Nhà băng chạy dua công nghệ cho mục tiêu ngân hàng số
Ứng dụng công nghệ nâng cao trải nghiệm khách hàng, quản trị rủi ro... giúp các ngân hàng chuyển mình trong cuộc đua số hóa.
Với lợi thế tỷ lệ dân số dùng Internet cao, 143 triệu thuê bao di động và 84% người sử dụng điện thoại thông minh, các chuyên gia đánh giá kinh tế Việt Nam đang đón đầu cuộc cách mạng công nghệ số. Sự bùng nổ của công nghệ đang tác động đến hầu hết các lĩnh vực, trong đó có tài chính - ngân hàng.
Trong bối cảnh các công ty fintech ngày càng bùng nổ và sự thay đổi thói quen trải nghiệm sang môi trường số của giới trẻ, các ngân hàng bắt đầu lao vào cuộc đua đầu tư công nghệ. Giờ đây, ngân hàng số đã trở thành một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh của nhiều nhà băng lớn.
Cuộc đua công nghệ trong giới ngân hàng
Theo Ngân hàng Nhà nước, 94% ngân hàng Việt Nam đang trong bước đầu triển khai hoặc xây dựng chiến lược chuyển đổi số. Trong đó, 78 nhà băng triển khai dịch vụ thanh toán qua Internet và 41 đơn vị cho phép người dùng thanh toán trên điện thoại di động - số liệu thống kê của Vụ Thanh toán.
Hiện, các ngân hàng "số hóa" nhiều nhất ở khâu triển khai dịch vụ số như Internet Banking, Mobile Banking, liên kết hoặc đầu tư vào các ví điện tử, phát hành ứng dụng... Trong đó, hàng chục nhà băng nội địa đều cho phép đăng ký mở tài khoản trực tuyến hay ra mắt ứng dụng riêng. Nhiều nhà băng có vốn đầu tư nước ngoài cũng tung ra dịch vụ công nghệ số.
Bắt nhịp "làn sóng" này, Agribank đầu tư mạnh để phát triển nhiều ứng dụng công nghệ trong sản phẩm, dịch vụ. Bên cạnh các chương trình khuyến mãi, kết hợp triển khai bán theo gói (mở tài khoản và đăng ký sử dụng các dịch vụ), ngân hàng còn phát triển hàng loạt tiện ích dịch vụ Mobile Banking, Internet Banking, thanh toán bằng QR Code, thanh toán thẻ không tiếp xúc (Contactless)...
Đầu năm 2019, Agribank đã hoàn tất việc triển khai lắp đặt và đưa vào sử dụng thêm 40 CDM (ATM đa chức năng), giúp khách hàng gửi tiền mặt vào tài khoản hoặc gửi tiết kiệm mọi lúc mà không cần đến quầy giao dịch.
Nhà băng này cũng xây dựng ứng dụng đa tiện ích E-Mobile Banking. Ngoài chuyển khoản, tra cứu thông tin tài khoản thông thường, ứng dụng còn cho phép thanh toán bằng mã QR, đặt vé máy bay, khách sạn, vé xem phim... Sản phẩm này sử dụng nhiều công nghệ hiện đại như xác thực bằng sinh trắc học hay Soft OTP.
Các sản phẩm công nghệ của nhà băng này còn áp dụng cho từng nhóm đối tượng khách hàng riêng. Trong đó, hệ thống thanh toán kiều hối tập trung ARS, được xây dựng trên nền tảng công nghệ hiện đại của Agribank giúp khách hàng có thể nhận tiền kiều hối từ nước ngoài về Việt Nam và chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài nhanh chóng mà không cần qua đối tác trung gian. Sản phẩm vừa được vinh danh trong lễ công bố và trao Danh hiệu Sao Khuê 2019.
Thách thức của ngân hàng số
Sự bùng nổ của công nghệ đang giúp ngân hàng đổi mới sản phẩm, dịch vụ, từ đó gia tăng đáng kể doanh thu và lợi nhuận, giảm dần sự tập trung vào nguồn thu nhập truyền thống từ hoạt động tín dụng. Theo tính toán của CIMB, ngân hàng kỹ thuật số sẽ giúp các nhà băng giảm tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) từ 50% xuống còn 20-30%.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, làm "ngân hàng số" cũng tồn tại không ít rủi ro. MasterCard Foundation và IFC chỉ ra 6 loại rủi ro chính khi triển khai dịch vụ số bao gồm: rủi ro chiến lược, rủi ro hoạt động, rủi ro pháp lý, rủi ro công nghệ, rủi ro tài chính và rủi ro gian lận.
