GÁI NGÂN HÀNG DANG "Ế" KHỦNG KHIẾP
Nhìn vào các nữ nhân viên ngân hàng xinh đẹp, học thức, khó ai nghĩ được rằng họ đang “ê sắc” một cách đáng báo động.
Muốn vào làm tại ngân hàng không hề đơn giản, nhất là đối với phái nữ. Ngoài kiến thức, kỹ năng teamwork, khả năng giao tiếp,… ngoại hình là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Chẳng thế mà những nữ nhân viên ngân hàng bây giờ toàn là “hot girl” – vừa xinh vừa giỏi. Ấy vậy mà các “hot girl” ấy lại đang “ê sắc” nặng nề.
Cuối tuần vừa rồi, tác giả bài viết có cơ hội ngồi café “chém gió” cùng hai “hot girl” ngân hàng. Hai bạn này đều xinh xắn, tốt nghiệp trường xịn, vừa đi làm được vài tháng.
Nàng A than thở: “Ngày nào cũng quần quật từ 7 giờ sáng tới 7 giờ tối mới được về, có hôm 8 giờ còn chưa được sếp tha. Lúc trẻ khỏe còn làm được chứ sau này chồng con vào thì làm sao lo được cho gia đình.”
Nàng B nhẹ nhàng an ủi bạn: “Yên tâm, cứ kiểu làm việc thế này, bọn mình còn ế dài, chẳng lấy được chồng đâu mà phải lo không có thời gian chăm sóc”.
Liên lạc cùng một vài nữ nhân viên ngân hàng khác, tác giả cũng nhận được kha khá lời than thở về tình trạng “ê sắc ế”.
Công việc bận rộn, lu bu từ sáng đến tối nên các nàng ngân hàng chẳng giao lưu được cùng ai.
Công việc tại các ngân hàng khá căng thẳng, khiến các cô nàng này chẳng có thời gian để mà yêu. Bộ phận được về sớm nhất là các giao dịch viên cũng phải qua 6h tối mới tan làm. Nếu hôm nào đông khách, có nhiều chứng từ cần chốt hay bộ phận khác cần hỗ trợ thì 8h tối mới ra được khỏi cơ quan là chuyện thường tình.
Khi được hỏi: “Làm giao dịch, tiếp xúc với nhiều người vậy mà không kiếm được mối nào hay sao?”, Kim (28 tuổi – giao dịch viên ngân hàng V. tại Hà Nội) trả lời: “Thời gian hoàn thành một giao dịch có 15-20 phút, chỉ trò chuyện vài câu với khách, mà toàn liên quan đến công việc. Nháy nhó với khách hàng sếp đuổi việc khẩn trương ấy chứ. Mà công việc của mình liên quan đến tiền nong, phải cẩn thận chứ đâu tà lưa trong giờ làm như vậy được.”
Bộ phận tín dụng thoải mái hơn trong thời gian và việc giao lưu với khách thì rất hạn chế nữ giới. Đa số các ngân hàng muốn tuyển “mày râu” vào vị trí cán bộ tín dụng chứ không tuyển phụ nữ. Mà các nữ cán bộ tín dụng có quan hệ rộng cũng vẫn ế.
Thùy Chi (26 tuổi – chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân ngân hàng T.) giãi bày: “Mang tiếng đi suốt ngày, mài mặt ra đường, gặp gỡ nhiều người mà vẫn “tối nằm không”. Thật ra, dạo gần đây tớ chủ yếu là đi… đòi nợ, người ta nhìn thấy mặt mình đã ghét, tránh như tránh hủi chứ ở đó mà yêu với đương.”
Đi làm cả ngày mệt mỏi, về đến nhà ăn uống, tắm rửa xong, lăn ra ngủ là hết ngày, cuối tuần thì ở nhà ngủ vùi cho bõ những ngày mệt mỏi – đó là lịch trình mà rất nhiều nữ nhân viên ngân hàng đang áp dụng. Bởi vậy, ế cũng là lẽ đương nhiên.
Một vài cô nàng chăm chỉ ra ngoài giao lưu vào cuối tuần nhưng cũng “mèo lại hoàn mèo”. Hà Vy (25 tuổi – giao dịch viên ngân hàng M.) kể: “Tớ cũng làm quen độ chục anh, yêu độ 3 - 4 anh rồi. Mang tiếng “lắm mối” mà “tối toàn nằm không”. Yêu được vài ngày là người ta chạy mất dép. Người ta muốn lấy vợ về để chăm lo gia đình nên không chấp nhận được công việc của tớ. Có anh còn nói thẳng toẹt phải nghỉ việc ngân hàng mới cưới, mà tớ thì lại thích công việc này. Bởi vậy cứ ế hoài, ế mãi.”
