Hộ nghèo và dối tượng chính sách tiếp cận công nghệ số, góp phần thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện
12/08/2019
“Việc nghiên cứu giáo dục tài chính cho hộ nghèo và các
đối tượng yếu thế thông qua điện thoại di động nhằm cung cấp cho khách hàng một
số bài học liên quan đến sản phẩm ngân hàng dành cho khách hàng, kỹ năng về
quản lý tiền, chi tiêu, dự toán ngân sách gia đình, tiết kiệm và tín dụng.
Thông qua đó, khách hàng nâng cao được kiến thức của mình liên quan đến lĩnh
vực ngân hàng và tài chính, từng bước làm quen với công nghệ số, góp phần thúc
đẩy phát triển tài chính toàn diện và thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc
gia”, Đó là thông tin được đưa ra tại buổi tọa đàm với chủ đề “Giáo dục tài
chính cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách qua điện thoại di động"
Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) vừa tổ chức.
Quang cảnh buổi tọa đàm
Buổi tọa đàm là hoạt động nằm trong
khuôn khổ thực hiện sáng kiến “Nghiên cứu khả năng tiếp cận giáo dục tài chính
của các hộ nghèo và các đối tượng yếu thế thông qua điện thoại di động” với sự
hợp tác giữa NHCSXH và Oxfam tại Việt Nam. Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Hoàng Minh
Tế - Trưởng Ban quản lý thực hiện sáng kiến chủ trì buổi toạ đàm.
Tham dự toạ đàm có đại diện Ủy viên
HĐQT NHCSXH, đại diện các tổ chức Oxfam, World Bank, tổ chức Hợp tác phát triển
Đức (GIZ), lãnh đạo các đơn vị tại Trụ sở chính cùng thành viên Ban quản lý
thực hiện sáng kiến và Ban phát triển sản phẩm NHCSXH.
Phát biểu khai mạc, Phó Tổng Giám đốc
Hoàng Minh Tế cho biết, trong chặng đường 17 năm xây dựng và phát triển, NHCSXH
đã trở thành một “điểm sáng” trong công tác giảm nghèo, phát triển kinh tế xã
hội được Quốc hội, Chính phủ, nhân dân ghi nhận và đánh giá cao. Hiện nay,
NHCSXH có 10.950 Điểm giao dịch xã, 179.394 Tổ tiết kiệm và vay vốn, tổng nguồn
vốn đạt hơn 210.000 tỷ đồng, dư nợ đạt trên 198.000 tỷ đồng với gần 7 triệu
khách hàng còn dư nợ. Trong nhiều năm qua, NHCSXH đã tiến hành các bước đi cần
thiết để tăng cường phát triển tài chính toàn diện trong cộng đồng khách hàng
của ngân hàng nói riêng và tại Việt Nam nói chung như: Mở rộng tiếp cận khách
hàng; tăng cường giáo dục tài chính cho các đối tác và khách hàng; các sản phẩm
của NHCSXH luôn hướng đến sự thuận tiện cho khách hàng; tăng cường bảo đảm
quyền lợi khách hàng và ứng dụng tài chính kỹ thuật số trong hoạt động.
Phó
Tổng Giám đốc Hoàng Minh Tế phát biểu khai mạc tại buổi toạ đàm
Việc nghiên cứu giáo dục tài chính
cho hộ nghèo và các đối tượng yếu thế tiếp thông qua điện thoại di động nhằm
cung cấp cho khách hàng một số bài học liên quan đến sản phẩm ngân hàng dành
cho khách hàng, kỹ năng về quản lý tiền, chi tiêu, dự toán ngân sách gia đình,
tiết kiệm và tín dụng từ đó khách hàng nâng cao được kiến thức của mình liên
quan đến lĩnh vực ngân hàng và tài chính, từng bước làm quen với công nghệ số,
góp phần thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện và thực hiện các Chương trình
mục tiêu quốc gia.
Theo báo cáo, Ban quản lý sáng kiến
đã được tiến hành nghiên cứu khảo sát về nhu cầu giáo dục tài chính của khách
hàng tại 3 tỉnh Hải Dương, Thanh Hóa và Quảng Ngãi. Kết quả khảo sát cho thấy
trên 80% khách hàng được phỏng vấn đều nhận thức lợi ích của giáo dục tài chính
đối với bản thân và gia đình. Trên cơ sở kết quả khảo sát, NHCSXH thiết kế và
thử nghiệm phần mềm ứng dụng giáo dục tài chính trên điện thoại di động (gọi
tắt là App giáo dục tài chính) với giao diện, tính năng đơn giản, dễ hiểu, dễ
sử dụng, phù hợp với đối tượng hộ nghèo và đối tượng chính sách.