Với các ông chủ nhà băng, rủi ro về công nghệ, an toàn thông tin và gian lận là vấn đề quan ngại, nhất là khi các cuộc tấn công mạng ngày càng phổ biến. Để đối phó với tình trạng này, các ngân hàng ngày càng chú trọng ứng dụng công nghệ hiện đại để tăng tính bảo mật, nổi bật là Agribank.
Đại diện nhà băng cho biết, trong bối cảnh gian lận, giả mạo và tình hình tội phạm trong lĩnh vực thẻ ngày càng gia tăng với nhiều thủ đoạn tinh vi, đơn vị chú trọng công tác quản trị rủi ro trong lĩnh vực thẻ, chủ động giám sát hệ thống, kịp thời cảnh báo, khuyến cáo chi nhánh trong hệ thống. Đồng thời, ngân hàng tăng cường cảnh giác, đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động thẻ, xử lý kịp thời nhiều trường hợp rủi ro phát sinh.
"Agribank trang bị hệ thống Anti-Skimming tại hệ thống hơn 2.800 máy ATM. Ngoài ra, ngân hàng cũng chủ động phối hợp với cơ quan Công an, Tổ chức thẻ quốc tế, Tiểu ban Quản lý rủi ro Hội thẻ ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp gian lận, giả mạo thẻ, đấu tranh phòng chống tội phạm thẻ", đại diện nhà băng bày tỏ.
Theo vị này, Agribank là một trong những ngân hàng tiên phong thực hiện chủ trương thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ. Dịch vụ thẻ của ngân hàng góp phần khơi tăng nguồn thu phí dịch vụ toàn hệ thống, đóng góp trên 10% tổng thu dịch vụ toàn hệ thống.
Trong năm 2019, nhà băng sẽ tập trung đẩy mạnh triển khai các sản phẩm, chức năng, tiện ích mới, phát triển các kênh thanh toán hiện đại, hoàn thành triển khai dự án phát hành và thanh toán thẻ không tiếp xúc Contactless.
Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019 do Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương đồng chủ trì. Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), Báo điện tử VnExpress và Tập đoàn IEC phối hợp tổ chức vào ngày 2 và 3/5 tại Hà Nội.
Vốn cho nông nghiệp là một trong những chủ đề của Hội thảo chuyên đề Nông nghiệp, một trong bảy Hội thảo chuyên đề của Diễn đàn, với sự đồng hành của Ngân hàng Agribank.
Với lợi thế tỷ lệ dân số dùng Internet cao, 143 triệu thuê bao di động và 84% người sử dụng điện thoại thông minh, các chuyên gia đánh giá kinh tế Việt Nam đang đón đầu cuộc cách mạng công nghệ số. Sự bùng nổ của công nghệ đang tác động đến hầu hết các lĩnh vực, trong đó có tài chính - ngân hàng.
Trong bối cảnh các công ty fintech ngày càng bùng nổ và sự thay đổi thói quen trải nghiệm sang môi trường số của giới trẻ, các ngân hàng bắt đầu lao vào cuộc đua đầu tư công nghệ. Giờ đây, ngân hàng số đã trở thành một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh của nhiều nhà băng lớn.
Cuộc đua công nghệ trong giới ngân hàng
Theo Ngân hàng Nhà nước, 94% ngân hàng Việt Nam đang trong bước đầu triển khai hoặc xây dựng chiến lược chuyển đổi số. Trong đó, 78 nhà băng triển khai dịch vụ thanh toán qua Internet và 41 đơn vị cho phép người dùng thanh toán trên điện thoại di động - số liệu thống kê của Vụ Thanh toán.
Hiện, các ngân hàng "số hóa" nhiều nhất ở khâu triển khai dịch vụ số như Internet Banking, Mobile Banking, liên kết hoặc đầu tư vào các ví điện tử, phát hành ứng dụng... Trong đó, hàng chục nhà băng nội địa đều cho phép đăng ký mở tài khoản trực tuyến hay ra mắt ứng dụng riêng. Nhiều nhà băng có vốn đầu tư nước ngoài cũng tung ra dịch vụ công nghệ số.
Bắt nhịp "làn sóng" này, Agribank đầu tư mạnh để phát triển nhiều ứng dụng công nghệ trong sản phẩm, dịch vụ. Bên cạnh các chương trình khuyến mãi, kết hợp triển khai bán theo gói (mở tài khoản và đăng ký sử dụng các dịch vụ), ngân hàng còn phát triển hàng loạt tiện ích dịch vụ Mobile Banking, Internet Banking, thanh toán bằng QR Code, thanh toán thẻ không tiếp xúc (Contactless)...
