Dón sự kiện lớn kết năm 2018, tỷ giá USD/VND hạ nhiệt
"Ở thời điểm này, vốn VND có giá hơn. Mà thị trường giờ cũng đã quen
rồi", lãnh đạo một ngân hàng thương mại trao đổi với VnEconomy về diễn
biến tỷ giá USD/VND, sau khi khép lại ngày đầu tiên đón sự kiện Cục Dự
trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất.
Thị trường Mỹ đêm qua thì không nhẹ nhàng như vậy.
2h sáng (giờ Việt Nam), Phố Wall chứng kiến cú rơi thẳng đứng cực mạnh của chỉ số DJIA, chỉ vài phút sau phán quyết của FED công bố.
Phán quyết, vì khác với những quyết định trước đó trong năm, kết quả cuộc họp lần này của FED đi cùng với kỳ vọng khác của giới đầu tư nói chung.
Mặc dù thị trường đã dự báo trước khả năng cơ quan này sẽ tiếp tục tăng lãi suất đồng USD lần thứ tư trong năm, nhưng một kỳ vọng khác đã nhen nhóm lên trước thềm sự kiện: có thể FED sẽ ngừng tăng lãi suất, hoặc tăng nốt lần này và dừng trong năm 2019.
Kỳ vọng trên một phần được "thắp lên" sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục có phản ứng, như một áp lực nào đó để FED ngừng quá trình tăng lãi suất; một số chuyên gia hàng đầu của Mỹ cũng lên tiếng trước thềm cuộc họp theo chiều hướng này.
Nhưng, FED tiếp tục độc lập và cứng rắn, với quyết định tăng thêm 0,25 điểm phần trăm lãi suất, cũng như tiếp tục hé mở khả năng tăng thêm hai lần nữa trong năm 2019 (hạ tần suất so với dự kiến ba lần đưa ra ở kỳ họp trước).
Trước thềm cuộc họp, với kỳ vọng lãi suất ngừng tăng hoặc có sự ôn hòa hơn của FED, chỉ số DJIA tăng mạnh, tăng tới hơn 300 điểm sát nút thời điểm công bố. Nhưng, như trên, chỉ vài phút sau phán quyết của FED được công bố, DJIA rơi thẳng đứng, mất hết số điểm tăng được trước đó. Và nếu tính cả chiều giảm với thời điểm -500 điểm, chỉ số này mất tới hơn 800 điểm - một phản ứng mạnh mẽ.
Với thị trường Việt Nam, bên cạnh phản ứng trên sàn chứng khoán, những con mắt quan tâm hẳn cũng nhìn về cặp tỷ giá USD/VND hôm nay - ngày đầu tiên đón quyết định tăng lãi suất của FED.
Thế nhưng, trên biểu niêm yết của các ngân hàng thương mại, giá USD bán ra đầu giờ sáng thậm chí còn giảm một bước khoảng 20 VND so với đóng cửa hôm qua. Một phần, giá bán này bắt nhịp cú rơi khá mạnh, tới 25 VND, của giá USD trên thị trường liên ngân hàng phiên liền trước.
Cuối ngày, giá USD bán ra của các ngân hàng thương mại vẫn ổn định, thậm chí giảm thêm một nhịp nữa, ở quanh 23.325 VND, giảm 35 VND so với mức 23.360 VND phổ biến đầu tuần này.
Ngày đầu tiên, trên thị trường chứng khoán Việt Nam các chỉ số diễn biến tương đối cân bằng, thậm chí có xu hướng hồi phục lên thay vì có phản ứng tiêu cực; tỷ giá USD/VND cũng có bước hạ nhiệt như trên. Cả hai chỉ báo có độ nhạy này đều không có nhiều xáo trộn.
Một ngày chưa vội khẳng định xu hướng. Nhưng theo góc nhìn của một lãnh đạo ngân hàng thương mại khi trao đổi với VnEconomy, đây là lần thứ tư trong năm nay FED tăng lãi suất, thị trường đã quen, đã dự báo trước và đã phản ánh trước.
Theo người trong cuộc này, ở thời điểm này, vốn VND mới là có giá, do yếu tố mùa vụ thường thấy cuối năm, cũng như trong xu hướng tăng lãi suất VND thể hiện gần đây. Hoạt động chuyển đổi ngoại tệ sang VND đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả cuối năm cũng thể hiện rõ.
