Những chú ý dặc biệt quan trọng về ngày tháng trong chứng từ
1. Sự diễn đạt khác nhau về ngày tháng của chứng từ
Liệu NH có bắt lỗi “Ngày phát hành chứng từ bảo hiểm sau ngày giao hàng” khi: Vận đơn đường biển (bill of lading) ghi ngày giao hàng là ngày 02/01/2012 và chứng từ bảo hiểm lại ghi ngày phát hành là ngày 01/02/2012 (trên chứng từ bảo hiểm không có bất cứ một ghi chú nào khác về ngày hiệu lực)
Phân tích
Để giải quyết tình huống nêu trên các Anh/ Chị phải phân tích các vấn đề sau
Mục đích chung của việc đề ngày tháng trên chứng từ B/L, bảo hiểm là gì?
* Điều 13 ISBP quy định: Các hối phiếu, các chứng từ vận tải và các chứng từ bảo hiểm phải ghi ngày tháng, ngay cả khi Thư tín dụng không yêu cầu như thế. Yêu cầu về ngày tháng đối với một chứng từ mà không phải là các chứng từ nói trên, có thể đáp ứng bằng cách ghi tham chiếu vào ngày tháng của chứng từ khác trong cùng một lần xuất trình.
* Theo điều 81 Bộ Luật hàng hải, vận đơn có 3 chức năng chính sau đây:
- Thứ nhất, vận đơn là "bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận lên tàu số hàng hoá với số lượng, chủng loại, tình trạng như ghi rõ trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng. àvận đơn là cơ sở pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa người xếp hàng, nhận hàng và người chuyên chở. Vận đơn là căn cứ để nhận hàng và xác định số lượng hàng hoá người bán gửi cho người mua và dựa vào đó để ghi sổ, thống kê, theo dõi xem người bán (người chuyên chở) đã hoặc không hoàn thành trách nhiệm của mình như quy định trong hợp đồng mua bán ngoại thương (vận đơn).
- Thứ hai, "vận đơn gốc là chứng từ có giá trị, dùng để định đoạt và nhận hàng" hay nói đơn giản hơn vận đơn là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hoá ghi trong vận đơn. Vì vậy, vận đơn có thể mua bán, chuyển nhượng được.
- Thứ ba, vận đơn đường biển là bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng đường biển đã được ký kết.
Như vậy việc đề ngày tháng trên chứng từ BL là rất cần thiết để xác định ngày hiệu lực của vận đơn và để xác định ngày giao hàng thực tế.
* Chứng từ Bảo hiểm là sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm đối với người được bảo hiểm về những tổn thất của đối tượng bảo hiểm do những rủi ro đã thỏa thuận gây ra với điều kiện người được bảo hiểm đã thuê bảo hiểm cho đối tượng đó và nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm. Thông thường chứng từ bảo hiểm có quy định rõ người bảo hiểm, người được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm (hàng hóa), trị giá bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm, những rủi ro được bảo hiểm, hành trình được bảo hiểm, ngày hiệu lực. Ngày hiệu lực là căn cứ để xác định thời điểm ràng buộc trách nhiệm của người bảo hiểm đối với người được bảo hiểm. Trên đơn bảo hiểm sẽ ghi rõ bảo hiểm cho hàng hóa được chuyên chở từ nơi nào đến nơi nào và từ ngày nào. Việc hàng hóa được giao và phát sinh rủi ro trong chặng hành trình đó sẽ được bảo hiểm nếu rủi ro đó phát sinh sau khi cam kết của người bảo hiểm đối với người được bảo hiểm được hình thành (tức ngày hiệu lực của bảo hiểm). Chính vì vậy ngày của chứng từ bảo hiểm là rất quan trọng và không thể thiếu và sẽ phải trước ngày hàng hóa được giao tránh trường hợp tổn thất xảy ra trước ngày bảo hiểm có hiệu lực
Trong UCP 600, điều 28 cũng khẳng định lại việc thiết lập ngày trên chứng từ bảo hiểm như sau: “ Ngày phát hành chứng từ bảo hiểm không được muộn hơn ngày giao hàng, trừ khi trên chứng từ bảo hiểm thể hiện là bảo hiểm có hiệu lực kể từ ngày không chậm hơn ngày giao hàng”
2. Làm thế nào để nhận diện cách thể hiện “ ngày/ tháng/ năm” hoặc “tháng/ ngày/ năm” hoặc “năm/ tháng/ ngày” trên chứng từ
Hiện nay, trên thế giới phổ biến nhất là 2 cách định dạng ngày tháng theo tiêu chuẩn châu Âu và Mỹ, theo đó, nếu theo tiêu chuẩn Mỹ thì cách định dạng sẽ là MM/DD/YY – tháng/ ngày/ năm còn nếu theo tiêu chuẩn châu Âu thì cách định dạng sẽ là DD/MM/YY – ngày/ tháng/ năm. Cả 2 cách thể hiện này đều có giá trị ngang nhau trong giao dịch trên thị trường quốc tế.
