Dóng góp của Ngành Ngân hàng Dà Nẵng có ý nghĩa quyết định trong tăng trưởng kinh tế địa phương
Đóng góp của Ngành Ngân hàng Đà Nẵng có ý nghĩa quyết định trong tăng trưởng kinh tế địa phương
14/01/2019
Đó là khẳng định của ông Trần Văn Miên, Phó Chủ tịch
thường trực UBND TP. Đà Nẵng tại Hội nghị tổng kết hoạt động ngành Ngân hàng
TP. Đà Nẵng năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 vào chiều ngày 12/1/2019.
Ngày 12/1/2019, ngành Ngân hàng Đà
Nẵng tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động ngân hàng năm 2018 và triển khai nhiệm
vụ năm 2019. Tham dự Hội nghị có Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh
Hưng; Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng; Phó chủ tịch UBND TP. Đà
Nẵng Trần Văn Miên; Lãnh đạo các Vụ cục của NHNN như Vụ Chính sách tiền
tệ, Vụ tín dụng các Ngành kinh tế, Cơ quan Thanh tra Giám sát, Vụ Truyền
thông…,Lãnh đạo Ngân hang TMCP Vietcombank, Vietinbank, BIDV và ngân hàng
Agribank cùng đại diện các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn TP.Đà Nẵng…
Tiếp tục tăng trưởng cao
Ông Trần Văn Miên nhấn mạnh trong
phát biểu của mình: “Tôi đánh giá cao việc điều hành chính sách tiền tệ
của ngành Ngân hàng trong thời gian qua đã tham mưu và tổ chức thực hiện chính
sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và kịp thời phù hợp với chủ trương của Chính
phủ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý.
Chính sự điều hành lãi suất, tỷ giá linh hoạt cùng với chính sách lãi suất hỗ
trợ đối với các lĩnh vực ưu tiên trong các năm qua của hệ thống ngân hàng
đã và đang tạo lập niềm tin và được người dân và cộng đồng doanh nghiệp đánh
giá cao, đã góp phần rất lớn vào sự tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 7,08% cao
nhất trong 10 năm, nằm trong nhóm cao nhất trong khu vực và trên thế giới.”
Qua đánh giá chung kết quả hoạt động
ngân hàng TP. Đà Nẵng năm 2018. Điều đáng ghi nhận là các mặt hoạt động của hệ
thống ngân hàng trên địa bàn tiếp tục tăng trưởng so với các năm trước. Đến
cuối năm 2018, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn khoảng 125.994 tỷ đồng,
tăng 9,92% so với cuối năm 2017, cho vay tăng trưởng cao nhất trong những năm
gần đây (tăng 25,84%). Trong đó, 36/57 TCTD có nguồn vốn huy động tăng so với
cuối năm 2017 đã góp phần hỗ trợ rất lớn cho sự hồi phục và phát triển của cộng
đồng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Mặc dù có mức tăng trưởng tín dụng
cao so với cả nước (khoảng 14%) nhưng tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp 1,62%. Các chương
trình, chính sách tín dụng ngành, lĩnh vực của Chính phủ: cho vay Nghị định 67,
cho vay phát triển nông nghiệp và nông thôn ,cho vay xây dựng nông thôn mới
,cho vay các lĩnh vực ưu tiên được như ngành NH trên địa bàn triển khai tích
cực và đạt được những kết quả tốt.
Ngoài ra, NHNN Chi nhánh đã chủ
động, tham mưu tích cực cho UBND TP trong công tác quản lý ngoại hối,
quản lý hoạt động thanh toán trên địa bàn có lượng du khách quốc tế
đến Đà Nẵng tăng cao hằng năm; Xử lý các kiến nghị tháo gỡ khó
khăn, hỗ trợ DN trong tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng kịp thời; Công
tác cải cách hành chính theo Nghị quyết 19 và 35 của Chính Phủ được
ngành Ngân hàng triển khai tích cực. Ngành ngân hàng cũng luôn đi đầu
trong công tác an sinh xã hội với số tiền lên đến hơn 11 tỷ đồng.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thống
đốc NHNN Lê Minh Hưng hoan nghênh những kết quả đạt được của ngành Ngân hàng Đà
Nẵng; góp phần tích cực vào kết quả tăng trưởng GRDP của Đà Nẵng đạt
7,86%. Đây là nỗ lực rất lớn của toàn ngành Ngân hàng Đà Nẵng.