Trong ngày đầu tiên, Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên tỷ giá trung tâm giữa VND với USD, nhưng trước đó cũng đã có chuỗi tăng từng bước để đón đầu sự kiện FED tăng lãi suất.
Mặt khác, theo vị lãnh đạo ngân hàng trên, điểm quan trọng nhất vẫn là việc cân đối, điều tiết gián tiếp của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường liên ngân hàng, cũng như các nguồn liên quan. Trong đó, điểm hoán đổi lãi suất giữa VND với USD được giữ hợp lý trong thời gian qua và hiện nay.
Trước đó, nhà điều hành cũng đã phát đi tín hiệu đảm bảo cung ngoại tệ nếu thị trường cần, quan việc thực hiện bán ngoại tệ kỳ hạn cho các tín dụng.
Và như thể hiện những tháng gần đây, sau biến động tỷ giá USD/VND từ cuối tháng 6/2018, rủi ro tỷ giá bộc lộ, hoạt động vay ngoại tệ có hướng dịch chuyển sang vay VND, tín dụng ngoại tệ đã giảm mạnh. Cùng đó, Ngân hàng Nhà nước vừa công định hướng về chính sách tín dụng ngoại tệ từ năm tới, theo hướng thu hẹp dần đối tượng.
Như vậy, ngày đầu tiên đón sự kiện FED tăng lãi suất đã trôi qua mà không có xáo trộn lớn về tỷ giá USD/VND.
Đó dự kiến cũng là sự kiện lớn cuối cùng, khép lại một năm 2018 đầy biến động, đặc biệt từ các yếu tố bên ngoài như FED bốn lần tăng lãi suất, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, đồng Nhân dân tệ giảm giá kỷ lục, lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ biến động mạnh…
Nhưng về cơ bản tỷ giá USD/VND vẫn biến động trong tầm kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước, không nhiều xáo trộn lớn và chỉ một vài thời điểm có biểu hiện căng thẳng trong năm.
Trong bối cảnh đó, tính chung 2018, Ngân hàng Nhà nước vẫn mua ròng được lượng lớn ngoại tệ và dự trữ ngoại hối quốc gia của Việt Nam tiếp tục có một năm cải thiện với kỷ lục mới.
Thị trường Mỹ đêm qua thì không nhẹ nhàng như vậy.
2h sáng (giờ Việt Nam), Phố Wall chứng kiến cú rơi thẳng đứng cực mạnh của chỉ số DJIA, chỉ vài phút sau phán quyết của FED công bố.
Phán quyết, vì khác với những quyết định trước đó trong năm, kết quả cuộc họp lần này của FED đi cùng với kỳ vọng khác của giới đầu tư nói chung.
Mặc dù thị trường đã dự báo trước khả năng cơ quan này sẽ tiếp tục tăng lãi suất đồng USD lần thứ tư trong năm, nhưng một kỳ vọng khác đã nhen nhóm lên trước thềm sự kiện: có thể FED sẽ ngừng tăng lãi suất, hoặc tăng nốt lần này và dừng trong năm 2019.
Kỳ vọng trên một phần được "thắp lên" sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục có phản ứng, như một áp lực nào đó để FED ngừng quá trình tăng lãi suất; một số chuyên gia hàng đầu của Mỹ cũng lên tiếng trước thềm cuộc họp theo chiều hướng này.
Nhưng, FED tiếp tục độc lập và cứng rắn, với quyết định tăng thêm 0,25 điểm phần trăm lãi suất, cũng như tiếp tục hé mở khả năng tăng thêm hai lần nữa trong năm 2019 (hạ tần suất so với dự kiến ba lần đưa ra ở kỳ họp trước).
Trước thềm cuộc họp, với kỳ vọng lãi suất ngừng tăng hoặc có sự ôn hòa hơn của FED, chỉ số DJIA tăng mạnh, tăng tới hơn 300 điểm sát nút thời điểm công bố. Nhưng, như trên, chỉ vài phút sau phán quyết của FED được công bố, DJIA rơi thẳng đứng, mất hết số điểm tăng được trước đó. Và nếu tính cả chiều giảm với thời điểm -500 điểm, chỉ số này mất tới hơn 800 điểm - một phản ứng mạnh mẽ.