Quy định về ngày tháng theo ISBP
Điều 18 ISBP quy định các ngày tháng có thể diễn đạt trong các hình thức khác nhau. Ví dụ: the 12th of November 2007 hoặc viết là 12 Nov 07, 12.11.2007, 12.11.07, 2007.11.12,11.12.07,121107….Nếu ngày dự định có thể được quyết định từ chứng từ hoặc từ các chứng từ khác cùng xuất trình thì bất cứ hình thức ghi ngày tháng nào nói trên cũng có thể chấp nhận.
Cách nhận diện
3. Theo thông lệ quốc tế các chứng từ của một bộ chứng từ xuất trình có bắt buộc phải thể hiện ngày tháng theo cùng một cách hay không?
Như chúng ta đã biết, UCP và ISBP không đưa ra bất cứ một quy định nào về việc các chứng từ xuất trình cho một bộ chứng từ bắt buộc phải thể hiện ngày tháng theo cùng một cách mà điều 18 ISBP đã khẳng định: các ngày tháng có thể diễn đạt trong các hình thức khác nhau. Và thực tế theo thông lệ quốc tế thì chúng ta cũng bắt buộc phải chấp nhận các cách diễn đạt khác nhau liên quan đến ngày tháng phát hành chứng từ. Bên cạnh đó, chứng từ ngoài việc được phát hành bởi người hưởng lợi (như INV, P/L, Ben’s cert) còn có thể được lập bởi các bên thứ ba khác như chứng từ bảo hiểm, chứng từ chứng nhận chất lượng hàng hóa, vận đơn. Không có một quy định nào bắt buộc tất cả các bên lập chứng từ đều phải thể hiện một format về ngày tháng giống nhau
4. Cách thể hiện ngày trên chứng từ bảo hiểm sẽ có rủi ro gì cho các bên tham gia giao dịch LC?
Việc phải chấp nhận các cách ghi ngày tháng khác nhau trên các chứng từ xuất trình, thực tế, có thể có những rủi ro không nhỏ cho các bên tham gia giao dịch LC, nhất là trong tình huống trên, khi có sự diễn đạt khác nhau giữa chứng từ bảo hiểm và vận đơn đường biển.
- Đối với nhà nhập khẩu và ngân hàng phát hành: thật khó để xác định xem ngày hiệu lực thực tế của chúng từ bảo hiểm là ngày 01 tháng 02 năm 2012 hay là ngày 02 tháng 01 năm 2012. Việc xác định ngày hiệu lực của bảo hiểm chính là căn cứ để khiếu nại đòi bồi thường trong trường hợp có tổn thất xảy ra với hàng hoá. Nếu công ty bảo hiểm khăng khăng rằng ngày hiệu lực của bảo hiểm là ngày 01 tháng 02 năm 2012 trong khi ngày xếp hàng trên vận đơn là ngày 02 tháng 01 năm 2012 mà tổn thất lại xảy ra trước ngày 01 tháng 02 năm 2012 thì sẽ dẫn đến tranh chấp kéo dài, gây thiệt hại không nhỏ về thời gian và vật chất cho các bên.
- Đối với nhà xuất khẩu thì việc xuất trình chứng từ như trên cũng gây những phiền toái không nhỏ khi tranh chấp xảy ra, người nhập khẩu có thể viện lý do “ Ngày phát hành chứng từ bảo hiểm sau ngày giao hàng” để trì hoãn thanh toán
Vậy để tránh sự nhầm lẫn, nên chăng là tên của tháng không nên dùng bằng chữ số.
Kết luận:
Qua các phân tích trên có thể thấy định dạng ngày tháng trong cùng một bộ chứng từ, cho dù nó thể hiện bằng cách viết châu Âu và/hoặc cách viết Mỹ và/ hoặc bất kỳ cách thể hiện nào khác không phải lý do để từ chối bộ chứng từ dựa vào lý do “Ngày phát hành chứng từ bảo hiểm sau ngày giao hàng” ?