Đầu năm 2019, Agribank đã hoàn tất việc triển khai lắp đặt và đưa vào sử dụng thêm 40 CDM (ATM đa chức năng), giúp khách hàng gửi tiền mặt vào tài khoản hoặc gửi tiết kiệm mọi lúc mà không cần đến quầy giao dịch.
Nhà băng này cũng xây dựng ứng dụng đa tiện ích E-Mobile Banking. Ngoài chuyển khoản, tra cứu thông tin tài khoản thông thường, ứng dụng còn cho phép thanh toán bằng mã QR, đặt vé máy bay, khách sạn, vé xem phim... Sản phẩm này sử dụng nhiều công nghệ hiện đại như xác thực bằng sinh trắc học hay Soft OTP.
Các sản phẩm công nghệ của nhà băng này còn áp dụng cho từng nhóm đối tượng khách hàng riêng. Trong đó, hệ thống thanh toán kiều hối tập trung ARS, được xây dựng trên nền tảng công nghệ hiện đại của Agribank giúp khách hàng có thể nhận tiền kiều hối từ nước ngoài về Việt Nam và chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài nhanh chóng mà không cần qua đối tác trung gian. Sản phẩm vừa được vinh danh trong lễ công bố và trao Danh hiệu Sao Khuê 2019.
Thách thức của ngân hàng số
Sự bùng nổ của công nghệ đang giúp ngân hàng đổi mới sản phẩm, dịch vụ, từ đó gia tăng đáng kể doanh thu và lợi nhuận, giảm dần sự tập trung vào nguồn thu nhập truyền thống từ hoạt động tín dụng. Theo tính toán của CIMB, ngân hàng kỹ thuật số sẽ giúp các nhà băng giảm tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) từ 50% xuống còn 20-30%.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, làm "ngân hàng số" cũng tồn tại không ít rủi ro. MasterCard Foundation và IFC chỉ ra 6 loại rủi ro chính khi triển khai dịch vụ số bao gồm: rủi ro chiến lược, rủi ro hoạt động, rủi ro pháp lý, rủi ro công nghệ, rủi ro tài chính và rủi ro gian lận.
Với các ông chủ nhà băng, rủi ro về công nghệ, an toàn thông tin và gian lận là vấn đề quan ngại, nhất là khi các cuộc tấn công mạng ngày càng phổ biến. Để đối phó với tình trạng này, các ngân hàng ngày càng chú trọng ứng dụng công nghệ hiện đại để tăng tính bảo mật, nổi bật là Agribank.
Đại diện nhà băng cho biết, trong bối cảnh gian lận, giả mạo và tình hình tội phạm trong lĩnh vực thẻ ngày càng gia tăng với nhiều thủ đoạn tinh vi, đơn vị chú trọng công tác quản trị rủi ro trong lĩnh vực thẻ, chủ động giám sát hệ thống, kịp thời cảnh báo, khuyến cáo chi nhánh trong hệ thống. Đồng thời, ngân hàng tăng cường cảnh giác, đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động thẻ, xử lý kịp thời nhiều trường hợp rủi ro phát sinh.
"Agribank trang bị hệ thống Anti-Skimming tại hệ thống hơn 2.800 máy ATM. Ngoài ra, ngân hàng cũng chủ động phối hợp với cơ quan Công an, Tổ chức thẻ quốc tế, Tiểu ban Quản lý rủi ro Hội thẻ ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp gian lận, giả mạo thẻ, đấu tranh phòng chống tội phạm thẻ", đại diện nhà băng bày tỏ.
Theo vị này, Agribank là một trong những ngân hàng tiên phong thực hiện chủ trương thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ. Dịch vụ thẻ của ngân hàng góp phần khơi tăng nguồn thu phí dịch vụ toàn hệ thống, đóng góp trên 10% tổng thu dịch vụ toàn hệ thống.
Trong năm 2019, nhà băng sẽ tập trung đẩy mạnh triển khai các sản phẩm, chức năng, tiện ích mới, phát triển các kênh thanh toán hiện đại, hoàn thành triển khai dự án phát hành và thanh toán thẻ không tiếp xúc Contactless.
Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019 do Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương đồng chủ trì. Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), Báo điện tử VnExpress và Tập đoàn IEC phối hợp tổ chức vào ngày 2 và 3/5 tại Hà Nội.
Vốn cho nông nghiệp là một trong những chủ đề của Hội thảo chuyên đề Nông nghiệp, một trong bảy Hội thảo chuyên đề của Diễn đàn, với sự đồng hành của Ngân hàng Agribank.
Comments
Post a Comment