Gửi tiết kiệm, câu chuyện muôn thuở
Tiết kiệm là phương thức huy động vốn
truyền thống, cũng được coi là phương thức lưu giữ và đầu tư an toàn
nhất của người dân. Ấy vậy mà xung quanh câu chuyện gửi tiết kiệm có rất
nhiều điều đáng bàn, tốt có, xấu có, bi hài cũng có luôn.
LTS: Chúng tôi xin giới thiệu bài dự thi của tác giả Đinh Thành Trung ở Hà Nội gửi tới cuộc thi viết về Chất lượng dịch vụ ngân hàng: Từ thực tiễn đến ước mong do Cafef phối hợp với báo Trí thức trẻ tổ chức.
--------
Tôi còn nhớ như in hình ảnh ông bà nội của tôi cầm trên tay 2 cuốn sổ tiết kiệm với số tiền cả vốn lẫn lãi là… hơn 1000 đồng. Hồi gửi tiết kiệm cũng đến mấy chỉ vàng, là số tiền một công chức tích cóp được cả năm. Ông kể hồi đó gửi tiền tiết kiệm trong ngân hàng rất yên tâm, cứ ngày ngày suy nghĩ xem đến năm này sẽ được bao nhiêu tiền, sẽ cho đứa này bao nhiêu, đứa kia thế nào để bọn nó có vốn làm ăn. Ấy vậy mà bẵng đi mấy chục năm giá trị đồng tiền giảm quá nhiều, dẫn đến mấy cuốn sổ tiết kiệm chỉ còn là mớ giấy vụn.
Câu chuyện như thế cũng thấy báo chí nói nhiều là gửi 30 năm chỉ còn bát phở, hay "cầm hơn bốn ngàn trong tay khách khóc ròng" cũng đã trở thành đề tài bàn tán của nhiều người. Không ít ý kiến cho rằng ngân hàng đã không thông cảm cho khách mà tìm cách đền bù cho thỏa đáng để khách không cảm thấy mình đối xử tệ. Về phía ngân hàng thì họ cũng buộc phải làm đúng theo nguyên tắc, dù 1 đồng cũng không được sai. Cả khách và ngân hàng đều không có lỗi nhưng nếu có một cách giải quyết khách hỗ trợ thêm cho khách chắc là sẽ tốt hơn.
Đó mới chỉ là một câu chuyện bi hài về gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Bỏ qua vụ "mấy chỉ vàng" mà tôi sẽ được ông nội cho nếu tính theo giá trị cách đây mấy chục năm, tôi lại nghe được chuyện mất tiền, vàng tiết kiệm của khách hàng. Ngân hàng là nơi an toàn bậc nhất để cất giữ tài sản, ấy vậy mà chuyện mất tiền tiết kiệm vẫn xảy ra. Giả sử một người khách gửi nhiều tiền, cỡ vài tỉ thì số tiền được bảo hiểm sẽ không đủ để bù lại khoản tiền bị mất. Có vụ còn phải ra tòa án để đòi bồi hoàn. Đâu phải ai cũng có thời gian theo đuổi kiện tụng, và chung quy lại là khách vẫn là người thiệt nhất nếu bị mất tiền.
Hiện nay, với công nghệ hiện đại thì tiền gửi của khách đã được bảo mật tốt hơn nhờ vào công nghệ thông tin. Các hệ thống bảo mật mạng thông tin cũng được các công ty uy tín xây dựng nhiều tầng lớp, bảo vệ tài sản của khách hàng một cách chắc chắn. Nhưng đã là máy móc thì có lúc sẽ bị trục trặc, và những ai đen đủi bởi trục trặc đó sẽ phải chịu hậu quả. Đáng lẽ ngân hàng có thể có cách giải quyết khác, vì rõ ràng khách hàng không có lỗi. Quy tắc của các ngân hàng lớn trên thế giới là trước tiên không đổ lỗi cho khách, vì đã là tiền gửi vào ngân hàng thì ngân hàng cần có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo quản số tiền đó cho khách.
Những câu chuyện nêu ra ở trên là hai trong số những sự việc lớn nổi lên của gửi tiết kiệm, một mảng truyền thống và cũng là quan trọng nhất của ngân hàng. Với ngân hàng Việt Nam, nơi người dân vẫn có sự tin tưởng lớn vào gửi tiết kiệm ngân hàng thì càng không nên để khách thiệt hại dù là cách này hay cách khác.
