Tư vấn về vấn dề Kiểm soát giải ngân trong hoạt động tín dụng
https://ub.com.vn/threads/tu-van-ve-van-de-kiem-soat-giai-ngan-trong-hoat-dong-tin-dung.261373/
Xin chào các anh, chị, em trong Diễn đàn ạ!
Nay mình có một thắc mắc nhỏ muốn được mọi người giải đáp ạ.
Tình hình mình được giao nhiệm vụ Kiểm soát giải ngân (theo quy trình bên mình sẽ có Một Trung tâm trực thuộc hội sở giám sát các hoạt động tín dụng và phi tín dụng tại chi nhánh). Đối với hoạt động này theo quy định nội bộ sẽ kiểm tra lại các giấy tờ từ Hồ sơ pháp lý, Hồ sơ tài sản bảo đảm, hồ sơ vay vốn, hồ sơ giải ngân. Theo quy trình nội bộ bên mình, trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ sẽ thuộc về chi nhánh; còn bộ phận mình chỉ kiểm tra tính đúng và đủ của hồ sơ giải ngân thôi. Vậy khi xảy ra sự vụ có yếu tố lừa đảo (Giấy chứng nhận QSDĐ giả, hồ sơ pháp lý cũng giả nốt); trách nhiệm sẽ thuộc về ai!
Mong mọi người giải đáp ạ!
Nay mình có một thắc mắc nhỏ muốn được mọi người giải đáp ạ.
Tình hình mình được giao nhiệm vụ Kiểm soát giải ngân (theo quy trình bên mình sẽ có Một Trung tâm trực thuộc hội sở giám sát các hoạt động tín dụng và phi tín dụng tại chi nhánh). Đối với hoạt động này theo quy định nội bộ sẽ kiểm tra lại các giấy tờ từ Hồ sơ pháp lý, Hồ sơ tài sản bảo đảm, hồ sơ vay vốn, hồ sơ giải ngân. Theo quy trình nội bộ bên mình, trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ sẽ thuộc về chi nhánh; còn bộ phận mình chỉ kiểm tra tính đúng và đủ của hồ sơ giải ngân thôi. Vậy khi xảy ra sự vụ có yếu tố lừa đảo (Giấy chứng nhận QSDĐ giả, hồ sơ pháp lý cũng giả nốt); trách nhiệm sẽ thuộc về ai!
Mong mọi người giải đáp ạ!
Cái này theo quy trình của bank bạn chứ. Làm sao mọi người ở đây biết chi tiết được. Bạn hỏi a/c trong phòng hoặc pháp chế xem.
Như bank mình thì quy định rõ là QHKH và hỗ trợ tín dụng. Vì 2 người này có cơ hội theo sát bản gốc hồ sơ
Như bank mình thì quy định rõ là QHKH và hỗ trợ tín dụng. Vì 2 người này có cơ hội theo sát bản gốc hồ sơ
Theo mình khi làm ở bank thì bộ phận nào cũng sẽ có rủi ro nhất định. Vị
trí kiểm soát giải ngân (đặc biệt là mô hình tập trung của HSC) thông
thường ít rủi ro hơn những bộ phận khác liên quan đến tín dụng. Tuy
nhiên khi có sự việc không mong muốn xảy ra thì CB KSGN có khả năng chịu
trách nhiệm liên đới. Do đó bạn cần đọc kỹ quy đình tín dụng, thẩm
định, nhận TSBĐ của đơn vị để biết được trách nhiệm của đơn vị tới đâu.
Ngoài ra một việc quan trọng nữa là trong quy trình kiểm soát rủi ro của
bank bạn thì bạn nằm ở khâu nào. Thường bank sẽ thiết lập các vòng kiểm
soát rủi ro. Chẳng hạn, bộ phận tín dụng và BGĐ đơn vị là vòng 1, KS
tín dụng và KSGN là vòng 2, KTKSNB là vòng 3. Mỗi bank sẽ có cách xác
định khác nhau tùy vào khả năng và khẩu vị rủi ro của từng bank. Việc
xác định này không chỉ giúp phối hợp tốt giữa KSGN với các bộ phận khác
mà còn giúp bạn xác định được trách nhiệm của mình. Vd: Nếu quy trình
nhận TSBĐ quy định trách nhiệm kiểm soát giấy tờ TSBĐ là của CB thẩm
định + kiểm soát + thủ kho, sản phẩm của quy trình là phiếu nhập kho đã
có chữ ký của các bên liên quan. Như vậy, khi KSGN, bạn chỉ chịu trách
nhiệm về số liệu, thông tin là phù hợp và khớp đúng giữa các hồ sơ,
không chịu trách nhiệm về tính thật giả của hồ sơ. Điều này sẽ rõ ràng
hơn nếu quy định về KSGN của bank bạn chỉ rằng "Đơn vị cung cấp hồ sơ
cho bộ phận KSGN chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của hồ sơ cung cấp".
Comments
Post a Comment