Làm vị trí nào trong ngân hàng? Sợ chọn sai vị trí và sai nghề.


23619

Làm vị trí nào trong ngân hàng? Sợ chọn sai vị trí và sai nghề.

Câu hỏi này không những hóc búa cho sinh viên mới ra trường mà còn điên cả đầu cho những người làm lâu năm. Trong nghề anh từng chứng kiến rất nhiều chuyện vui.

- Bạn anh làm Tín dụng (đúng nghĩa của ngày xưa) cũng rất lâu, hoạt động lâu năm ở vùng nông thôn. Do ngân hàng thay đổi cơ chế trình duyệt và thay đổi Sếp nên bạn anh cảm thấy không quen. Cả nhà chuyển về ở thành phố (tỉnh) nên thôi xin về cho gần vợ gần con. Vậy là cũng đi một vòng vài bank làm Thẩm định, hỗ trợ… và bây giờ làm Hành chánh.

- Đệ anh (cách gọi thân mật anh em chung nhóm), xưa mới ra nghề bank là làm Thẩm định giá cũng lâu năm, sau qua bank khác làm phòng Doanh nghiệp ôm hồ sơ nghìn tỷ. Rồi sau đó chuyển ngân hàng khác làm Quan hệ Khách hàng cá nhân. Cũng được một thời gian mà nghiệp cũ đeo đuổi không bỏ được thì qua ngân hàng mới hiện nay làm lại mảng doanh nghiệp.

- Một người em thì xưa làm Giao dịch viên, cũng rất giỏi mảng dịch vụ, khách tiền gửi khá nhiều. Rồi một ngày đẹp trời chuyển qua bank khác làm Quan hệ khách hàng. Xong rồi đi một vòng lại làm Sếp phòng Dịch vụ Khách hàng.

- Có một người anh, làm ngân hàng kia cũng lâu năm lên đến lãnh đạo cấp Phòng. Chuyển qua bank khác cũng thế. Đùng một cái đi theo làm Giám đốc Banca đến giờ. (Banca là gì các em tìm hiểu xem nhé).

- Có cô bé nọ, làm Quan hệ khách hàng cũng lâu nhưng do muốn ổn định, không muốn sale nữa nên đi xin các ngân hàng khác làm Hỗ trợ Tín dụng. Nhưng cứ mỗi lần phỏng vấn là các Sếp đều muốn cô bé làm Quan hệ khách hàng vì khả năng rất oke cho vị trí đó, chuyển qua HTTD rất uổng và thấy không phù hợp. Cô bé không chịu mấy bank rồi cuối cùng cũng làm bank kia ở vị trí QHKHCN.

Nó như câu chuyện ở mô hình ngân hàng ngày xưa thường xảy ra xung đột giữa phòng Tín dụng và phòng Dịch vụ:

+ Tín dụng nói Giao dịch sướng, được ngồi nhà ở mới lạnh, rủi ro tính theo ngày nên xong ngày nào ngủ ngon ngày đó. Không cực khổ như Tín dụng phải đi ngoài đường nắng mưa, tiếp khách không kể ngày đêm. Chưa nói đi xử lý nợ thì coi như không thứ 7 chủ nhật. Tín dụng thì rủi ro tính theo món vay và theo năm,….

+ Giao dịch viên thì thèm được như Tín dụng, kiểu thích đi giờ nào thì đi về giờ nào thì về. Không bù như Giao dịch viên phải ngồi lì làm giao dịch, cuối ngày lụi cụi lo chốt sổ cân quỹ, chưa nói thiếu tiền. Cuối tháng, cuối năm đầu tắt mặt tối,…

Nói chung là ai cũng có lý của mình, nói mình cực khổ còn vị trí đó sướng. Sau này các ngân hàng phát sinh vị trí Hỗ trợ tín dụng thì cuộc chiến đôi khi nằm ở tay ba. Có khi có sự xuất hiện của Hành chánh, Kế toán nội bộ nhưng nhất là khi thông tin lương thưởng ở mỗi vị trí bị xì ra, lãnh đạo ngân hàng nhiều khi rất nhức đầu đi phân xử mấy chuyện không đâu này.

Thế nên mới có nhiều câu chuyện Giao dịch viên suốt ngày GATO với Tín dụng, một ngày đẹp trời được điều qua làm Tín dụng như ý mong muốn thì từ đó cũng nín luôn, không dám so bì GATO nữa. Vì đúng là Tín dụng nó có cái cực khổ mà Giao dịch viên không ai hiểu. Phải xin Sếp cho em về lại Giao dịch viên. Và ngược lại. Nói đi nói lại thì những người thích ứng và hoàn thành tốt các vị trí này thường rất nhanh lên làm Sếp bank.