Hộ nghèo và đối
tượn chính sách từng bước làm quen với công nghệ số, góp phần thúc đẩy phát
triển tài chính toàn diện và thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia
Là khách hàng đã trải nghiệm phần mềm
giáo dục tài chính trên điện thoại di động, bà Hoàng Thị Lợi, Tổ trưởng Tổ tiết
kiệm và vay vốn thuộc Hội Nông dân thôn Phú An, xã Cao An, huyện Cẩm Giàng (Hải
Dương) chia sẻ, phần mềm dễ sử dụng và cung cấp nhiều thông tin hữu ích. Nội
dung phần mềm chia làm 2 phần là Giới thiệu về NHCSXH và Kiến thức quản lý tài
chính gia đình với thiết kế mục tra cứu có nội dung ngắn gọn, dễ thao tác, từ
đó giúp cho mọi đối tượng khi tìm hiểu đều có thể nhanh chóng nắm bắt được nội
dung và dễ hiểu, dễ nhớ.
Bà Lê Kim Thái, đại diện Tổ chức
Oxfam, cho biết thêm: Khi thực hiện chương trình này, đối tượng cốt lõi luôn
được quan tâm là phụ nữ, đảm bảo sự tham gia cũng như thụ hưởng chương trình
của họ. Chính vì vậy, xuyên suốt các giai đoạn từ thiết kế chương trình đến
triển khai đều có sự cân nhắc tới quyền của phụ nữ; đánh giá nhu cầu của những
nhóm lao động nữ nhằm đảm bảo được ít nhất 50% đối tượng được khảo sát là phụ
nữ ở các chi nhánh NHCSXH tại địa phương. Đến giai đoạn triển khai thí nghiệm
chương trình App giáo dục tài chính này cũng đảm bảo có sự nghiên cứu, khảo sát
có phân tách giới, nhằm đáp ứng được nhu cầu đặc thù của phụ nữ trong vay vốn
và sử dụng vốn.
Chia sẻ thông tin tại buổi đàm, ông
Phan Cử Nhân, Giám đốc Ban HTQT&TT (NHCSXH) cho biết: Trên cơ sở thí điểm 6
tháng qua, dự án đạt được những thành công và vượt mục tiêu ban đầu đã đề ra,
NHCSXH tiếp tục hợp tác với Oxfam triển khai giai đoạn 2 nhằm hoàn thiện hơn nữa
App giáo dục tài chính; đồng thời truyền thông, hướng dẫn sử dụng rộng rãi ứng
dụng này tới khách hàng của NHCSXH.
Tại buổi tọa đàm, ngoài các bài tham
luận đến từ NHCSXH, tổ chức Oxfarm và khách hàng NHCSXH còn có nhiều ý kiến
đóng góp về tính năng và giải pháp triển khai hiệu quả. Các đại biểu cũng đã
thảo luận theo hình thức hỏi đáp, giao lưu với các đại biểu tham dự; thảo luận
về định hướng, cơ hội và khuyến nghị, giáo dục tài chính là cầu nối với dịch vụ
tài chính cho người nghèo.
Đa số các đại biểu tham dự đều đánh
giá việc áp dụng App giáo dục tài chính đối với khách hàng của NHCSXH sáng tạo,
có tính thiết thực cao giúp đưa được kiến thức tài chính đến với khách hàng.
Kết thúc buổi toạ đàm, Phó Tổng Giám
đốc Hoàng Minh Tế ghi nhận các ý kiến đóng góp, phản hồi để tiếp tục hoàn
thiện, bổ sung thêm các thông tin, dịch vụ cần thiết và có ích cho khách hàng.
Với những thành công bước đầu của dự án, trong thời gian tới NHCSXH sẽ tiếp tục
phối hợp với Oxfarm truyền thông đào tạo, mở rộng tính năng và hướng dẫn sử
dụng rộng rãi đến hộ nghèo, phụ nữ và các đối tượng yếu thế.
NN
Comments
Post a Comment