BÍ KÍP TỎA SÁNG KHI VIẾT CV NGÂN HÀNG
BÍ KÍP TỎA SÁNG KHI VIẾT CV ứng tuyển. Dạo 1 vòng Tuấn thấy các bạn chia sẻ lo lắng, bối rối các điều sau đây:
1. Em tốt nghiệp trung bình.
2. Em học trái ngành.
3. Em chưa có kinh nghiệm.
4. Tỷ lệ chọi cao quá.
5. Em sợ bị loại CV.
Đủ cái sợ từ trên trời rơi xuống. Hôm nay, các bạn hãy bỏ qua, hãy quên đi các điều lo sợ đó.
Chỉ cần nhớ các điều sau đây:
1. Đam mê công việc ứng tuyển.
2. Có kế hoạch rõ ràng.
3. Kiên trì.
Bắt tay với Tuấn viết CV ứng tuyển nào:
1. Phải tìm hiểu THẬT KỸ ngân hàng để hiểu định hướng của họ, hiểu công việc ứng tuyển.
2. Quan sát từ trên xuống dưới, từ dưới lên cái CV mẫu để nắm bắt được điều nhà tuyển dụng cần.
3. Viết CV thôi:
3.1. Xóa hết các phần gợi ý để CV đúng nghĩa là mình viết cho họ đọc.
3.2. Tên của mình PHẢI TO, ẤN TƯỢNG (tô màu, font chữ đặc biệt,... ". Để lúc in ra đọc trong hàng trăm CV họ nhớ tới mình.
3.3. Lương: thỏa thuận. Lí do: chưa biết KPI bao nhiêu, không giới hạn khả năng bản thân 10-15 trđ/tháng. Hãy cho mình giá cao hơn.
3.4. Mô tả công việc cũ ngắn gọn, súc tích, sắp xếp công việc quan trọng giảm dần để cái nhìn đầu tiên ấn tượng.
3.5. Nêu thành tích trong công việc. Kèm theo bằng chứng (giấy khen, mail khen thưởng,... )
3.6. Học tập cũng vậy. Phải nêu được thành tích, môn học sở trường,...
3.7. Nêu các hoạt động xã hội, phong trào đã tham gia. Nêu các bài học đúc kết được có ích cho công việc.
3.8. Điểm mạnh: chỉ nêu các điểm mạnh phù hợp với công việc.
3.9. Điểm yếu: nêu cái không ảnh hưởng đến công việc. Nếu có thì đưa ra cách khắc phục.
3.10. Kế hoạch 5 năm. Nêu rõ mình muốn có gì: giám đốc, nhà lầu, xe hơi. Rồi các bạn nêu rõ cách thực hiện.
3.11. Bạn biết gì về ngân hàng? Hãy ghi ra:
- Các điểm mạnh của họ: sản phẩm/dịch vụ, vốn, mạng lưới,...
- Các giải thưởng.
- Tầm nhìn, sứ mệnh, ...
Tuyệt đối không lên mạng chép đại rồi dán nhe.
3.12. Chọn cái hình đẹp nhất dán vô.
3.13. Kiểm tra lại rồi format cho đẹp, cho gọn lại.
P/S: Nếu có ghi thông tin người tham khảo. Hãy chọn người có uy tín, hiểu thực sự về bạn. Đừng có ghi mấy đứa bạn linh tinh vô. Họ điện thoại hỏi bạn đó lóng nga lóng ngóng kỳ lắm.
Nguồn: Nguyen Anh Tuan
1. Em tốt nghiệp trung bình.
2. Em học trái ngành.
3. Em chưa có kinh nghiệm.
4. Tỷ lệ chọi cao quá.
5. Em sợ bị loại CV.
Đủ cái sợ từ trên trời rơi xuống. Hôm nay, các bạn hãy bỏ qua, hãy quên đi các điều lo sợ đó.
Chỉ cần nhớ các điều sau đây:
1. Đam mê công việc ứng tuyển.
2. Có kế hoạch rõ ràng.
3. Kiên trì.
Bắt tay với Tuấn viết CV ứng tuyển nào:
1. Phải tìm hiểu THẬT KỸ ngân hàng để hiểu định hướng của họ, hiểu công việc ứng tuyển.
2. Quan sát từ trên xuống dưới, từ dưới lên cái CV mẫu để nắm bắt được điều nhà tuyển dụng cần.
3. Viết CV thôi:
3.1. Xóa hết các phần gợi ý để CV đúng nghĩa là mình viết cho họ đọc.
3.2. Tên của mình PHẢI TO, ẤN TƯỢNG (tô màu, font chữ đặc biệt,... ". Để lúc in ra đọc trong hàng trăm CV họ nhớ tới mình.
3.3. Lương: thỏa thuận. Lí do: chưa biết KPI bao nhiêu, không giới hạn khả năng bản thân 10-15 trđ/tháng. Hãy cho mình giá cao hơn.
