Dẩy mạnh công tác cơ cấu lại, sắp xếp, dổi mới, cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước
Đẩy mạnh công tác cơ cấu lại, sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước
07/01/2019
Ngày 05/01/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ
thị số 01/CT-TTG về việc tăng cường công tác chỉ đạo, đẩy mạnh công tác cơ cấu
lại, sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà
nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Các
yêu cầu trong công tác chỉ đạo, điều hành và triển khai thực hiện
Theo Chỉ thị, trong những năm qua
công tác cơ cấu lại, sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
(DNNN), thoái vốn đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. DNNN đã giảm mạnh về số
lượng và các DNNN được cơ cấu lại đã tập trung hơn vào những ngành, lĩnh vực
quan trọng, thực hiện vai trò, nhiệm vụ làm nòng cốt điều tiết, ổn định kinh tế
vĩ mô; hiệu quả hoạt động của DNNN và doanh nghiệp sau cổ phần hóa được nâng
lên.
Để đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới DNNN
giai đoạn tới, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các
tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, DNNN tăng cường chỉ đạo, đẩy mạnh công
tác cơ cấu lại, sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại DNNN và
doanh nghiệp có vốn nhà nước, đáp ứng các yêu cầu:
(1) Quán triệt sâu sắc các quan điểm,
mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao
hiệu quả DNNN theo Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03/6/2017 Hội nghị lần thứ năm
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và Nghị quyết số 60/2018/QH14 ngày
15/6/2018 của Quốc hội khóa XIV để nhận thức đúng, đầy đủ theo nguyên tắc thị
trường, tuân thủ pháp luật đảm bảo công khai, minh bạch, kiên quyết đẩy lùi các
hạn chế, tiêu cực làm chậm quá trình cổ phần hóa, thoái vốn.
(2) Hoàn thành việc xây dựng, ban
hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành Quyết định phê duyệt phương án cơ
cấu lại các DNNN trực thuộc theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định
số 707/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 làm cơ sở để các đơn vị tổ chức triển khai thực
hiện.
(3) Đẩy nhanh công tác cổ phần hóa,
phấn đấu hoàn thành kế hoạch theo danh sách ban hành tại văn bản số
991/TTg-ĐMDN ngày 10/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Đối với các doanh nghiệp
không có khả năng hoàn thành kế hoạch do lý do khách quan cần kịp thời báo cáo
Thủ tướng Chính phủ các khó khăn, vướng mắc để xem xét, điều chỉnh cho phù hợp
với tình hình thực tiễn, đảm bảo kế hoạch đề ra.
(4) Các bộ, ngành, địa phương, tập
đoàn, tổng công ty, DNNN, người đại diện phần vốn tại doanh nghiệp có vốn nhà
nước xây dựng lộ trình, thời gian cụ thể để triển khai việc thoái vốn tại doanh
nghiệp theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
(5) Rà soát, điều chỉnh lại danh sách
các đơn vị thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn giai đoạn 2018 - 2020, đảm bảo khả
năng thực hiện. Rà soát các đơn vị thoái vốn chưa thực hiện được trong giai
đoạn 2016 - 2018 để chuyển giao sang SCIC để thực hiện thoái vốn trong giai
đoạn 2019 - 2020.
(6) Các doanh nghiệp (bao gồm cả các
doanh nghiệp thuộc tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước) đã cổ phần hóa
nghiêm túc thực hiện việc đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng
khoán và việc thu, nộp tiền thu phát sinh từ cổ phần hóa, thoái vốn về Quỹ Hỗ
trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp (Quỹ) theo quy định.
(7) Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại
doanh nghiệp khẩn trương ổn định cơ cấu tổ chức, bộ máy, thực hiện tốt nhiệm vụ
đại diện chủ sở hữu nhà nước tại 19 tập đoàn, tổng công ty được chuyển giao.
Đối với các doanh nghiệp còn lại thuộc diện bàn giao về SCIC, thực hiện nghiêm
việc chuyển giao theo quy định.
(8) Xác định rõ trách nhiệm cá nhân,
tổ chức trong việc để chậm trễ trong công tác cổ phần hóa, thoái vốn, đăng ký
giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán, quyết toán cổ phần hóa và nộp
tiền kịp thời, đầy đủ về Quỹ; việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, chấp
hành các quy định về cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại và hiệu quả hoạt động
của DNNN; có chế tài đủ mạnh, xử lý nghiêm các vi phạm, không để tái diễn.
Nhiệm
vụ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Để thực hiện tốt mục tiêu, yêu cầu
nêu trên, tại Chỉ thị này Thủ tướng đã giao các Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chủ
tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, lãnh đạo các tập đoàn,
tổng công ty, DNNN đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, tập trung chỉ đạo và
triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam được Thủ tướng Chính phủ giao ngay trong Quý I/2019 thực hiện sửa đổi, bổ
sung Thông tư số 32/2013/TT-NHNN ngày 26/12/2013 (Điều 4) và các văn bản có
liên quan về việc mở tài khoản đầu tư vốn trực tiếp và đầu tư vốn gián tiếp
theo hướng cho phép nhà đầu tư nước ngoài được đặt cọc/ký quỹ bằng ngoại tệ khi
tham gia đấu giá cổ phần; sau khi nhà đầu tư trúng thầu thì thực hiện mở tài
khoản và giao dịch vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Thông tư
số 05/2014/TT-NHNN ngày 12/3/2014 và Thông tư số 19/2014/TT-NHNN ngày
11/8/2014).
CKH
Comments
Post a Comment