Bốn cách nhận diện giấy tờ giả trong lĩnh vực công chứng
Hiện nay việc giả mạo chủ thể và giả mạo giấy tờ trong hoạt động công
chứng, không chỉ xảy ra ở các thành phố lớn lớn mà theo phản ánh của các
phương tiện truyền thông thì hầu hết các Tỉnh khắp cả nước cũng đều gặp
phải.
Theo bà Trần Thị Xuân Yến (Phòng Tư pháp quận 5, TP.HCM), có bốn cách để nhận diện giấy tờ giả:
Một là kiểm tra thật kỹ giấy tờ được xuất trình để nhận ra điều bất thường. Phân biệt việc tẩy xóa trên giấy tờ bằng hóa chất hoặc bằng cơ học: Nếu bằng cơ học thì thường lộ nhược điểm tại nơi tẩy xóa mất độ bóng láng cần thiết do có nhiều vết trầy xước; giấy ở chỗ tẩy xóa sẽ mỏng hơn bình thường; nền in ở vị trí tẩy, bao gồm cả dòng kẻ, bị phá hủy. Nếu tẩy bằng cơ học thì độ trơn bóng của giấy không tự nhiên, có khi nhợt nhạt, thay đổi màu sắc tại chỗ tẩy xóa; các nét chữ xung quanh vùng tẩy có thể bị mất hoặc thay đổi màu; các nét viết, in sau khi tẩy xóa thường to, đậm, nhòe.
Chữ ký giả thường không tự nhiên, không lưu loát, đường nét run, gãy, không có mối liên kết các nét, nét bắt đầu và nét kết thúc không sắc gọn…
Con dấu giả thì khoảng cách giữa các vành thường không đều; đường nét không liên tục, không tự nhiên; nét chữ không thẳng; kiểu chữ không đúng quy cách; bố cục các dòng chữ, hình vẽ không cân đối; các chi tiết như quốc huy, quốc hiệu khó thể hiện đầy đủ nên thường đọng mực, mờ nhòe…
Hai là tăng cường “tìm hiểu” hỏi đối tượng. Nếu phát hiện có điều bất thường hoặc nghi ngờ, công chức tiếp nhận hồ sơ hỏi một số chi tiết trên giấy tờ, văn bản và một số chi tiết có liên quan, đồng thời quan sát thái độ, hành vi của đối tượng.
Ba là cần trang bị công cụ hỗ trợ cho công chức tiếp nhận hồ sơ: Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ trình độ cao như sử dụng các máy soi, kính lúp để phóng đại quan sát các chi tiết trên giấy tờ, văn bản (dấu giả khi nhìn vào sẽ thấy chữ in trên mộc có những răng cưa còn dấu thật thì không; hình quốc huy nếu giả thì rất nhạt, mất một số chi tiết còn thật thì trông rất nét) cũng mang đến một số hiệu quả nhất định trong việc phòng ngừa.
Bốn là liên hệ các cơ quan, tổ chức nơi cấp giấy tờ, văn bản để xác minh: Khi thấy có dấu hiệu nghi ngờ thì chủ động liên hệ, yêu cầu các cơ quan này cung cấp những thông tin để xác minh tính hợp pháp của giấy tờ, văn bản.
Theo bà Trần Thị Xuân Yến (Phòng Tư pháp quận 5, TP.HCM), có bốn cách để nhận diện giấy tờ giả:
Một là kiểm tra thật kỹ giấy tờ được xuất trình để nhận ra điều bất thường. Phân biệt việc tẩy xóa trên giấy tờ bằng hóa chất hoặc bằng cơ học: Nếu bằng cơ học thì thường lộ nhược điểm tại nơi tẩy xóa mất độ bóng láng cần thiết do có nhiều vết trầy xước; giấy ở chỗ tẩy xóa sẽ mỏng hơn bình thường; nền in ở vị trí tẩy, bao gồm cả dòng kẻ, bị phá hủy. Nếu tẩy bằng cơ học thì độ trơn bóng của giấy không tự nhiên, có khi nhợt nhạt, thay đổi màu sắc tại chỗ tẩy xóa; các nét chữ xung quanh vùng tẩy có thể bị mất hoặc thay đổi màu; các nét viết, in sau khi tẩy xóa thường to, đậm, nhòe.
Chữ ký giả thường không tự nhiên, không lưu loát, đường nét run, gãy, không có mối liên kết các nét, nét bắt đầu và nét kết thúc không sắc gọn…
Con dấu giả thì khoảng cách giữa các vành thường không đều; đường nét không liên tục, không tự nhiên; nét chữ không thẳng; kiểu chữ không đúng quy cách; bố cục các dòng chữ, hình vẽ không cân đối; các chi tiết như quốc huy, quốc hiệu khó thể hiện đầy đủ nên thường đọng mực, mờ nhòe…
Hai là tăng cường “tìm hiểu” hỏi đối tượng. Nếu phát hiện có điều bất thường hoặc nghi ngờ, công chức tiếp nhận hồ sơ hỏi một số chi tiết trên giấy tờ, văn bản và một số chi tiết có liên quan, đồng thời quan sát thái độ, hành vi của đối tượng.
Ba là cần trang bị công cụ hỗ trợ cho công chức tiếp nhận hồ sơ: Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ trình độ cao như sử dụng các máy soi, kính lúp để phóng đại quan sát các chi tiết trên giấy tờ, văn bản (dấu giả khi nhìn vào sẽ thấy chữ in trên mộc có những răng cưa còn dấu thật thì không; hình quốc huy nếu giả thì rất nhạt, mất một số chi tiết còn thật thì trông rất nét) cũng mang đến một số hiệu quả nhất định trong việc phòng ngừa.
Bốn là liên hệ các cơ quan, tổ chức nơi cấp giấy tờ, văn bản để xác minh: Khi thấy có dấu hiệu nghi ngờ thì chủ động liên hệ, yêu cầu các cơ quan này cung cấp những thông tin để xác minh tính hợp pháp của giấy tờ, văn bản.
Trích nguồn tham khảo: BÁO PHÁP LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
Comments
Post a Comment