Xài tiền người khác chuyển nhầm, coi chừng phạm tội
Bỗng dưng nhận được tiền từ tài khoản một người khác chuyển nhầm vào
tài khoản của mình, nếu không trả lại mà "ỉm" luôn có thể vướng vào các
hành vi vi phạm Luật hình sự.
Mới
đây, chị Nguyễn Thị Ngọc Mai, ngụ thị trấn Hậu Nghĩa, Đức Hòa (Long An)
phải gửi đơn tố cáo đến cơ quan công an tại TP.HCM để đòi lại hơn 20
triệu đồng chuyển nhầm vào tài khoản của người khác.
"Nếu
chứng minh được chủ sở hữu số tiền chuyển nhầm hoặc cơ quan có trách
nhiệm đã có yêu cầu trả lại mà người nhận vẫn cố tình không trả, hoặc
tiêu xài số tiền đó, thì người nhận tiền đã có dấu hiệu vi phạm tội
chiếm giữ trái phép tài sản"
Luật sư NGUYỄN HUY VIỆT
Rắc rối chuyển nhầm tài khoản
Chị Mai gửi đơn đến Công an quận Bình Tân và Công an TP.HCM tố cáo hành vi chiếm giữ, không trả lại tiền của ông V.Q.H. (ngụ quận Bình Tân, TP.HCM). Theo đơn, chị Mai là nhân viên kế toán nhà sách Thành Văn (Long An), nhà sách này có mua một số hàng hóa của Công ty Vinabook.
Ngày 4-9, chị Mai ra Ngân hàng Agribank chuyển số tiền hơn 20 triệu đồng cho Công ty Vinabook, nhưng do sơ suất chị đã ghi nhầm tài khoản của ông V.Q.H. - người từng làm việc tại Công ty Vinabook, nay đã nghỉ việc.
Sau khi phát hiện chuyển nhầm, chị Mai và chủ nhà sách liên hệ ông H. đề nghị hoàn trả tiền. Ông H. hứa sẽ trả nhưng hơn hai tháng qua ông không thực hiện, dù phía chị Mai đã nhiều lần đốc thúc.
Vì vậy, chị Mai và nhà sách nhờ thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận nội dung tin nhắn giữa chị và ông H. về việc hứa trả lại tiền. Đồng thời chị làm đơn tố cáo ông H. về hành vi chiếm giữ trái phép tài sản.
Việc chuyển nhầm tiền vào tài khoản như chị Mai vẫn thường xảy ra với nhiều người khi thao tác gửi tiền qua máy ATM hay laptop, điện thoại thông minh...
Trước đây có trường hợp ông L.T.H. chuyển nhầm vào tài khoản của bà P.T.H.P. 12,5 triệu đồng. Sau đó phía bà P.T.H.P. yêu cầu ông L.T.H. phải "hậu tạ" 2,5 triệu đồng thì mới chuyển trả lại. Ông L.T.H. đành phải đồng ý "hậu tạ" 2,5 triệu đồng để nhận lại số tiền đã chuyển nhầm.
Trường hợp khác như bà Nguyễn Hồng Nhung (Bình Dương) nhận được 5 triệu đồng qua tài khoản mà không biết ai chuyển cho mình, mấy ngày sau bà Như cũng không thấy ai hay ngân hàng liên hệ đòi lại, sẵn đang cần tiền trả tiền hàng nên bà đã sử dụng.
Bà Như băn khoăn liệu việc bà sử dụng số tiền ấy có sai phạm gì hay không.
Không trả coi chừng vi phạm hình sự.
Luật sư Nguyễn Thị Bích Trâm, Đoàn luật sư TP.HCM, cho rằng việc chuyển nhầm tiền vào tài khoản không làm mất quyền sở hữu của chủ sở hữu số tiền.
Đồng thời, tiền từ "trên trời rơi xuống" tài khoản thì cũng không mặc nhiên chủ tài khoản được sử dụng mà phải trả lại cho chủ sở hữu theo yêu cầu của họ nếu không muốn bị vướng lao lý.
Về sự việc của chị Mai chuyển nhầm tiền cho ông V.Q.H., luật sư Bích Trâm nhận định hành vi của ông V.Q.H. có dấu hiệu vi phạm của tội danh chiếm giữ trái phép tài sản theo khoản 1, điều 176 BLHS 2015.
