Việt Nam xóa xong ma trận sở hữu chéo ngân hàng


Hiện chỉ còn duy nhất 01 ngân hàng với 01 cặp sở hữu sở hữu cổ phần lẫn nhau, trong sở hữu cổ phần trực tiếp lẫn nhau giữa ngân hàng và doanh nghiệp.

Theo báo cáo cập nhật mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, đến thời điểm 30/6/2019, Việt Nam đã cơ bản xóa xong ma trận sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại.

Cụ thể, qua giám sát của Cơ quan Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, đến 30/6/2019, số cặp tổ chức tín dụng sở hữu chéo trực tiếp lẫn nhau về cơ bản đã khắc phục hết. Tình trạng này vào năm 2012 - thời điểm yêu cầu xử lý sở hữu chéo được đặt ra nổi bật là 7 cặp.

Về sở hữu cổ phần trực tiếp lẫn nhau giữa ngân hàng và doanh nghiệp, theo báo cáo trên, đến tháng 6/2019 chỉ còn lại 01 ngân hàng thương mại cổ phần với 01 cặp sở hữu cổ phần lẫn nhau. Trong khi đó, tình trạng này tại thời điểm tháng 6/2012 lên tới 56 cặp.

Trường hợp còn lại đó là Ngân hàng Á Châu - Công ty cổ phần Bất động sản Hòa Phát - Á Châu (tỷ lệ sở hữu của Ngân hàng Á Châu tại Công ty cổ phần Bất động sản Hòa Phát - Á Châu là 2,86% và ngược lại là 0,046%).

Để đạt được kết quả trên, thực tế quá trình xử lý và thoái vốn mất khá nhiều thời gian, một số trường hợp lỡ hẹn hoặc có yếu tố đặc thù của lịch sử để lại.

Quy định liên quan đã được Ngân hàng Nhà nước ấn định lộ trình trong Thông tư 36, có hiệu lực từ tháng 2/2015 với thời hạn cho 01 năm thực hiện. Nhưng đến vài năm sau một số thành viên mới thực hiện được.

Như tại Vietcombank, tỷ lệ sở hữu trên 5% tại MB, Eximbank, rồi tại OCB phải từng bước thoái vốn mới thực hiện xong; hay VietinBank cũng từng bước thoái tại Saigonbank…

Còn lại, việc một ngân hàng thương mại sở hữu cổ phần một ngân hàng thương mại khác, với tỷ lệ dưới 5%, hiện được xem như những khoản đầu tư đơn thuần và thông thường.

Cùng với kết quả cơ bản xóa bỏ tình trạng sở hữu chéo nói trên, một kết quả khác được chú ý là Ngân hàng Nhà nước đã tiến thêm một bước trong quy định về việc chặn nguồn tín dụng cho vay mua cổ phiếu ngân hàng, với quan điểm phải “tiền tươi thóc thật”; và quy định các vị trí cao cấp trong quản trị, điều hành ngân hàng thương mại không được kiêm nhiệm tại doanh nghiệp khác…

Những quy định trên cũng đã được luật hóa.

Theo Minh Đức

BizLive

Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc




Comments

Popular posts from this blog

Học việc, thử việc tại ngân hàng: Cuộc sống muôn màu

Xin hỏi định nghĩa về thoái thu và thoái chi??