Với thị trường Việt Nam, bên cạnh phản ứng trên sàn chứng khoán, những con mắt quan tâm hẳn cũng nhìn về cặp tỷ giá USD/VND hôm nay - ngày đầu tiên đón quyết định tăng lãi suất của FED.
Thế nhưng, trên biểu niêm yết của các ngân hàng thương mại, giá USD bán ra đầu giờ sáng thậm chí còn giảm một bước khoảng 20 VND so với đóng cửa hôm qua. Một phần, giá bán này bắt nhịp cú rơi khá mạnh, tới 25 VND, của giá USD trên thị trường liên ngân hàng phiên liền trước.
Cuối ngày, giá USD bán ra của các ngân hàng thương mại vẫn ổn định, thậm chí giảm thêm một nhịp nữa, ở quanh 23.325 VND, giảm 35 VND so với mức 23.360 VND phổ biến đầu tuần này.
Ngày đầu tiên, trên thị trường chứng khoán Việt Nam các chỉ số diễn biến tương đối cân bằng, thậm chí có xu hướng hồi phục lên thay vì có phản ứng tiêu cực; tỷ giá USD/VND cũng có bước hạ nhiệt như trên. Cả hai chỉ báo có độ nhạy này đều không có nhiều xáo trộn.
Một ngày chưa vội khẳng định xu hướng. Nhưng theo góc nhìn của một lãnh đạo ngân hàng thương mại khi trao đổi với VnEconomy, đây là lần thứ tư trong năm nay FED tăng lãi suất, thị trường đã quen, đã dự báo trước và đã phản ánh trước.
Theo người trong cuộc này, ở thời điểm này, vốn VND mới là có giá, do yếu tố mùa vụ thường thấy cuối năm, cũng như trong xu hướng tăng lãi suất VND thể hiện gần đây. Hoạt động chuyển đổi ngoại tệ sang VND đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả cuối năm cũng thể hiện rõ.
Trong ngày đầu tiên, Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên tỷ giá trung tâm giữa VND với USD, nhưng trước đó cũng đã có chuỗi tăng từng bước để đón đầu sự kiện FED tăng lãi suất.
Mặt khác, theo vị lãnh đạo ngân hàng trên, điểm quan trọng nhất vẫn là việc cân đối, điều tiết gián tiếp của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường liên ngân hàng, cũng như các nguồn liên quan. Trong đó, điểm hoán đổi lãi suất giữa VND với USD được giữ hợp lý trong thời gian qua và hiện nay.
Trước đó, nhà điều hành cũng đã phát đi tín hiệu đảm bảo cung ngoại tệ nếu thị trường cần, quan việc thực hiện bán ngoại tệ kỳ hạn cho các tín dụng.
Và như thể hiện những tháng gần đây, sau biến động tỷ giá USD/VND từ cuối tháng 6/2018, rủi ro tỷ giá bộc lộ, hoạt động vay ngoại tệ có hướng dịch chuyển sang vay VND, tín dụng ngoại tệ đã giảm mạnh. Cùng đó, Ngân hàng Nhà nước vừa công định hướng về chính sách tín dụng ngoại tệ từ năm tới, theo hướng thu hẹp dần đối tượng.
Như vậy, ngày đầu tiên đón sự kiện FED tăng lãi suất đã trôi qua mà không có xáo trộn lớn về tỷ giá USD/VND.
Đó dự kiến cũng là sự kiện lớn cuối cùng, khép lại một năm 2018 đầy biến động, đặc biệt từ các yếu tố bên ngoài như FED bốn lần tăng lãi suất, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, đồng Nhân dân tệ giảm giá kỷ lục, lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ biến động mạnh…
Nhưng về cơ bản tỷ giá USD/VND vẫn biến động trong tầm kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước, không nhiều xáo trộn lớn và chỉ một vài thời điểm có biểu hiện căng thẳng trong năm.
Trong bối cảnh đó, tính chung 2018, Ngân hàng Nhà nước vẫn mua ròng được lượng lớn ngoại tệ và dự trữ ngoại hối quốc gia của Việt Nam tiếp tục có một năm cải thiện với kỷ lục mới.
Comments
Post a Comment