Tọa dàm chia sẻ kinh nghiệm của Hàn Quốc trong lĩnh vực Fintech
29/08/2019
Ngày 29/8/2019 tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(NHNN), NHNN phối hợp với Cơ quan Dịch vụ Giám sát Tài chính Hàn Quốc (FSS) tổ
chức buổi tọa đàm với chủ đề: “Chia sẻ kinh nghiệm của Hàn Quốc trong lĩnh vực
Fintech”.
Quang cảnh buổi Tọa đàm
Tham dự buổi Tọa đàm có Đ/c Lê Minh
Hưng - Thống đốc NHNN, ông YoonSuk Heun - Thống đốc FSS và các đại biểu đến từ
các đơn vị, Vụ, Cục của NHNN, các chuyên gia của FSS và Văn phòng FSS tại Hà
Nội.
Thống
đốc Lê Minh Hưng phát biểu khai mạc Tọa đàm
Phát biểu khai mạc buổi Tọa đàm, Đ/c
Lê Minh Hưng - Thống đốc NHNN chào mừng Thống đốc và các chuyên gia của FSS đã
dành thời gian chia sẻ với NHNN kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc xây dựng
khuôn khổ quản lý hoạt động công nghệ tài chính (Fintech). Thống đốc Lê Minh
Hưng cho biết, sự phát triển của lĩnh vực Fintech trên thế giới trong vài năm
trở lại đây đã mang đến những lợi ích cũng như trải nghiệm mới với nhiều ưu
điểm cho người sử dụng và xã hội. Đổi mới, ứng dụng công nghệ hiện đại trong
hoạt động ngân hàng là mối quan tâm rất lớn của Chính phủ Việt Nam nói chung và
của NHNN nói riêng. Xu hướng bùng nổ trong việc ứng dụng công nghệ vào các hoạt
động ngân hàng trong bối cảnh cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư đem lại
nhiều lợi ích cho người dân như cung cấp các phương thức giao dịch nhanh chóng,
thuận tiện. Tại Việt Nam, làn sóng Fintech mang đến cho thị trường tài chính -
ngân hàng những thay đổi tích cực, bên cạnh sự phát triển ổn định, lành mạnh
của các định chế tài chính truyền thống.
Nhận thức được tầm quan trọng của
Fintech và tương lai phát triển của lĩnh vực này tại Việt Nam, cùng với chủ
trương hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Chính phủ, NHNN đã
tiếp cận với Fintech một cách chủ động thông qua việc thành lập Ban Chỉ đạo về
lĩnh vực Fintech của NHNN vào tháng 03/2017 với mục tiêu hoàn thiện hệ sinh
thái (trong đó khuôn khổ pháp lý là ưu tiên hàng đầu) để hỗ trợ cho các công ty
Fintech cung ứng các dịch vụ, giải pháp trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam.
Do vậy, buổi tọa đàm này được NHNN và FSS phối hợp tổ chức nhằm tăng cường kiến
thức và kinh nghiệm quản lý cho cán bộ của NHNN trong việc xây dựng cơ chế
chính sách và ban hành các quy định nhằm thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực
công nghệ Fintech tại Việt Nam.
Ông
YoonSuk Heun - Thống đốc FSS phát biểu tại Tọa đàm
Phát biểu tại buổi Tọa đàm, ông
YoonSuk Heun - Thống đốc FSS cho biết, Hàn Quốc là một trong những quốc gia có
hệ sinh thái Fintech phát triển ở khu vực Châu Á nhờ thế mạnh về hạ tầng công
nghệ thông tin, viễn thông; phương pháp nghiên cứu, đào tạo hiệu quả của các
trường đại học hàng đầu... Trong lĩnh vực Fintech, các cơ quan quản lý của Hàn
Quốc đã xây dựng cơ chế chính sách và các quy định nhằm thúc đẩy sự phát triển
của lĩnh vực Fintech, như ban hành Cơ chế quản lý thử nghiệm cho lĩnh vực tài
chính (Fintech Regulatory Sandbox); thành lập Quỹ hợp tác công để hỗ trợ các
doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực Fintech, v.v...
Thống đốc FSS hy vọng, những trao
đổi, thảo luận và thông tin chia sẻ từ các chuyên gia FSS tại buổi Tọa đàm này
sẽ là nguồn thông tin hữu ích đối với các Vụ, Cục NHNN trong quá trình nghiên
cứu, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho lĩnh vực Fintech tại Việt Nam, đặc biệt
là việc hoàn thiện Cơ chế quản lý thử nghiệm hoạt động Fintech trong lĩnh vực
ngân hàng và Cơ chế quản lý hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam trong
thời gian tới.
Ông
Jang Kyung Woon - Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Đổi mới công nghệ tài chính FSS
trao đổi tại Tọa đàm
Tại buổi Tọa đàm, ông Jang Kyung Woon
- Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Đổi mới công nghệ tài chính FSS và ông Kim Gabje -
Trưởng phòng, Văn phòng Đổi mới công nghệ tài chính FSS đã trình bày và trao
đổi với các đại biểu của NHNN về khuôn khổ quản lý thử nghiệm hoạt động Fintech
trong lĩnh vực ngân hàng và cơ chế quản lý hoạt động cho vay ngang hàng tại Hàn
Quốc. Trực tiếp giải đáp các câu hỏi của các đại biểu, các chuyên gia của FSS
đã chỉ ra những thuận lợi cũng như những vấn đề còn lưu ý khi triển khai các
hoạt động này tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
CKH
Comments
Post a Comment