Phó Thống dốc NHNN Dào Minh Tú: “Dẩy lùi tín dụng đen cần sự vào cuộc đồng bộ của các tổ chức chính trị - xã hội”
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú: “Đẩy lùi tín dụng đen cần sự vào cuộc đồng bộ của các tổ chức chính trị - xã hội”
09/04/2019
Đó là khẳng định của Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam (NHNN) Đào Minh Tú với đại diện các tổ chức chính trị - xã hội nhằm tăng
cường phối hợp triển khai các giải pháp mở rộng tín dụng, góp phần hạn chế tín
dụng đen. Song song với các chính sách quyết liệt của ngành Ngân hàng, trong
thời gian tới NHNN sẽ tiếp tục phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội đẩy
mạnh công tác truyền thông để người dân nắm bắt đầy đủ thông tin về chủ trương
của Đảng, Nhà nước, quy định của ngành ngân hàng về các chương trình chính sách
tín dụng, cách thức tiếp cận vốn vay; đồng thời cảnh báo các thủ đoạn của các
đối tượng, tổ chức cho vay nặng lãi cũng như những hệ lụy nặng nề mà tín dụng
đen gây ra.
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú nhấn mạnh vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong quá trình phối hợp với ngành Ngân hàng để đẩy lùi tín dụng đen.
Hàng loạt chính sách tín dụng ưu đãi triển khai xuống cơ sở
Trước tình hình tín dụng đen diễn
biến phức tạp, một bộ phận người dân chưa lường hết được tác hại và vẫn đang
tìm đến các hình thức cho vay nặng lãi, cùng với hoạt động của xã hội đen đã và
đang gây hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt, ảnh hưởng xấu đến đời sống kinh tế,
an ninh xã hội, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú khẳng định: Ngành Ngân hàng đã
và sẽ tiếp tục nỗ lực triển khai các giải pháp mở rộng tín dụng phục vụ sản
xuất và tiêu dùng nhằm hạn chế tín dụng đen. NHNN quyết liệt đưa ra những chính
sách, chương trình tín dụng ưu đãi, chỉ đạo các tổ chức tín dụng, ban hành các
văn bản, ký kết các Chương trình phối hợp công tác với các tổ chức chính trị xã
hội, đồng thời tổ chức các Hội nghị trực tuyến toàn quốc, các cuộc đối thoại,
đi xuống cơ sở và tổng kết thực tiễn để kịp thời điều chỉnh các chính sách phù
hợp, đạt kết quả tốt.
Tuy nhiên, để đạt được kết quả cao
nhất những chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị định
116/2018/NĐ-CP, bên cạnh các giải pháp của riêng ngành Ngân hàng, cần có sự vào
cuộc đồng bộ của các tổ chức chính trị - xã hội. Do đó, NHNN đề nghị các tổ
chức chính trị - xã hội tiếp tục quan tâm, phối hợp với ngành Ngân hàng triển
khai các giải pháp mở rộng tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, góp
phần ngăn chặn, đẩy lùi tín dụng đen.
Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định,
NHNN và các tổ chức chính trị - xã hội đã có mối quan hệ thường xuyên và mật
thiết trong triển khai chính sách của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là đã phối hợp
chặt chẽ trong công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động ngân hàng cũng như
triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, các
chương trình tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội. Định kỳ hàng
năm, NHNN cũng đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức khảo sát thực tế tại các
địa phương nắm bắt các khó khăn, vướng mắc và đề ra giải pháp, làm cơ sở tham
mưu Chính phủ xây dựng, ban hành chính sách phù hợp hơn với thực tiễn.
