Nhiều ngân hàng thương mại dã dồng loạt công bố quyết định giảm lãi suất

01/08/2019
Nhằm tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế từ nay đến cuối năm 2019 theo mục tiêu của Quốc hội và Chính phủ, cuối chiều 31/7, nhiều ngân hàng thương mại đã đồng loạt công bố quyết định giảm lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND. Đây là lần thứ hai kể từ đầu năm 2019 các ngân hàng giảm lãi suất cho vay. Việc giảm lãi suất cho vay của các NHTM, xuất phát từ nhu cầu của khách hàng và sự chia sẻ của ngành Ngân hàng đối với nền kinh tế.

Việc giảm lãi suất cho vay của các NHTM , xuất phát từ nhu cầu của khách hàng và sự chia sẻ của ngành Ngân hàng đối với nền kinh tế

Theo đó, NHTMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) công bố giảm 0,5%/năm sàn lãi suất cho vay VND ngắn hạn từ 01/8/2019 đến hết 31/12/2019 cho các nhu cầu vốn có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả, đáp ứng các điều kiện tín dụng theo đúng quy định và đem lại lợi ích tổng thể cho Vietinbank phục vụ lĩnh vực nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn, theo chuỗi liên kết; phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) cũng công bố giảm 0,25-0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn VND đối với 5 lĩnh vực ưu tiên so với mặt bằng hiện tại (thấp hơn 0,75-1%/năm so với trần quy định của NHNN) và giảm 0,5%/năm trần lãi suất cho vay  ngắn hạn đối với lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh;
Còn Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) giảm trần lãi suất cho vay 0,5%/năm  về mức 5,5%/năm (thấp hơn 1,0%/năm trần quy định của NHNN) đối với đối tượng ưu tiên (Kinh doanh hàng xuất khẩu, Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, Phục vụ kinh doanh doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao). Các đối tượng còn lại thuộc 5 lĩnh vực ưu tiên vẫn tiếp tục áp dụng trần lãi suất cho vay tối đa 6,0%/năm (thấp hơn 0,5%/năm so với trần quy định của NHNN). Bên cạnh đó, kể từ ngày 01/08 - 31/12/2019, BIDV triển khai 2 gói tín dụng quy mô 70.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi thấp hơn 0,5%/năm so với lãi suất cho vay thông thường, cụ thể: (i) SMEs: 60,000 tỷ đồng và (ii) Doanh nghiệp siêu nhỏ, Start-up: 10,000 tỷ đồng;
Trong giai đoạn 01/08-31/12/2019, NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn VND đối với 5 lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và start-up.
Nhóm ngân hàng TMCP cũng thực hiện nhiều chương trình ưu đãi cho vay với lãi suất thấp. Điển hình có, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) công bố gói vay 3.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi từ 7,5%/năm kể từ ngày 01.08.2019, gồm Chương trình ưu đãi SME 2019 và Chương trình tín dụng kết nối Ngân hàng – Doanh Nghiệp dành cho khách hàng doanh nghiệp. Chương trình ưu đãi SME 2019 ưu đãi theo gói nhằm đem lại hiệu quả cao nhất về tài chính cho khách hàng; khách hàng đáp ứng điều kiện tham gia chương trình sẽ được hưởng lãi suất vay ngắn hạn tối thiểu 7.5%/năm cùng với ưu đãi (giảm) phí dịch vụ. Chương trình tín dụng kết nối Ngân hàng – Doanh Nghiệp, ACB hướng đến các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM kinh doanh các ngành nghề trọng tâm của thành phố với mức lãi suất vay ngắn hạn từ 7,5%/năm, trung dài hạn từ 9%/năm.
Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) cũng triển khai 2 gói cho vay ngắn hạn VND ưu đãi, gồm: Gói 3.000 tỷ đồng với lãi suất tối đa 6,5%/năm đối với 5 lĩnh vực ưu tiên; Gói 4.000 tỷ đồng với lãi suất tối đa 7-7,5%/năm đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Cũng sau ngày 01/08/2019, Ngân hàng TMCP (Techcombank) áp dụng ưu đãi lãi suất cho vay ngắn hạn VND cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) với mức lãi suất giảm khoảng 0,5% so với mức hiện tại đối với những khách hàng nằm các chương trình kinh doanh trọng tâm của Techcombank và đưa mức lãi suất cho vay mới trung bình về khoảng 7,5%/năm, áp dụng đến 31/12/2019.
NN



http://ttvn.vn/ngan-hang/bat-ngo-cac-ngan-hang-dong-loat-giam-manh-lai-suat-huy-dong-420191811104012617.htm

Bất ngờ các ngân hàng đồng loạt giảm mạnh lãi suất huy động

Đây là đợt điều chỉnh lãi suất mạnh nhất kể từ đầu năm đến nay...

