Bốn ‘ông lớn’ nhờ vả VAMC thu nợ như thế nào?
Theo số
liệu từ Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
(VAMC), năm 2018, định chế này đã “giúp” 4 ngân hàng VietinBank,
Agribank, BIDV và Sacombank xử lý 32,399 nghìn tỷ đồng nợ xấu theo Nghị
quyết 42.
Năm
2018, VAMC ký thỏa thuận hợp tác với BIDV, Sacombank, Agribank và
Vietinbank nhằm đẩy mạnh thực hiện xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số
42/2017/QH14.
Thông qua các bản ký kết trên, kết quả cụ thể như sau: thứ nhất, mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt đạt 15.551 tỷ đồng (chiếm 52,2% tổng giá trị mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt năm 2018 của VAMC); mua nợ theo giá trị thị trường đạt 1.967 tỷ đồng (chiếm gần 70% tổng giá trị mua nợ theo giá trị thị trường năm 2018 của VAMC).
Thứ hai, thu hồi nợ đối với các khoản nợ đã mua bằng trái phiếu đặc biệt đạt 11.380 tỷ đồng (chiếm 33,77% tổng thu hồi nợ đối với các khoản nợ đã mua bằng trái phiếu đặc biệt năm 2018 của VAMC); thu hồi nợ đối với các khoản nợ đã mua theo giá trị thị trường đạt 3.501 tỷ đồng (chiếm 98,67% tổng thu hồi nợ đối với các khoản nợ đã mua theo giá trị thị trường năm 2018 của VAMC).
Thứ ba, các khoản nợ VAMC bán đấu giá thành công trong năm 2018 đều là các khoản nợ được mua từ Agibank (Công ty TNHH Việt Thuận Thành, Công ty CP ĐT và XD Phú Mỹ Vinh và BIDV (Công ty cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng Kim Sơn, Công ty Cổ phần Việt Toàn).
Ngoài ra, lũy kế từ năm 2013 đến ngày 31/12/2018, VAMC thực hiện thanh toán trái phiếu đặc biệt cho 42 tổ chức tín dụng với tổng mệnh giá 149.303 tỷ đồng.
Riêng trong năm 2018, VAMC thanh toán cho 31 tổ chức tín dụng với 8.232 mã trái phiếu đặc biệt, tổng mệnh giá 70.827 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, với chức năng là công cụ xử lý nợ xấu của nhà nước, VAMC đã hỗ trợ các tổ chức tín dụng các nghiệp vụ khác như: hoàn thiện thủ tục pháp lý của tài sản bảo đảm và khoản nợ; phối hợp, hỗ trợ tìm kiếm nhà đầu tư để bán tài sản bảo đảm; hỗ trợ tổ chức tín dụng thực hiện khởi kiện; hỗ trợ các tổ chức tín dụng đôn đốc, thu hồi nợ đối với các khách hàng.
VAMC cũng hỗ trợ tổ chức tín dụng bổ sung ủy quyền, thanh toán trái phiếu đặc biệt, xuất hóa đơn bán tài sản bảo đảm, xác nhận vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của VAMC.
Chưa kể, VAMC trực tiếp xử lý một số nghiệp vụ liên quan đến khởi kiện, tố tụng đối với trên 100 vụ việc; kịp thời cung cấp thông tin, hồ sơ liên quan đến các khách hàng mua nợ cho cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu; bổ sung nội dung ủy quyền cho các tổ chức tín dụng xử lý tài sản bảo đảm; khởi kiện để đẩy nhanh xử lý nợ xấu.
Thông qua các bản ký kết trên, kết quả cụ thể như sau: thứ nhất, mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt đạt 15.551 tỷ đồng (chiếm 52,2% tổng giá trị mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt năm 2018 của VAMC); mua nợ theo giá trị thị trường đạt 1.967 tỷ đồng (chiếm gần 70% tổng giá trị mua nợ theo giá trị thị trường năm 2018 của VAMC).
Thứ hai, thu hồi nợ đối với các khoản nợ đã mua bằng trái phiếu đặc biệt đạt 11.380 tỷ đồng (chiếm 33,77% tổng thu hồi nợ đối với các khoản nợ đã mua bằng trái phiếu đặc biệt năm 2018 của VAMC); thu hồi nợ đối với các khoản nợ đã mua theo giá trị thị trường đạt 3.501 tỷ đồng (chiếm 98,67% tổng thu hồi nợ đối với các khoản nợ đã mua theo giá trị thị trường năm 2018 của VAMC).
Thứ ba, các khoản nợ VAMC bán đấu giá thành công trong năm 2018 đều là các khoản nợ được mua từ Agibank (Công ty TNHH Việt Thuận Thành, Công ty CP ĐT và XD Phú Mỹ Vinh và BIDV (Công ty cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng Kim Sơn, Công ty Cổ phần Việt Toàn).
Ngoài ra, lũy kế từ năm 2013 đến ngày 31/12/2018, VAMC thực hiện thanh toán trái phiếu đặc biệt cho 42 tổ chức tín dụng với tổng mệnh giá 149.303 tỷ đồng.
Riêng trong năm 2018, VAMC thanh toán cho 31 tổ chức tín dụng với 8.232 mã trái phiếu đặc biệt, tổng mệnh giá 70.827 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, với chức năng là công cụ xử lý nợ xấu của nhà nước, VAMC đã hỗ trợ các tổ chức tín dụng các nghiệp vụ khác như: hoàn thiện thủ tục pháp lý của tài sản bảo đảm và khoản nợ; phối hợp, hỗ trợ tìm kiếm nhà đầu tư để bán tài sản bảo đảm; hỗ trợ tổ chức tín dụng thực hiện khởi kiện; hỗ trợ các tổ chức tín dụng đôn đốc, thu hồi nợ đối với các khách hàng.
VAMC cũng hỗ trợ tổ chức tín dụng bổ sung ủy quyền, thanh toán trái phiếu đặc biệt, xuất hóa đơn bán tài sản bảo đảm, xác nhận vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của VAMC.
Chưa kể, VAMC trực tiếp xử lý một số nghiệp vụ liên quan đến khởi kiện, tố tụng đối với trên 100 vụ việc; kịp thời cung cấp thông tin, hồ sơ liên quan đến các khách hàng mua nợ cho cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu; bổ sung nội dung ủy quyền cho các tổ chức tín dụng xử lý tài sản bảo đảm; khởi kiện để đẩy nhanh xử lý nợ xấu.
Nguyễn Hoài
Theo VietnamFinance
Theo VietnamFinance
Comments
Post a Comment