Điểm lại những kết quả nổi bật trong
công tác phối hợp giữa ngành Ngân hàng và các tổ chức nói trên, Phó Thống đốc
nhấn mạnh: Sự phối hợp giữa ngành ngân hàng với các cấp của tổ chức chính trị -
xã hội đã tạo ra kênh thông tin, truyền thông nhanh chóng và hiệu quả đến người
dân về chính sách tín dụng ngân hàng, đặc biệt là chính sách tín dụng đối với lĩnh
vực nông nghiệp, nông thôn và chính sách tín dụng đối với người nghèo, các đối
tượng chính sách. Các tổ chức chính trị - xã hội đã có sự phối hợp chặt chẽ hơn
đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã
hội trong việc nhận ủy thác một số khâu của quá trình cho vay. Việc nhận ủy
thác cho vay, thu nợ của các ngân hàng đối với các hội viên cũng góp phần làm
cho sinh hoạt của các Hội đa dạng, phong phú hơn.
Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, dư nợ
thông qua chương trình phối hợp với tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương đạt
mức khá, tạo điều kiện cho nhiều tổ viên tiếp cận được vốn tín dụng với chi phí
phù hợp; tỷ lệ nợ xấu thấp, dưới 1%. Việc tổ chức tín dụng thực hiện cho vay
thông qua các tổ vay vốn, tổ tiết kiệm – vay vốn do các tổ chức chính trị - xã
hội quản lý giúp tiết kiệm chi phí của tổ chức tín dụng trong quản lý vốn vay,
tạo điều kiện để khách hàng được giảm lãi vay; Hỗ trợ tổ chức tín dụng trong
công tác thẩm định, đánh giá khách hàng cũng như trong việc đôn đốc, thu hồi nợ
vay, đặc biệt là tại những địa bàn dân cư phân bố không tập trung, điều kiện
giao thông khó khăn, phương tiện liên lạc còn hạn chế; Tạo điều kiện cho người
dân được vay không có tài sản bảo đảm để sản xuất kinh doanh, tiêu dùng nhằm
nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống; Các tổ chức chính trị - xã hội có thể
tập hợp, khuyến khích người dân tham gia sản xuất, tăng cường ý thức trả nợ
ngân hàng, nâng cao chất lượng tín dụng, tạo sự gắn kết giữa ngân hàng, chính
quyền địa phương, Hội Đoàn thể và người vay.
|
|
|
|
|
|
Đại diện Vụ Tín dụng các ngành Kinh
tế (NHNN) và các tổ chức chính trị - xã hội nêu ý kiến.
Thực tế cho thấy, tại những địa bàn
khó khăn và kém phát triển, tổ viên các tổ chức chính trị - xã hội là những
khách hàng có chất lượng tương đối tốt so với mặt bằng chung. Những kết quả này
đã góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ người dân, đặc biệt là ở vùng nông
thôn, vùng sâu, vùng xa trong việc tiếp cận vốn tín dụng phục vụ sản xuất kinh
doanh, nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo và hạn chế tín dụng đen.
Đánh giá cao những chính sách của
ngành Ngân hàng, đại diện các tổ chức Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung
ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Hội Cựu chiến binh, Ủy ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam… khẳng định hiệu quả của công tác phối
hợp giữa các tổ chức chính trị - xã hội với ngành trong thời gian qua và mong
muốn có thêm sự thống nhất trong chỉ đạo, cũng như tiếp tục phối hợp với ngành
Ngân hàng làm tốt hơn nữa các hình thức cho vay ủy thác, cho vay thông qua các
tổ tiết kiệm, tổ tiết kiệm – vay vốn, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền
các chính sách của ngành ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh,
tiêu dùng của người dân, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tín dụng đen.
NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo các TCTD
phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh công tác truyền thông để
người dân có thể tiếp cận các chương trình tín dụng của ngành ngân hàng.
