Tiếp tục tìm phương án tái cơ cấu cho DongA Bank
- Hoạt động kinh doanh của DongA Bank sẽ không bị ảnh hưởng dù không bổ sung được vốn điều lệ.
- Theo số liệu đã kiểm toán của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam, tính đến ngày 31/12/2018, kết quả hoạt động kinh doanh của DongA Bank có lỗ lũy kế, nguồn vốn chủ sở hữu bị âm.
Chiều 14/10, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á (DongA Bank) phát thông
cáo cho biết phương án chào bán cổ phần để bổ sung vốn điều lệ không
được đại hội đồng cổ đông thông qua, kết quả này sẽ không ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh của DongA Bank.
Trước đó, ngày 12/10, DongA Bank tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2019 sau 4 năm không tổ chức đại hội, kể từ khi bị Ngân hàng Nhà nước đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ tháng 8/2015. Sau khi bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt, cổ đông của DongA Bank cũng không được chuyển nhượng cổ phần, ngân hàng này cũng không công bố báo cáo tài chính.
Theo số liệu đã kiểm toán của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam, tính đến ngày 31/12/2018, kết quả hoạt động kinh doanh của DongA Bank có lỗ lũy kế, nguồn vốn chủ sở hữu bị âm.
Do đó, để bù đắp việc âm vốn chủ sở hữu, đảm bảo ngân hàng này có giá trị thực của vốn điều lệ đạt mức tối thiểu bằng vốn pháp định theo quy định, DongA Bank lựa chọn việc chào bán cổ phần riêng lẻ để tăng vốn điều lệ.Tại Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2019, Hội đồng quản trị của DongA Bank trình cổ đông phương án chào bán cổ phần để bổ sung vốn điều lệ. Toàn bộ số tiền thu được từ đợt chào bán cổ phần sẽ được sử dụng để bù đắp việc âm vốn chủ sở hữu, nâng cao năng lực tài chính.
Dù phương án này không được thông qua, tuy nhiên theo DongA Bank, kết quả này sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hội đồng Quản trị sẽ báo cáo Ban kiểm soát đặc biệt DongA Bank, Ngân hàng Nhà nước để Ngân hàng Nhà nước xem xét tái cơ cấu ngân hàng theo phương án khác theo quy định của pháp luật.
“Nguyên tắc cốt lõi khi thực hiện tái cơ cấu DongA Bank là luôn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, đảm bảo an toàn và ổn định hoạt động của DongA Bank cũng như hệ thống ngân hàng”, đại diện ngân hàng cho biết.
Trước đó, ngày 12/10, DongA Bank tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2019 sau 4 năm không tổ chức đại hội, kể từ khi bị Ngân hàng Nhà nước đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ tháng 8/2015. Sau khi bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt, cổ đông của DongA Bank cũng không được chuyển nhượng cổ phần, ngân hàng này cũng không công bố báo cáo tài chính.
Theo số liệu đã kiểm toán của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam, tính đến ngày 31/12/2018, kết quả hoạt động kinh doanh của DongA Bank có lỗ lũy kế, nguồn vốn chủ sở hữu bị âm.
Do đó, để bù đắp việc âm vốn chủ sở hữu, đảm bảo ngân hàng này có giá trị thực của vốn điều lệ đạt mức tối thiểu bằng vốn pháp định theo quy định, DongA Bank lựa chọn việc chào bán cổ phần riêng lẻ để tăng vốn điều lệ.Tại Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2019, Hội đồng quản trị của DongA Bank trình cổ đông phương án chào bán cổ phần để bổ sung vốn điều lệ. Toàn bộ số tiền thu được từ đợt chào bán cổ phần sẽ được sử dụng để bù đắp việc âm vốn chủ sở hữu, nâng cao năng lực tài chính.
Dù phương án này không được thông qua, tuy nhiên theo DongA Bank, kết quả này sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hội đồng Quản trị sẽ báo cáo Ban kiểm soát đặc biệt DongA Bank, Ngân hàng Nhà nước để Ngân hàng Nhà nước xem xét tái cơ cấu ngân hàng theo phương án khác theo quy định của pháp luật.
“Nguyên tắc cốt lõi khi thực hiện tái cơ cấu DongA Bank là luôn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, đảm bảo an toàn và ổn định hoạt động của DongA Bank cũng như hệ thống ngân hàng”, đại diện ngân hàng cho biết.
Theo Bnews/TTXVN
Comments
Post a Comment