Theo tôi, dù chỉ là người dân đi gửi tiết kiệm thì cũng cần phải có kiến thức, cần biết những điều liên quan đến gửi tiết kiệm. Đầu tiên, ít nhất cũng cần biết gửi ở ngân hàng nào là an toàn nhất, bên cạnh việc xem ở đâu lãi suất cao nhất. Nhiều người cứ thấy ngân hàng nào lãi cao là gửi, nhưng thực tế số chênh nhau đó không quan trọng nhất, mà chất lượng dịch vụ và giải quyết thế nào khi gặp rủi ro mới là điều cốt yếu. Nếu một ngân hàng đã từng giải quyết thỏa đáng các trường hợp mất tiền của khách, hãy chọn ngân hàng đó, vì họ thực sự làm vì khách hàng, coi trọng khách hàng.
Về phía ngân hàng, trong thời buổi hiện nay cần lấy khách hàng làm trọng, bất kể khách gặp trường hợp mất tiền hay nhận tiền tiết kiệm quá ít cũng đều có cách giải quyết. Với trường hợp khách bị mất tiền, cùng với việc xác định lỗi là của ai thì ngân hàng cũng cần có tinh thần hỗ trợ, hợp tác với khách hàng để giải quyết ổn thỏa, với mục đích giúp khách lấy lại tiền. Còn việc đưa nhau ra tòa án là trường hợp xấu nhất, không nên để xảy ra vì cả khách và ngân hàng đều chịu thiệt.
Rõ ràng, trách nhiệm của ngân hàng trong những sự việc khách mất tiền là không thể phủ nhận. Cùng với việc kiểm soát nhân viên, không để họ dùng chữ ký khống của khách để lấy tiền thì ngân hàng còn cần xây dựng một hệ thống bảo mật tốt, đủ để bảo vệ tiền của khách. Với những khách hàng gửi tiền lâu năm nhận lại số tiền ít ỏi do tiền bị mất giá, cũng cần có một cơ chế từ nhà nước và cả ngân hàng để có phần tiền hỗ trợ cho các khách hàng này, để từ đó họ thêm tin tưởng vào ngân hàng.
LTS: Chúng tôi xin giới thiệu bài dự thi của tác giả Đinh Thành Trung ở Hà Nội gửi tới cuộc thi viết về Chất lượng dịch vụ ngân hàng: Từ thực tiễn đến ước mong do Cafef phối hợp với báo Trí thức trẻ tổ chức.
--------
Tôi còn nhớ như in hình ảnh ông bà nội của tôi cầm trên tay 2 cuốn sổ tiết kiệm với số tiền cả vốn lẫn lãi là… hơn 1000 đồng. Hồi gửi tiết kiệm cũng đến mấy chỉ vàng, là số tiền một công chức tích cóp được cả năm. Ông kể hồi đó gửi tiền tiết kiệm trong ngân hàng rất yên tâm, cứ ngày ngày suy nghĩ xem đến năm này sẽ được bao nhiêu tiền, sẽ cho đứa này bao nhiêu, đứa kia thế nào để bọn nó có vốn làm ăn. Ấy vậy mà bẵng đi mấy chục năm giá trị đồng tiền giảm quá nhiều, dẫn đến mấy cuốn sổ tiết kiệm chỉ còn là mớ giấy vụn.
Câu chuyện như thế cũng thấy báo chí nói nhiều là gửi 30 năm chỉ còn bát phở, hay "cầm hơn bốn ngàn trong tay khách khóc ròng" cũng đã trở thành đề tài bàn tán của nhiều người. Không ít ý kiến cho rằng ngân hàng đã không thông cảm cho khách mà tìm cách đền bù cho thỏa đáng để khách không cảm thấy mình đối xử tệ. Về phía ngân hàng thì họ cũng buộc phải làm đúng theo nguyên tắc, dù 1 đồng cũng không được sai. Cả khách và ngân hàng đều không có lỗi nhưng nếu có một cách giải quyết khách hỗ trợ thêm cho khách chắc là sẽ tốt hơn.