Đó là chưa kể nhiều chị em sau giờ làm còn tranh thủ đi học Cao học để phục vụ cho việc phát triển nghề nghiệp. Mải mê chuyện làm, chuyện học, chị Hằng – trưởng phòng khách hàng cá nhân chi nhánh H.B của ngân hàng O. đã ngoài 30 mà vẫn chưa lấy được chồng. Bố mẹ chị sốt sắng, nằng nặc đòi chị từ chức, chuyển việc để còn có cơ hội “chống lầy”, chứ cứ đi sớm về khuya, cuối tuần cũng lu bu công việc thì “chó nó thèm” (Chị Hằng trích nguyên văn lời hai cụ).
Chị Hằng kể: “Ế cũng lo, có chồng rồi cũng chẳng được yên. Một nhân viên của chị đang bị chồng dọa bỏ vì chỉ mải công việc mà không chăm lo cho gia đình. Bà mẹ chồng còn gọi điện thoại cho chị phàn nàn sao giao lắm việc cho con dâu bà ấy thế cùng với lời răn dạy kèm đá đểu: “Bổn phận chính của đàn bà là làm vợ, làm mẹ chứ không phải bon chen trên thương trường. Linh nhà bác có gia đình rồi chứ không son rỗi, rảnh rang, tự do phấn đấu như cháu được”.
Hy vọng lớn nhất của các nàng ngân hàng là các chàng ngân hàng, mong rằng cùng nghề thì có thể thông cảm, thấu hiểu cho nhau. Thế nhưng rất nhiều trai ngân hàng tuyên bố không lấy gái cùng ngành. Hoàng Minh (31 tuổi - chuyên viên hỗ trợ tín dụng ngân hàng K.) giãy nảy trước gợi ý lấy gái ngân hàng: “Ối giời ơi, ở trong chăn mới biết chăn có rận. Cho vàng mình cũng chẳng lấy gái ngân hàng đâu. Chồng đã lu bù, vợ cũng lu bù theo thì cái nhà thành cái chợ. Gái ngân hàng ư? Xin kiếu”
Muốn vào làm tại ngân hàng không hề đơn giản, nhất là đối với phái nữ. Ngoài kiến thức, kỹ năng teamwork, khả năng giao tiếp,… ngoại hình là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Chẳng thế mà những nữ nhân viên ngân hàng bây giờ toàn là “hot girl” – vừa xinh vừa giỏi. Ấy vậy mà các “hot girl” ấy lại đang “ê sắc” nặng nề.
Cuối tuần vừa rồi, tác giả bài viết có cơ hội ngồi café “chém gió” cùng hai “hot girl” ngân hàng. Hai bạn này đều xinh xắn, tốt nghiệp trường xịn, vừa đi làm được vài tháng.
Nàng A than thở: “Ngày nào cũng quần quật từ 7 giờ sáng tới 7 giờ tối mới được về, có hôm 8 giờ còn chưa được sếp tha. Lúc trẻ khỏe còn làm được chứ sau này chồng con vào thì làm sao lo được cho gia đình.”
Nàng B nhẹ nhàng an ủi bạn: “Yên tâm, cứ kiểu làm việc thế này, bọn mình còn ế dài, chẳng lấy được chồng đâu mà phải lo không có thời gian chăm sóc”.
Liên lạc cùng một vài nữ nhân viên ngân hàng khác, tác giả cũng nhận được kha khá lời than thở về tình trạng “ê sắc ế”.
Công việc bận rộn, lu bu từ sáng đến tối nên các nàng ngân hàng chẳng giao lưu được cùng ai.
Công việc tại các ngân hàng khá căng thẳng, khiến các cô nàng này chẳng có thời gian để mà yêu. Bộ phận được về sớm nhất là các giao dịch viên cũng phải qua 6h tối mới tan làm. Nếu hôm nào đông khách, có nhiều chứng từ cần chốt hay bộ phận khác cần hỗ trợ thì 8h tối mới ra được khỏi cơ quan là chuyện thường tình.