Theo quan sát của chúng tôi, sáng 18/11, hàng loạt ngân hàng đã điều chỉnh biểu lãi suất huy động tiền gửi. Trong đó, lãi suất giảm mạnh ở nhiều kỳ hạn.
Tại VietinBank, lãi suất cao nhất hiện nay chỉ còn 6,8%/năm, giảm 0,2 điểm phần trăm so với trước đó. Mức lãi suất này áp dụng cho các kỳ hạn từ 24 tháng đến trên 36 tháng.
TPBank cũng thay đổi lãi suất huy động ngay trong sáng nay (18/11), mức lãi suất cao nhất khi gửi tại quầy của ngân hàng này từ 8,6%/năm xuống còn 7,6%/năm.
Cụ thể, tại kỳ hạn 24 tháng, lãi suất cao nhất hiện chỉ còn 7,6%/năm. Trong khi trước đó, ở kỳ hạn này, TPBank áp dụng lãi suất lên tới 8,6%/năm cho khách hàng gửi từ 100 tỷ trở lên. Các kỳ hạn khác cũng trong xu hướng giảm, mức điều chỉnh từ 0,1-0,2 điểm phần trăm.
Trong khi đó, cuối tuần trước, VPBank cũng đã công bố biểu lãi suất mới, giảm mạnh ở hàng loạt kỳ hạn. Mức lãi suất cao nhất khi gửi tại quầy của nhà băng này chỉ còn 7,6%/năm, giảm 0,4 điểm phần trăm so với trước đó. Mức lãi suất cao nhất này áp dụng cho kỳ hạn 18 tháng, 36 tháng, khi gửi từ 5 tỷ trở lên.
Ngoài ra, tại kỳ hạn 12 tháng, lãi suất giảm 0,2 điểm phần trăm xuống mức 6,95%-7,15%/năm. Lãi suất huy động kỳ hạn 9 tháng giảm 0,3 điểm phần trăm xuống còn 7,1%/năm.
Tại VietCapitalBank, sau khi giảm 0,1 điểm phần trăm hồi đầu tháng 11, lãi suất huy động tại nhà băng này tiếp tục giảm mạnh tới 0,4 điểm phần trăm. Lãi suất tiền gửi cao nhất tại VietCapitalBank hiện chỉ còn 8,1%/năm, thay vì mức 8,6%/năm trước đó.
Theo nguồn tin của chúng tôi, số ngân hàng tham gia vào đợt giảm lãi suất huy động lần này sẽ còn mở rộng và sẽ sớm được thông báo trong hôm nay hoặc vài ngày tới. Trong đó, một ngân hàng lớn là Vietcombank cũng cho biết sẽ giảm lãi suất.
Trước đó, tại báo cáo trước Quốc hội về việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết: "Phấn đấu năm 2020 giảm ít nhất 0,5% lãi suất cho vay, đặc biệt là đối với những lĩnh vực ưu tiên".
Động thái giảm lãi suất đầu vào hàng loạt ở thời điểm này gây khá nhiều bất ngờ bởi thông thường những tháng cuối năm là giai đoạn mà các nhà băng cần huy động vốn nhiều nhất cho mùa kinh doanh cuối năm và đầu năm mới.
Tuy nhiên điều này cũng cho thấy nỗ lực rất lớn của ngành ngân hàng trong việc tiết giảm chi phí đầu vào để hướng tới giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ.




Comments

Popular posts from this blog

Xin hỏi định nghĩa về thoái thu và thoái chi??

Dề Thi Vietinbank - 10 dề (cập nhật 2020)

Học việc, thử việc tại ngân hàng: Cuộc sống muôn màu