Đó mới chỉ là một câu chuyện bi hài về gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Bỏ qua vụ "mấy chỉ vàng" mà tôi sẽ được ông nội cho nếu tính theo giá trị cách đây mấy chục năm, tôi lại nghe được chuyện mất tiền, vàng tiết kiệm của khách hàng. Ngân hàng là nơi an toàn bậc nhất để cất giữ tài sản, ấy vậy mà chuyện mất tiền tiết kiệm vẫn xảy ra. Giả sử một người khách gửi nhiều tiền, cỡ vài tỉ thì số tiền được bảo hiểm sẽ không đủ để bù lại khoản tiền bị mất. Có vụ còn phải ra tòa án để đòi bồi hoàn. Đâu phải ai cũng có thời gian theo đuổi kiện tụng, và chung quy lại là khách vẫn là người thiệt nhất nếu bị mất tiền.
Hiện nay, với công nghệ hiện đại thì tiền gửi của khách đã được bảo mật tốt hơn nhờ vào công nghệ thông tin. Các hệ thống bảo mật mạng thông tin cũng được các công ty uy tín xây dựng nhiều tầng lớp, bảo vệ tài sản của khách hàng một cách chắc chắn. Nhưng đã là máy móc thì có lúc sẽ bị trục trặc, và những ai đen đủi bởi trục trặc đó sẽ phải chịu hậu quả. Đáng lẽ ngân hàng có thể có cách giải quyết khác, vì rõ ràng khách hàng không có lỗi. Quy tắc của các ngân hàng lớn trên thế giới là trước tiên không đổ lỗi cho khách, vì đã là tiền gửi vào ngân hàng thì ngân hàng cần có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo quản số tiền đó cho khách.
Những câu chuyện nêu ra ở trên là hai trong số những sự việc lớn nổi lên của gửi tiết kiệm, một mảng truyền thống và cũng là quan trọng nhất của ngân hàng. Với ngân hàng Việt Nam, nơi người dân vẫn có sự tin tưởng lớn vào gửi tiết kiệm ngân hàng thì càng không nên để khách thiệt hại dù là cách này hay cách khác.
Theo tôi, dù chỉ là người dân đi gửi tiết kiệm thì cũng cần phải có kiến thức, cần biết những điều liên quan đến gửi tiết kiệm. Đầu tiên, ít nhất cũng cần biết gửi ở ngân hàng nào là an toàn nhất, bên cạnh việc xem ở đâu lãi suất cao nhất. Nhiều người cứ thấy ngân hàng nào lãi cao là gửi, nhưng thực tế số chênh nhau đó không quan trọng nhất, mà chất lượng dịch vụ và giải quyết thế nào khi gặp rủi ro mới là điều cốt yếu. Nếu một ngân hàng đã từng giải quyết thỏa đáng các trường hợp mất tiền của khách, hãy chọn ngân hàng đó, vì họ thực sự làm vì khách hàng, coi trọng khách hàng.
Về phía ngân hàng, trong thời buổi hiện nay cần lấy khách hàng làm trọng, bất kể khách gặp trường hợp mất tiền hay nhận tiền tiết kiệm quá ít cũng đều có cách giải quyết. Với trường hợp khách bị mất tiền, cùng với việc xác định lỗi là của ai thì ngân hàng cũng cần có tinh thần hỗ trợ, hợp tác với khách hàng để giải quyết ổn thỏa, với mục đích giúp khách lấy lại tiền. Còn việc đưa nhau ra tòa án là trường hợp xấu nhất, không nên để xảy ra vì cả khách và ngân hàng đều chịu thiệt.
Rõ ràng, trách nhiệm của ngân hàng trong những sự việc khách mất tiền là không thể phủ nhận. Cùng với việc kiểm soát nhân viên, không để họ dùng chữ ký khống của khách để lấy tiền thì ngân hàng còn cần xây dựng một hệ thống bảo mật tốt, đủ để bảo vệ tiền của khách. Với những khách hàng gửi tiền lâu năm nhận lại số tiền ít ỏi do tiền bị mất giá, cũng cần có một cơ chế từ nhà nước và cả ngân hàng để có phần tiền hỗ trợ cho các khách hàng này, để từ đó họ thêm tin tưởng vào ngân hàng.
Comments
Post a Comment