Quan điểm của ICC tại R210 cũng khẳng định điều này; “Trong trường hợp không thể hiện chắc chắn thì phải không có biểu hiện nào khác trong chứng từ thể hiện là chỉ có một cách hiều duy nhất về ngày tháng đó”
Vậy để tránh sự nhầm lẫn, trên các chứng từ nên đề tháng bằng chữ trong cách thể hiện ngày tháng như: 1 Feb, 2012
Liệu NH có bắt lỗi “Ngày phát hành chứng từ bảo hiểm sau ngày giao hàng” khi: Vận đơn đường biển (bill of lading) ghi ngày giao hàng là ngày 02/01/2012 và chứng từ bảo hiểm lại ghi ngày phát hành là ngày 01/02/2012 (trên chứng từ bảo hiểm không có bất cứ một ghi chú nào khác về ngày hiệu lực)
Phân tích
Để giải quyết tình huống nêu trên các Anh/ Chị phải phân tích các vấn đề sau
Mục đích chung của việc đề ngày tháng trên chứng từ B/L, bảo hiểm là gì?
* Điều 13 ISBP quy định: Các hối phiếu, các chứng từ vận tải và các chứng từ bảo hiểm phải ghi ngày tháng, ngay cả khi Thư tín dụng không yêu cầu như thế. Yêu cầu về ngày tháng đối với một chứng từ mà không phải là các chứng từ nói trên, có thể đáp ứng bằng cách ghi tham chiếu vào ngày tháng của chứng từ khác trong cùng một lần xuất trình.
* Theo điều 81 Bộ Luật hàng hải, vận đơn có 3 chức năng chính sau đây:
- Thứ nhất, vận đơn là "bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận lên tàu số hàng hoá với số lượng, chủng loại, tình trạng như ghi rõ trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng. àvận đơn là cơ sở pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa người xếp hàng, nhận hàng và người chuyên chở. Vận đơn là căn cứ để nhận hàng và xác định số lượng hàng hoá người bán gửi cho người mua và dựa vào đó để ghi sổ, thống kê, theo dõi xem người bán (người chuyên chở) đã hoặc không hoàn thành trách nhiệm của mình như quy định trong hợp đồng mua bán ngoại thương (vận đơn).
- Thứ hai, "vận đơn gốc là chứng từ có giá trị, dùng để định đoạt và nhận hàng" hay nói đơn giản hơn vận đơn là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hoá ghi trong vận đơn. Vì vậy, vận đơn có thể mua bán, chuyển nhượng được.
- Thứ ba, vận đơn đường biển là bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng đường biển đã được ký kết.
Như vậy việc đề ngày tháng trên chứng từ BL là rất cần thiết để xác định ngày hiệu lực của vận đơn và để xác định ngày giao hàng thực tế.
* Chứng từ Bảo hiểm là sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm đối với người được bảo hiểm về những tổn thất của đối tượng bảo hiểm do những rủi ro đã thỏa thuận gây ra với điều kiện người được bảo hiểm đã thuê bảo hiểm cho đối tượng đó và nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm. Thông thường chứng từ bảo hiểm có quy định rõ người bảo hiểm, người được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm (hàng hóa), trị giá bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm, những rủi ro được bảo hiểm, hành trình được bảo hiểm, ngày hiệu lực. Ngày hiệu lực là căn cứ để xác định thời điểm ràng buộc trách nhiệm của người bảo hiểm đối với người được bảo hiểm. Trên đơn bảo hiểm sẽ ghi rõ bảo hiểm cho hàng hóa được chuyên chở từ nơi nào đến nơi nào và từ ngày nào. Việc hàng hóa được giao và phát sinh rủi ro trong chặng hành trình đó sẽ được bảo hiểm nếu rủi ro đó phát sinh sau khi cam kết của người bảo hiểm đối với người được bảo hiểm được hình thành (tức ngày hiệu lực của bảo hiểm). Chính vì vậy ngày của chứng từ bảo hiểm là rất quan trọng và không thể thiếu và sẽ phải trước ngày hàng hóa được giao tránh trường hợp tổn thất xảy ra trước ngày bảo hiểm có hiệu lực
Trong UCP 600, điều 28 cũng khẳng định lại việc thiết lập ngày trên chứng từ bảo hiểm như sau: “ Ngày phát hành chứng từ bảo hiểm không được muộn hơn ngày giao hàng, trừ khi trên chứng từ bảo hiểm thể hiện là bảo hiểm có hiệu lực kể từ ngày không chậm hơn ngày giao hàng”
2. Làm thế nào để nhận diện cách thể hiện “ ngày/ tháng/ năm” hoặc “tháng/ ngày/ năm” hoặc “năm/ tháng/ ngày” trên chứng từ
Hiện nay, trên thế giới phổ biến nhất là 2 cách định dạng ngày tháng theo tiêu chuẩn châu Âu và Mỹ, theo đó, nếu theo tiêu chuẩn Mỹ thì cách định dạng sẽ là MM/DD/YY – tháng/ ngày/ năm còn nếu theo tiêu chuẩn châu Âu thì cách định dạng sẽ là DD/MM/YY – ngày/ tháng/ năm. Cả 2 cách thể hiện này đều có giá trị ngang nhau trong giao dịch trên thị trường quốc tế.