Các câu chuyện trên nói lên điều gì?

Nó chứng minh cho các thống kê mà báo chí hay nói, đa số sinh viên không chọn đúng ngành học. Hệ quả tất yếu đi làm rồi cũng không chọn đúng vị trí mình mong muốn. Mà nói thật, nhiều khi muốn là một chuyện, tới hồi vào làm rồi mới vở lẻ mình không hợp tí nào. Khóc hét kêu gào “trời ơi, sao con ngu vậy nè, người ta kêu làm vị trí kia mà con chê lên chê xuống, con đòi làm vị trí này cho bằng được!”. (Có khi tới hồi chuyển được thì lại kêu gào tiếp).

Không ai là thánh nhân, biết được chuyện tương lai. Không ai có thể hiểu được hết con người mình, dù người đó 20 tuổi hay 50 tuổi. Rất nhiều người mất rất nhiều năm để HIỂU CON NGƯỜI MÌNH. GIỎI CÁI GÌ, ĐAM MÊ CÁI GÌ VÀ LẺ SỐNG TÔI LÀ GÌ?

Nên chuyện chọn sai vị trí làm việc rất ư bình thường. Chưa nói mỗi người chúng ta là một cá thể đặc biệt khác nhau. Nhiều bạn tính cách năng động và có khi ham du lịch đây đó. Nhưng vẫn làm việc tốt ở vị trí back cho dù ngồi lì ở cơ quan suốt ngày với công việc back đòi hỏi chuyên sâu tỉ mỉ. Chỉ canh cuối tuần hay những ngày nghỉ phép là vác balo đi đây đi đó. Xong vẫn quay lại làm việc bình thường và hoàn thành tốt.

Nhiều bạn tính cách năng động nhưng do sợ KPI, sợ tiếp khách… nên cố gắng làm back. Làm cũng bữa được bữa không, lòng muốn quay về Sale nhưng không muốn nên thà chịu đấm ăn xôi vậy.

Đôi khi vừa nói đùa mà vừa nói đúng, trong khi chưa biết Đam mê và cái Giỏi của mình là cái gì thì cứ làm vì Tiền đi. Lương cao, chế độ tốt thì xắn tay lên mà làm. Còn trẻ nhưng tuổi thanh xuân qua nhanh lắm mà không chịu lăn xả, không trải nghiệm thì đến tuổi lớn U40 U50 rồi rất khó thay đổi.

Rất nhiều thế hệ 8X như anh làm 1 chỗ 1 vị trí rất nhiều năm, nhưng đến nay do thời và thế thay đổi muốn thi vào Big4 hay đổi bank khác thì hụt hẫng rất nhiều thứ. Vì tuổi là một chuyện, vì không va chạm Sale nhiều hay không có nhiều mối quan hệ nên rất thua thiệt trong việc xin bank khác. Cuộc chơi chỉ dành cho những ai luôn trong thế chủ động, thích ứng nhanh thời cuộc. Ai quen thụ động và an phận mà muốn thay đổi sẽ rất khó khăn, nhất cả với những người thi bank 1 lần là đậu làm đến 10 năm vì kỹ năng phỏng vấn không hề có, chưa nói bài vở vĩ mô, vi mô, vòng quay hàng tồn kho, bla bla quên sạch sẽ. Chưa nói tiếng Anh không sử dụng là cái như thua.

Việc làm đúng là khó kiếm. Thi bank 1 lần khó ở cả bank tư và bank quốc doanh. Nhưng không có nghĩa là vào làm rồi chúng ta không thay đổi được. Hay chưa làm mà đã thấy không hợp. Khó nhất là khi ta đi xin ý kiến người khác về vị trí chuẩn bị làm việc mà tính cách và con người đó không đồng pha với mình. Mình nội tâm, ít nói mà họ thì khá năng động và hoạt ngôn.

Lời khuyên luôn đưa ra là cứ tìm hiểu vừa đủ xài (50% thông tin), rồi dấn thân đi mới biết mình làm được hay không. Xây dựng cho mình 1 tính cách luôn chủ động, không ngại thay đổi tư duy và hành động con người mình. Đừng bao giờ nghĩ mãi chữ ỔN ĐỊNH và ỔN ĐỊNH. Hãy nghĩ đến chữ THÍCH NGHI.