Khi được hỏi: “Làm giao dịch, tiếp xúc với nhiều người vậy mà không kiếm được mối nào hay sao?”, Kim (28 tuổi – giao dịch viên ngân hàng V. tại Hà Nội) trả lời: “Thời gian hoàn thành một giao dịch có 15-20 phút, chỉ trò chuyện vài câu với khách, mà toàn liên quan đến công việc. Nháy nhó với khách hàng sếp đuổi việc khẩn trương ấy chứ. Mà công việc của mình liên quan đến tiền nong, phải cẩn thận chứ đâu tà lưa trong giờ làm như vậy được.”
Bộ phận tín dụng thoải mái hơn trong thời gian và việc giao lưu với khách thì rất hạn chế nữ giới. Đa số các ngân hàng muốn tuyển “mày râu” vào vị trí cán bộ tín dụng chứ không tuyển phụ nữ. Mà các nữ cán bộ tín dụng có quan hệ rộng cũng vẫn ế.
Thùy Chi (26 tuổi – chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân ngân hàng T.) giãi bày: “Mang tiếng đi suốt ngày, mài mặt ra đường, gặp gỡ nhiều người mà vẫn “tối nằm không”. Thật ra, dạo gần đây tớ chủ yếu là đi… đòi nợ, người ta nhìn thấy mặt mình đã ghét, tránh như tránh hủi chứ ở đó mà yêu với đương.”
Đi làm cả ngày mệt mỏi, về đến nhà ăn uống, tắm rửa xong, lăn ra ngủ là hết ngày, cuối tuần thì ở nhà ngủ vùi cho bõ những ngày mệt mỏi – đó là lịch trình mà rất nhiều nữ nhân viên ngân hàng đang áp dụng. Bởi vậy, ế cũng là lẽ đương nhiên.
Một vài cô nàng chăm chỉ ra ngoài giao lưu vào cuối tuần nhưng cũng “mèo lại hoàn mèo”. Hà Vy (25 tuổi – giao dịch viên ngân hàng M.) kể: “Tớ cũng làm quen độ chục anh, yêu độ 3 - 4 anh rồi. Mang tiếng “lắm mối” mà “tối toàn nằm không”. Yêu được vài ngày là người ta chạy mất dép. Người ta muốn lấy vợ về để chăm lo gia đình nên không chấp nhận được công việc của tớ. Có anh còn nói thẳng toẹt phải nghỉ việc ngân hàng mới cưới, mà tớ thì lại thích công việc này. Bởi vậy cứ ế hoài, ế mãi.”
Đó là chưa kể nhiều chị em sau giờ làm còn tranh thủ đi học Cao học để phục vụ cho việc phát triển nghề nghiệp. Mải mê chuyện làm, chuyện học, chị Hằng – trưởng phòng khách hàng cá nhân chi nhánh H.B của ngân hàng O. đã ngoài 30 mà vẫn chưa lấy được chồng. Bố mẹ chị sốt sắng, nằng nặc đòi chị từ chức, chuyển việc để còn có cơ hội “chống lầy”, chứ cứ đi sớm về khuya, cuối tuần cũng lu bu công việc thì “chó nó thèm” (Chị Hằng trích nguyên văn lời hai cụ).
Chị Hằng kể: “Ế cũng lo, có chồng rồi cũng chẳng được yên. Một nhân viên của chị đang bị chồng dọa bỏ vì chỉ mải công việc mà không chăm lo cho gia đình. Bà mẹ chồng còn gọi điện thoại cho chị phàn nàn sao giao lắm việc cho con dâu bà ấy thế cùng với lời răn dạy kèm đá đểu: “Bổn phận chính của đàn bà là làm vợ, làm mẹ chứ không phải bon chen trên thương trường. Linh nhà bác có gia đình rồi chứ không son rỗi, rảnh rang, tự do phấn đấu như cháu được”.
Hy vọng lớn nhất của các nàng ngân hàng là các chàng ngân hàng, mong rằng cùng nghề thì có thể thông cảm, thấu hiểu cho nhau. Thế nhưng rất nhiều trai ngân hàng tuyên bố không lấy gái cùng ngành. Hoàng Minh (31 tuổi - chuyên viên hỗ trợ tín dụng ngân hàng K.) giãy nảy trước gợi ý lấy gái ngân hàng: “Ối giời ơi, ở trong chăn mới biết chăn có rận. Cho vàng mình cũng chẳng lấy gái ngân hàng đâu. Chồng đã lu bù, vợ cũng lu bù theo thì cái nhà thành cái chợ. Gái ngân hàng ư? Xin kiếu”
Comments
Post a Comment