Theo đó, việc cố tình chiếm giữ trái phép hơn 10 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Đồng tình quan điểm nhưng luật sư Nguyễn Huy Việt - Đoàn luật sư TP.HCM - bổ sung không phải trong trường hợp nào chiếm dụng tiền do người khác chuyển nhầm vào tài khoản cũng dẫn tới hậu quả là bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể có hai trường hợp:
Nếu có bằng chứng chứng minh rằng phía chủ sở hữu số tiền chuyển nhầm hoặc cơ quan có trách nhiệm đã có yêu cầu trả lại số tiền, người nhận được tiền biết nhưng vẫn cố tình không trả lại hoặc tiêu xài số tiền đó thì người nhận được tiền đã có dấu hiệu vi phạm tội "chiếm giữ trái phép tài sản" theo điều 176 BLHS 2015.
Nếu người vi phạm bị xử lý hình sự về tội danh này thì ngoài hình phạt tù, người vi phạm sẽ phải trả lại, bồi thường cho chủ sở hữu số tiền bị chiếm đoạt.
Trường hợp người nhận được tiền chuyển nhầm chiếm giữ, sử dụng tiền khi chủ sở hữu và cơ quan chức năng chưa có động thái đòi lại tiền, hoặc có đòi lại nhưng (do nhiều nguyên nhân về phương tiện, cách thức liên lạc...) dẫn đến người nhận được tiền không hề biết.
Trường hợp này việc làm của người nhận được tiền chưa đủ yếu tố để cấu thành tội phạm mà chỉ là vi phạm nghĩa vụ dân sự hoàn trả lại tài sản mình chiếm hữu không có căn cứ pháp luật - theo điều 579 Bộ luật dân sự năm 2015.
Theo đó, người có hành vi chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả lại chủ sở hữu hoặc bàn giao cho cơ quan chức năng có thẩm quyền. Nếu chiếm giữ, sử dụng thì người đó sẽ phải hoàn lại và bồi thường các thiệt hại phát sinh cho chủ sở hữu.
Chị Mai gửi đơn đến Công an quận Bình Tân và Công an TP.HCM tố cáo hành vi chiếm giữ, không trả lại tiền của ông V.Q.H. (ngụ quận Bình Tân, TP.HCM). Theo đơn, chị Mai là nhân viên kế toán nhà sách Thành Văn (Long An), nhà sách này có mua một số hàng hóa của Công ty Vinabook.
Ngày 4-9, chị Mai ra Ngân hàng Agribank chuyển số tiền hơn 20 triệu đồng cho Công ty Vinabook, nhưng do sơ suất chị đã ghi nhầm tài khoản của ông V.Q.H. - người từng làm việc tại Công ty Vinabook, nay đã nghỉ việc.
Sau khi phát hiện chuyển nhầm, chị Mai và chủ nhà sách liên hệ ông H. đề nghị hoàn trả tiền. Ông H. hứa sẽ trả nhưng hơn hai tháng qua ông không thực hiện, dù phía chị Mai đã nhiều lần đốc thúc.
Vì vậy, chị Mai và nhà sách nhờ thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận nội dung tin nhắn giữa chị và ông H. về việc hứa trả lại tiền. Đồng thời chị làm đơn tố cáo ông H. về hành vi chiếm giữ trái phép tài sản.
Việc chuyển nhầm tiền vào tài khoản như chị Mai vẫn thường xảy ra với nhiều người khi thao tác gửi tiền qua máy ATM hay laptop, điện thoại thông minh...
Trước đây có trường hợp ông L.T.H. chuyển nhầm vào tài khoản của bà P.T.H.P. 12,5 triệu đồng. Sau đó phía bà P.T.H.P. yêu cầu ông L.T.H. phải "hậu tạ" 2,5 triệu đồng thì mới chuyển trả lại. Ông L.T.H. đành phải đồng ý "hậu tạ" 2,5 triệu đồng để nhận lại số tiền đã chuyển nhầm.
Trường hợp khác như bà Nguyễn Hồng Nhung (Bình Dương) nhận được 5 triệu đồng qua tài khoản mà không biết ai chuyển cho mình, mấy ngày sau bà Như cũng không thấy ai hay ngân hàng liên hệ đòi lại, sẵn đang cần tiền trả tiền hàng nên bà đã sử dụng.
Bà Như băn khoăn liệu việc bà sử dụng số tiền ấy có sai phạm gì hay không.
Không trả coi chừng vi phạm hình sự.
Luật sư Nguyễn Thị Bích Trâm, Đoàn luật sư TP.HCM, cho rằng việc chuyển nhầm tiền vào tài khoản không làm mất quyền sở hữu của chủ sở hữu số tiền.