Quy định về ngày tháng theo ISBP
Điều 18 ISBP quy định các ngày tháng có thể diễn đạt trong các hình thức khác nhau. Ví dụ: the 12th of November 2007 hoặc viết là 12 Nov 07, 12.11.2007, 12.11.07, 2007.11.12,11.12.07,121107….Nếu ngày dự định có thể được quyết định từ chứng từ hoặc từ các chứng từ khác cùng xuất trình thì bất cứ hình thức ghi ngày tháng nào nói trên cũng có thể chấp nhận.
Cách nhận diện
3. Theo thông lệ quốc tế các chứng từ của một bộ chứng từ xuất trình có bắt buộc phải thể hiện ngày tháng theo cùng một cách hay không?
Như chúng ta đã biết, UCP và ISBP không đưa ra bất cứ một quy định nào về việc các chứng từ xuất trình cho một bộ chứng từ bắt buộc phải thể hiện ngày tháng theo cùng một cách mà điều 18 ISBP đã khẳng định: các ngày tháng có thể diễn đạt trong các hình thức khác nhau. Và thực tế theo thông lệ quốc tế thì chúng ta cũng bắt buộc phải chấp nhận các cách diễn đạt khác nhau liên quan đến ngày tháng phát hành chứng từ. Bên cạnh đó, chứng từ ngoài việc được phát hành bởi người hưởng lợi (như INV, P/L, Ben’s cert) còn có thể được lập bởi các bên thứ ba khác như chứng từ bảo hiểm, chứng từ chứng nhận chất lượng hàng hóa, vận đơn. Không có một quy định nào bắt buộc tất cả các bên lập chứng từ đều phải thể hiện một format về ngày tháng giống nhau
4. Cách thể hiện ngày trên chứng từ bảo hiểm sẽ có rủi ro gì cho các bên tham gia giao dịch LC?
Việc phải chấp nhận các cách ghi ngày tháng khác nhau trên các chứng từ xuất trình, thực tế, có thể có những rủi ro không nhỏ cho các bên tham gia giao dịch LC, nhất là trong tình huống trên, khi có sự diễn đạt khác nhau giữa chứng từ bảo hiểm và vận đơn đường biển.
- Đối với nhà nhập khẩu và ngân hàng phát hành: thật khó để xác định xem ngày hiệu lực thực tế của chúng từ bảo hiểm là ngày 01 tháng 02 năm 2012 hay là ngày 02 tháng 01 năm 2012. Việc xác định ngày hiệu lực của bảo hiểm chính là căn cứ để khiếu nại đòi bồi thường trong trường hợp có tổn thất xảy ra với hàng hoá. Nếu công ty bảo hiểm khăng khăng rằng ngày hiệu lực của bảo hiểm là ngày 01 tháng 02 năm 2012 trong khi ngày xếp hàng trên vận đơn là ngày 02 tháng 01 năm 2012 mà tổn thất lại xảy ra trước ngày 01 tháng 02 năm 2012 thì sẽ dẫn đến tranh chấp kéo dài, gây thiệt hại không nhỏ về thời gian và vật chất cho các bên.
- Đối với nhà xuất khẩu thì việc xuất trình chứng từ như trên cũng gây những phiền toái không nhỏ khi tranh chấp xảy ra, người nhập khẩu có thể viện lý do “ Ngày phát hành chứng từ bảo hiểm sau ngày giao hàng” để trì hoãn thanh toán
Vậy để tránh sự nhầm lẫn, nên chăng là tên của tháng không nên dùng bằng chữ số.
Kết luận:
Qua các phân tích trên có thể thấy định dạng ngày tháng trong cùng một bộ chứng từ, cho dù nó thể hiện bằng cách viết châu Âu và/hoặc cách viết Mỹ và/ hoặc bất kỳ cách thể hiện nào khác không phải lý do để từ chối bộ chứng từ dựa vào lý do “Ngày phát hành chứng từ bảo hiểm sau ngày giao hàng” ?
Quan điểm của ICC tại R210 cũng khẳng định điều này; “Trong trường hợp không thể hiện chắc chắn thì phải không có biểu hiện nào khác trong chứng từ thể hiện là chỉ có một cách hiều duy nhất về ngày tháng đó”
Vậy để tránh sự nhầm lẫn, trên các chứng từ nên đề tháng bằng chữ trong cách thể hiện ngày tháng như: 1 Feb, 2012
Comments
Post a Comment