dụng mạng viễn thông, Internet, núp bóng
các doanh nghiệp có chức năng cho vay tài chính, dịch vụ đòi nợ, kinh doanh cầm
đồ, tạo vỏ bọc, đối phó với cơ quan chức năng để tổ chức các hoạt động cho vay
không thế chấp, huy động vốn, kinh doanh tài chính, góp vốn, góp tài sản kinh
doanh với lãi suất rất cao (từ 100% đến 300%, thậm chí lên đến 700%/năm đối với
khoản tiền ở thời điểm vay) nhằm thu lợi bất chính.
Để chủ động phòng ngừa, đấu tranh có
hiệu quả với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng
đen”, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương tiếp tục tổ chức thực hiện Kết luận số 05-KL/TW ngày 15/7/2016 của
Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị
(khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội
phạm trong tình hình mới; Kết luận số 44-KL/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư
về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 01/12/2012 của Ban Bí
thư (khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân
bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”; Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày
30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đảm bảo an ninh, trật tự trong
tình hình mới, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân
tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật nói chung và tội
phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” nói riêng, bảo
vệ quyền, lợi ích và tài sản của người dân trong các hoạt động tín dụng, vay
mượn chính đáng, hợp pháp.
Đồng thời tăng cường tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật về cho vay trong các giao dịch dân sự. Tuyên
truyền, thông báo những phương thức, thủ đoạn cho vay nặng lãi, lừa đảo thông
qua huy động vốn tự phát với lãi suất cao bất thường, các hành vi đòi nợ trái
pháp luật, hậu quả của “tín dụng đen” và các vụ việc nghiêm trọng liên quan đến
vỡ hụi, họ, biêu, phường thời gian qua để người dân nâng cao ý thức cảnh giác
và chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật. Vận động người dân không trực
tiếp hoặc gián tiếp tham gia hoạt động cho vay lãi nặng, “tín dụng đen”, lợi
dụng kinh doanh dịch vụ cầm đồ, đòi nợ, kinh doanh tài chính để vi phạm pháp
luật.
Các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức,
viên chức, lực lượng vũ trang chấp hành nghiêm pháp luật về giao dịch, vay
mượn, huy động, sử dụng vốn an toàn; nghiêm cấm tham gia hoạt động góp vốn, huy
động vốn và môi giới, bao che, tiếp tay cho các đối tượng hoạt động “tín dụng
đen”, cho vay lãi nặng, thành lập doanh nghiệp, hộ gia đình kinh doanh tài
chính, dịch vụ cầm đồ, đòi nợ… vi phạm pháp luật; xử lý nghiêm các trường hợp
vi phạm.
Nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương mở
các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm "tín dụng đen" và kiểm
soát chặt chẽ hộ kinh doanh dịch vụ cầm đồ, đòi nợ, Thủ tướng Chính phủ giao
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các văn bản
pháp luật về cơ chế, chính sách tín dụng ngân hàng, các gói, khoản cho vay ưu
đãi đến mọi tầng lớp nhân dân; Nghiên cứu ban hành theo thẩm quyền hoặc tham
mưu với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có các chính sách mở rộng, đa dạng các
loại hình cho vay, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng; phát triển các công ty tài
chính, tổ chức tài chính vi mô phủ khắp các vùng, miền với thủ tục nhanh gọn và
thuận tiện, đáp ứng nhu cầu vay vốn chính đáng, hợp pháp phục vụ đời sống, tiêu
dùng của nhân dân để góp phần ngăn chặn "tín dụng đen".
NHNN tiếp tục đẩy mạnh huy động tối
đa nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân, phát huy tiềm năng, nội lực của nền kinh
tế; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, phát triển các dịch vụ cho vay,
thanh toán trực tuyến, gắn với cải cách thủ tục hành chính, đơn giản quy trình,
thủ tục vay vốn theo hướng thuận lợi để mọi tầng lớp nhân dân dễ dàng tiếp cận
với nguồn vốn vay hợp pháp khi có nhu cầu.
NHNN chủ trì, phối hợp với các bộ,
ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ
quan có thẩm quyền về cơ chế, quy định pháp luật để quản lý hoạt động cho vay
ngang hàng, vay trực tuyến.
Mặt khác, NHNN tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra, giám sát các tổ chức tín dụng, đảm bảo hoạt động an toàn,
hiệu quả, kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm, chuyển hồ sơ cho cơ quan điều
tra đối với các vụ việc có dấu hiệu tội phạm để điều tra, xử lý trước pháp
luật, nâng cao hiệu quả răn đe, phòng ngừa chung. Chỉ đạo hệ thống ngân hàng,
tổ chức tín dụng quản lý cán bộ, nhân viên chấp hành nghiêm các quy định của
pháp luật, không tham gia các hoạt động liên quan đến “tín dụng đen”.
Ngoài ra, chấp hành nghiêm quy định
của Luật Giám định tư pháp và các văn bản hướng dẫn liên quan; đẩy nhanh tiến
độ trả lời các yêu cầu của cơ quan điều tra về giám định tài chính, cung cấp
thông tin, tài liệu phục vụ điều tra vụ án liên quan đến “tín dụng đen”.
CKH
Comments
Post a Comment