Đồng thời, tiền từ "trên trời rơi xuống" tài khoản thì cũng không mặc nhiên chủ tài khoản được sử dụng mà phải trả lại cho chủ sở hữu theo yêu cầu của họ nếu không muốn bị vướng lao lý.
Về sự việc của chị Mai chuyển nhầm tiền cho ông V.Q.H., luật sư Bích Trâm nhận định hành vi của ông V.Q.H. có dấu hiệu vi phạm của tội danh chiếm giữ trái phép tài sản theo khoản 1, điều 176 BLHS 2015.
Theo đó, việc cố tình chiếm giữ trái phép hơn 10 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Đồng tình quan điểm nhưng luật sư Nguyễn Huy Việt - Đoàn luật sư TP.HCM - bổ sung không phải trong trường hợp nào chiếm dụng tiền do người khác chuyển nhầm vào tài khoản cũng dẫn tới hậu quả là bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể có hai trường hợp:
Nếu có bằng chứng chứng minh rằng phía chủ sở hữu số tiền chuyển nhầm hoặc cơ quan có trách nhiệm đã có yêu cầu trả lại số tiền, người nhận được tiền biết nhưng vẫn cố tình không trả lại hoặc tiêu xài số tiền đó thì người nhận được tiền đã có dấu hiệu vi phạm tội "chiếm giữ trái phép tài sản" theo điều 176 BLHS 2015.
Nếu người vi phạm bị xử lý hình sự về tội danh này thì ngoài hình phạt tù, người vi phạm sẽ phải trả lại, bồi thường cho chủ sở hữu số tiền bị chiếm đoạt.
Trường hợp người nhận được tiền chuyển nhầm chiếm giữ, sử dụng tiền khi chủ sở hữu và cơ quan chức năng chưa có động thái đòi lại tiền, hoặc có đòi lại nhưng (do nhiều nguyên nhân về phương tiện, cách thức liên lạc...) dẫn đến người nhận được tiền không hề biết.
Trường hợp này việc làm của người nhận được tiền chưa đủ yếu tố để cấu thành tội phạm mà chỉ là vi phạm nghĩa vụ dân sự hoàn trả lại tài sản mình chiếm hữu không có căn cứ pháp luật - theo điều 579 Bộ luật dân sự năm 2015.
Theo đó, người có hành vi chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả lại chủ sở hữu hoặc bàn giao cho cơ quan chức năng có thẩm quyền. Nếu chiếm giữ, sử dụng thì người đó sẽ phải hoàn lại và bồi thường các thiệt hại phát sinh cho chủ sở hữu.
Ngân hàng có trách nhiệm hỗ trợ khách hàng
Giám đốc trung tâm thẻ của một ngân hàng thương mại cho biết các ngân
hàng đều có trách nhiệm trong việc hỗ trợ khách hàng xử lý tình huống
chuyển tiền nhầm tài khoản.
Trong đó, ngân hàng đầu gửi có hỗ trợ khách chuyển nhầm, còn ngân hàng
đầu nhận phải phối hợp tra soát, kêu gọi người nhận tiền chuyển nhầm trả
lại.
Tùy theo tài khoản nhận cùng hay khác hệ thống ngân hàng mà có quy trình xử lý khác nhau. Trường hợp tài khoản nhận cùng hệ thống, chủ tài khoản chuyển nhầm phải đến quầy của ngân hàng để yêu cầu tra soát chứng từ. Trường hợp tài khoản nhận khác ngân hàng, ngân hàng chuyển sẽ báo cho phía ngân hàng nhận về giao dịch nhầm này và phải chờ 3-5 ngày để phía ngân hàng đưa ra hướng xử lý. Ngân hàng đầu gửi sẽ làm thủ tục tra soát và báo cho ngân hàng đầu nhận thủ tục tra soát, so sánh hai thông tin để biết tài khoản nhận thực tế là ai. Nếu người nhận không hợp tác, về nguyên tắc ngân hàng bên nhận có quyền từ chối hợp tác. Tuy nhiên, ngân hàng nhận phải có trách nhiệm kêu gọi người nhận tiền nhầm trả tiền lại.
Người gửi có thể thông báo để nhờ ngân hàng đầu nhận phong tỏa số tiền
đã chuyển nhầm (người nhận thấy tiền nhưng không rút hay sử dụng được).
|
N
Comments
Post a Comment