Chung tay phối hợp các giải pháp đồng bộ, toàn diện
Phó Thống đốc Đào Minh Tú cũng chỉ ra
một số khó khăn trong quá trình phối hợp giữa ngành ngân hàng và các tổ chức
chính trị - xã hội. Trước hết là việc ủy thác cho vay thông qua các tổ vay vốn
do các tổ chức chính trị - xã hội quản lý mới được thực hiện chủ yếu tại Ngân
hàng Chính sách xã hội và Agribank, cần có thêm sự tham gia của các tổ chức tín
dụng khác. Tại một số địa phương người dân chưa biết hoặc chưa hiểu rõ, hiểu
đúng về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tín dụng ưu đãi nên
cần tăng cường công tác tuyên truyền của các ngành, chính quyền địa phương, các
tổ chức chính trị - xã hội về nội dung, ý nghĩa của các chương trình tín dụng
chính sách. Thực tế cho thấy, để tạo điều kiện giúp các thành viên vay vốn sản
xuất, kinh doanh hiệu quả hơn, cần có cơ chế lồng ghép, phối hợp giữa hoạt động
tín dụng ngân hàng với các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư,
chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật....
Nhằm đẩy mạnh triển khai có hiệu quả,
NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo các TCTD phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội
đẩy mạnh công tác truyền thông để người dân có thể tiếp cận các chương trình
tín dụng của ngành ngân hàng; Agribank, Ngân hàng Chính sách xã hội tăng cường
phối hợp ủy thác cho vay thông qua các Tổ vay vốn, Tổ tiết kiệm & vay vốn
do các tổ chức chính trị - xã hội quản lý; Các TCTD (ngoài Agribank, Ngân hàng
Chính sách xã hội hiện nay) nghiên cứu, triển khai ủy thác cho vay thông qua
các Tổ do các tổ chức chính trị - xã hội quản lý, tạo điều kiện cho người dân
tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức, góp phần hạn chế tín dụng
đen; Triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại văn bản số 71/TB-NHNN
ngày 13/3/2019 thông báo Kết luận của Thống đốc NHNN tại Hội nghị triển khai
các giải pháp mở rộng tín dụng phục vụ sản xuất và tiêu dùng nhằm hạn chế tín
dụng đen.
Phó Thống đốc đề nghị các tổ chức
chính trị - xã hội tiếp tục quan tâm, phối hợp với ngành ngân hàng triển khai
các giải pháp mở rộng tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, góp phần
ngăn chặn, đẩy lùi tín dụng đen, cụ thể là: Tiếp tục phối hợp với ngành ngân
hàng thực hiện hiệu quả các hình thức cho vay ủy thác, cho vay thông qua các tổ
vay vốn, tổ tiết kiệm – vay vốn, thường xuyên củng cố, nâng cao chất lượng hoạt
động của các Tổ vay vốn tại địa phương. Trong đó đặc biệt quan tâm quy trình
bình xét cho vay vốn, đôn đốc người vay sử dụng vốn đúng mục đích, thực hiện
nghĩa vụ trả nợ theo quy định; Đồng thời, Phó Thống đốc đề nghị các tổ chức
trung ương thống nhất chỉ đạo các tổ chức chính trị - xã hội địa phương mở rộng
phối hợp, nhận ủy thác, cho vay qua các tổ với Agribank, Ngân hàng Chính sách
xã hội và các TCTD khác; Tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân hiểu rõ
về nguy cơ, tác hại của tín dụng đen, giới thiệu các kênh cung ứng vốn tín dụng
chính thức để người dân tiếp cận với các dịch vụ tài chính lành mạnh, đáp ứng
nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng; Tăng cường các nguồn vốn
và các sản phẩm cho vay thông qua các Quỹ tài chính của tổ chức để đáp ứng tốt
hơn nữa nhu cầu vay vốn của người dân, đặc biệt là công nhân, người lao động,
phụ nữ nghèo.
Đặc biệt, Phó Thống đốc cũng đề nghị
các Tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục phối hợp với NHNN trong việc trao đổi
thông tin, đánh giá, giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt
động tín dụng cũng như các chương trình, chính sách tín dụng của ngành Ngân
hàng nhằm đảm bảo người dân, đặc biệt là các đối tượng khó khăn được tiếp cận
các dịch vụ tài chính một cách toàn diện, góp phần hạn chế tín dụng đen.
T.L
Ảnh: M.T
Comments
Post a Comment