Nhiều bạn hay nói anh, làm vị trí Hỗ trợ Tín dụng thì cần gì kỹ năng giao tiếp. Nói chứ khả năng giao tiếp nội bộ và bên ngoài lúc nào cũng cần. Nó làm cho tính cách và khả năng xây dựng quan hệ của mình lên tầm cao mới. Mạng lưới quan hệ tốt và rộng thì khả năng thăng tiến tại đơn vị hay xác suất nhảy bank được rất cao.



Còn ai đã thấy hạnh phúc cho lần chọn đầu tiên và quyết tâm làm đến giờ thì xin chúc mừng! Đó là một điều rất tuyệt, hãy tập trung cho điều đó nhé!

Chúc các em luôn tìm được việc TỐT.

TỐT ở đây là do mình nghĩ và cảm nhận nhé!!!

LIST BÀI VIẾT

TỰ SỰ

Mới làm ngân hàng 1 tuần đến 1 tháng đã bỏ cuộc!:
HOT - Mới làm ngân hàng 1 tuần đến 1 tháng đã bỏ cuộc!

Bạn đang sống cho chính mình, hay sống cho người khác xem?: Review - Bạn đang sống cho chính mình, hay sống cho người khác xem?

"Em sợ chỉ tiêu, thôi chắc em không làm ngân hàng này đâu!": HOT - "Em sợ chỉ tiêu, thôi chắc em không làm ngân hàng này đâu!"

Khoản thời gian chờ tốt nghiệp, bạn làm gì?: HOT - Khoản thời gian chờ tốt nghiệp, bạn làm gì?

TÔI THẤY MÌNH VÔ DỤNG!: Tâm sự - TÔI THẤY MÌNH VÔ DỤNG!



GÓC TƯ VẤN

Góc tư vấn: Lạc hướng đi, không biết làm gì và nên làm gì để thi ngân hàng!
HOT - Góc tư vấn: Lạc hướng đi, không biết làm gì và nên làm gì để thi ngân hàng!



KINH NGHIỆM THI NGÂN HÀNG

SINH VIÊN LÀM GÌ ĐỂ SAU NÀY RA TRƯỜNG LÀM NGÂN HÀNG?:
HOT - SINH VIÊN LÀM GÌ ĐỂ SAU NÀY RA TRƯỜNG LÀM NGÂN HÀNG?

NỘP HOÀI KHÔNG THẤY HỒI ÂM. DO MÌNH HAY DO BANK?: Review - NỘP HOÀI KHÔNG THẤY HỒI ÂM. DO MÌNH HAY DO BANK?

LÀM NGÂN HÀNG NÀO ĐÂY (2019): Review - LÀM NGÂN HÀNG NÀO ĐÂY (2019)

CHUẨN BỊ VÀO NGHỀ BANK - NHỮNG SAI LẦM NGU NGỐC: HOT - CHUẨN BỊ VÀO NGHỀ BANK - NHỮNG SAI LẦM NGU NGỐC

DUYÊN NGHỀ, NGHIỆP BANK: HOT - DUYÊN NGHỀ, NGHIỆP BANK.

CÁCH LUYỆN THI NGÂN HÀNG KHÔNG TỐN TIỀN!: Review - CÁCH LUYỆN THI NGÂN HÀNG KHÔNG TỐN TIỀN!

Lý do ngân hàng tuyển bạn! Và câu chuyện tuyển người sai, có hay không?: Review - Lý do ngân hàng tuyển bạn! Và câu chuyện tuyển người sai, có hay không?



SINH TỒN NƠI CÔNG SỞ

[LƯU Ý] NHỮNG NGÀY ĐẦU ĐI LÀM NGÂN HÀNG- PHẦN 1:
HOT - [Lưu ý] Những ngày đầu đi làm ngân hàng - Phần 1

[SINH TỒN NƠI CÔNG SỞ] NHỮNG NGÀY ĐẦU LÀM NGÂN HÀNG – PHẦN 2: HOT - [SINH TỒN NƠI CÔNG SỞ] NHỮNG NGÀY ĐẦU LÀM NGÂN HÀNG – PHẦN 2

KỸ NĂNG TỪ CHỐI: Review - KỸ NĂNG TỪ CHỐI

Cầm tay chỉ việc. Ngộ nhận những ngày đầu đi làm: Cầm tay chỉ việc. Ngộ nhận những ngày đầu đi làm

Học việc, thử việc tại ngân hàng: Cuộc sống muôn màu:

HOT - Học việc, thử việc tại ngân hàng: Cuộc sống muôn màu




Comments

Popular posts from this blog

Học việc, thử việc tại ngân hàng: Cuộc sống muôn màu

Xin hỏi định nghĩa về thoái thu và thoái chi??