3.4. Mô tả công việc cũ ngắn gọn, súc tích, sắp xếp công việc quan trọng giảm dần để cái nhìn đầu tiên ấn tượng.
3.5. Nêu thành tích trong công việc. Kèm theo bằng chứng (giấy khen, mail khen thưởng,... )
3.6. Học tập cũng vậy. Phải nêu được thành tích, môn học sở trường,...
3.7. Nêu các hoạt động xã hội, phong trào đã tham gia. Nêu các bài học đúc kết được có ích cho công việc.
3.8. Điểm mạnh: chỉ nêu các điểm mạnh phù hợp với công việc.
3.9. Điểm yếu: nêu cái không ảnh hưởng đến công việc. Nếu có thì đưa ra cách khắc phục.
3.10. Kế hoạch 5 năm. Nêu rõ mình muốn có gì: giám đốc, nhà lầu, xe hơi. Rồi các bạn nêu rõ cách thực hiện.
3.11. Bạn biết gì về ngân hàng? Hãy ghi ra:
- Các điểm mạnh của họ: sản phẩm/dịch vụ, vốn, mạng lưới,...
- Các giải thưởng.
- Tầm nhìn, sứ mệnh, ...
Tuyệt đối không lên mạng chép đại rồi dán nhe.
3.12. Chọn cái hình đẹp nhất dán vô.
3.13. Kiểm tra lại rồi format cho đẹp, cho gọn lại.
P/S: Nếu có ghi thông tin người tham khảo. Hãy chọn người có uy tín, hiểu thực sự về bạn. Đừng có ghi mấy đứa bạn linh tinh vô. Họ điện thoại hỏi bạn đó lóng nga lóng ngóng kỳ lắm.
Nguồn: Nguyen Anh Tuan
Mình không hiểu lắm mục 3.11. Nên ghi vào CV của mình các điểm mạnh,
giải thưởng của... ngân hàng mà mình nộp đơn vào CV của mình?
Các mục khác thì mình thấy ổn. Chỉ có chỗ đó có vẻ lạ với mình. Nhờ tác giả giải thích giùm nhé
Các mục khác thì mình thấy ổn. Chỉ có chỗ đó có vẻ lạ với mình. Nhờ tác giả giải thích giùm nhé
Chỗ này là cho thấy mình có tìm hiểu về bank mình sẽ thi vào. Biết bank đã đạt được những thành tựu gì!
https://ub.com.vn/threads/bi-quyet-viet-cv-chuyen-nghiep-chinh-phuc-moi-nha-tuyen-dung.263370/
Năm cũ qua đi, năm mới lại sắp bắt đầu - sau Tết thị trường việc làm sẽ rất sôi động, nhiều công việc để cho các bạn nộp ngay. Chuẩn bị một chiếc CV thật tốt là cách thu hút được nhà tuyển dụng, dành lấy cơ hội việc làm cho mình. Cùng xem những bí kiếp viết CV chuyên nghiệp để chinh phục mọi nhà tuyển dụng !
1.Thông tin cá nhân: đừng liệt kê những thông tin thừa vào thông tin cá nhân. Một thông tin cá nhân vừa đủ bao gồm tên, email, số điện thoại và mạng xã hội (ưu tiên LinkedIn) . Hình thức trình bày: rõ ràng, nhất quán và đơn giản.
2. Mục tiêu nghề nghiệp: Nhấn mạnh mục tiêu nghề nghiệp để thu hút nhà tuyển dụng trong những giây đầu đọc CV của bạn. Trình bày ngắn gọn ước mơ nghề nghiệp, mục tiêu ngắn hạn, dài hạn bạn muốn đi.
3. Kỹ năng: Liệt kê những kỹ năng hoặc công cụ mà bạn tự tin nhất và có liên quan đến công việc. Có thể liệt kê những kỹ năng bổ trợ làm việc chuyên nghiệp như Microsoft Office, kĩ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp,…Tránh việc liệt kê bừa bãi, chỉ liệt kê những kỹ năng bản thân thật sự có.
4. Học vấn: Đồng nhất Ngành học – Trường – Niên khóa. Nên ghi cả năm nhập học và năm tốt nghiệp, nếu chưa tốt nghiệp có thể ghi dự kiến tốt nghiệp năm nào. Khuyến khích có thêm GPA.
5. Kinh nghiệm: Liệt kê những mốc kinh nghiệm của bạn từ gần nhất đến xa nhất, ghi rõ vị trí công việc và những hoạt động bạn đã làm. Ghi rõ Tên công ty- Vị trí làm việc- Gian đoạn làm việc. Nếu bạn là sinh viên mới ra trường và chưa có nhiều kinh nghiệm, cần liệt kê những thành tựu mà bạn đạt được khi tham gia các hoạt động xã hội hay những dự án, hoạt động nghiên cứu trong quá trình học tập. Chú ý không liệt kê các thành tích đạt được khi học ở cấp phổ thông, điều đó sẽ làm nhà tuyển dụng không đánh giá cao quá trình học đại học của bạn.
Một số tip kĩ hơn bạn có thể tham khảo tại Ereka!
Comments
Post a Comment