Cải cách hành chính dộng lực cho tăng trưởng


22/08/2019
Cải cách hành chính (CCHC), cải thiện môi trường kinh doanh được xác định là động lực thúc đẩy tăng trưởng hoạt động ngân hàng và hỗ trợ doanh nghiệp. Thời báo Ngân hàng phỏng vấn ông Tô Duy Lâm - Giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM về quá trình CCHC trong lĩnh vực ngân hàng.

Ảnh minh họa (nguồn internet)
Thưa ông, thời gian qua ngành Ngân hàng đã đạt được nhiều kết quả trong CCHC. Ở góc độ địa phương, ông có thể cho biết các TCTD đã có kết quả đột phá nào?
CCHC trong hoạt động ngân hàng trước hết phải nâng cao chỉ số tiếp cận tín dụng đối với doanh nghiệp và người dân. Đây là một trong những giải pháp được NHTW tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả trong những năm qua và được Chính phủ đánh giá cao. Trong đó, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng trên địa bàn, NHNN chi nhánh TP.HCM đã và đang tổ chức triển khai thực hiện các nội dung cốt lõi của cải cách thủ tục hành chính (TTHC), cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao chỉ số tiếp cận tín dụng.
Nhận thức được ý nghĩa tác động của hoạt động này là động lực thúc đẩy tăng trưởng hoạt động ngân hàng và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển trong thời gian qua và 6 tháng đầu năm 2019, nên chúng tôi xác định CCHC trong lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn gắn liền với việc thực hiện hiệu quả chương trình hành động 1355 của NHTW và 3907 của UBND TP.HCM về thực hiện Nghị quyết 35 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh.
Tôi cho rằng, kết quả nổi bật là hệ thống ngân hàng trên địa bàn đã nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng quản trị, điều hành và nâng cao hiệu quả quản lý. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm chi phí đầu vào và giảm lãi suất cho vay bền vững. Đặc biệt với quan điểm CCHC là nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng đối với doanh nghiệp và người dân, các TCTD trên địa bàn đã thực hiện cải tiến mô hình giao dịch, đổi mới quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục, giảm bớt phiền hà cho khách hàng vay vốn, nhưng phải giữ vững an toàn vốn vay.
Cụ thể, một số NHTM thời gian qua đã áp dụng hệ thống đăng ký khoản cho vay trực tuyến qua ứng dụng điện thoại đã tạo điều kiện cho khách hàng chủ động đăng ký khoản vay, giảm thiểu thời gian giao dịch. Nâng cao khả năng thẩm định để rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ cho vay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng nhanh hơn. Tiếp tục thực hiện cải tiến theo hình thức một cửa quy trình gửi tiết kiệm, quy trình dịch vụ chuyển tiền, kiều hối, dịch vụ thẻ, dịch vụ tiền mặt và các dịch vụ thanh toán khác… để giảm chi phí, rút ngắn thời gian cung cấp dịch vụ và thời gian chờ đợi của khách hàng đến giao dịch.
Theo ông, lãi suất hay cơ chế tiếp cận tín dụng, giải pháp nào quan trọng?
Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp phải được phát triển đồng bộ, trong đó chúng tôi đã tổ chức triển khai thực hiện các chương trình tín dụng của Chính phủ, NHTW và UBND TP.HCM về cho vay 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên, cho vay phát triển công nghiệp hỗ trợ, cho vay kích cầu đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Hơn nữa, chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp là giải pháp và hành động cụ thể trong tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tiếp tục được thực hiện, với trên 50.000 tỷ đồng được giải ngân cho vay lãi suất ưu đãi trong 5 tháng đầu năm 2019 đã tạo hiệu ứng lan tỏa về chính sách và niềm tin của doanh nghiệp đối với chính sách tiền tệ của NHTW.
Cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao chỉ số tiếp cận tín dụng thông qua việc tiếp tục tổ chức tốt công tác triển khai cơ chế chính sách của Chính phủ, của NHTW và UBND thành phố, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp, tăng cường hoạt động đối thoại và thông tin tuyên truyền về cơ chế chính sách. Các hoạt động phản ánh, phản biện chính sách và công tác phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể trên địa bàn có hiệu quả trong việc thực hiện các chương trình tín dụng phát triển kinh tế - xã hội, chương trình tín dụng chính sách, phát triển tài chính vi mô nhằm hạn chế tín dụng đen.
Những kết quả này về CCHC, về cải thiện môi trường kinh doanh của ngành Ngân hàng nói chung và hệ thống ngân hàng trên địa bàn nói riêng có tác động thúc đẩy và là động lực cho tăng trưởng của ngành Ngân hàng, hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển, tạo dư địa cho tăng trưởng trong những năm tiếp theo.
Trân trọng cảm ơn những chia sẻ của ông!
Theo Thời báo Ngân hàng

Comments

Popular posts from this blog

Xin hỏi định nghĩa về thoái thu và thoái chi??

Dề Thi Vietinbank - 10 dề (cập nhật 2020)

Học việc, thử việc tại ngân hàng: Cuộc sống muôn màu