Chia sẻ về hoạt động ngân hàng trên
địa bàn trong năm qua, ông Võ Minh, Giám đốc NHNN chi nhánh Đà Nẵng cho
biết ngành Ngân hàng Đà Nẵng đã triển khai đồng bộ các giải pháp điều
hành chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của Thống
đốc NHNN về triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành
Ngân hàng năm 2018.
Ông Võ Minh - GĐ Ngân hàng Nhà nước chinh nhánh TP. Đà Nẵng
phát biểu
Chi nhánh cũng đã tập trung chỉ
đạo các TCTD trên địa bàn triển khai tích cực các giải pháp nhằm hướng dòng vốn
cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên để hỗ trợ có hiệu quả
cho tăng trưởng kinh tế. Cùng với đó, ngành Ngân hàng Đà Nẵng kịp thời phối hợp
với các ban, ngành và chính quyền địa phương tăng cường hỗ trợ doanh
nghiệp, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh,
trong đó đặc biệt là thực hiện nhiều giải pháp nhằm tăng khả năng tiếp cận
vốn tín dụng và giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp. Trên cơ sở đánh giá
khả năng trả nợ của khách hàng vay và khả năng tài chính, các TCTD trên địa bàn
cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vốn vay cho khách hàng. Qua đó, góp
phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về chi phí vay vốn ngân hàng để duy
trì và phát triển bền vững hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, chỉ đạo
các chi nhánh NHTM trên địa bàn tăng cường công tác huy động vốn để đáp ứng nhu
cầu vốn phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người
dân. Với các biện pháp trên, đến cuối năm 2018, tổng dư nợ cho vay của các TCTD
trên địa bàn đạt khoảng 149.080 tỷ đồng, tăng 25,84% so với năm 2017.
Trong đó, cho vay ngắn hạn đạt 56.720 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 38,05; cho vay
trung, dài hạn 92.360 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 61,95% trong tổng dư nợ. Riêng cho
vay doanh nghiệp của các TCTD trên địa bàn đạt khoảng 86.333 tỷ đồng, cho
vay cá nhân và hộ gia đình 62.671 tỷ đồng.
Công tác điều hành năm 2019
Chỉ đạo tại Hội nghị, Thống đốc Lê
Minh Hưng chỉ rõ, về điều hành vĩ mô, Chính phủ nhất quán kiên định mục tiêu ổn
định vĩ mô, đảm bảo lạm phát cơ bản dưới 2%, kiểm soát lạm phát bình quân dưới
4%, tăng trưởng 6,8%, điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoat, chủ động
và điều hành tín dụng tăng trưởng khoảng 14% với tốc độ tăng phù hợp, chất
lượng và cơ cấu tín dụng linh hoạt. Bên cạnh đó, NHNN nỗ lực điều hành tỷ giá,
lãi suất ổn định, giữ ổn định môi trường kinh doanh tại VN, đẩy mạnh hoạt động
thanh toán không dùng tiền mặt.
Ngành Ngân hàng Đà Nẵng cần tiếp tục
giữ vững hoạt động hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp và người dân; đảm
bảo thuận lợi tiếp cận tín dụng giúp hoạt động sản xuất kinh
doanh trên địa bàn phát triển ổn định, đặc biệt chú trọng vào tín dụng cho
vay nông nghiệp công nghệ cao nói riêng và nông nghiệp nông thôn nói chung theo
NĐ 116. Hơn thế nữa, cần làm tốt công tác kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp, tổ
chức các cuộc họp thường xuyên và định kỳ để đối thoại với doanh nghiệp, từ đó
lắng nghe được những vướng mắc của doanh nghiệp để tháo gỡ kịp thời.
Đặc thù của Đà Nẵng là thành phố du
lịch, nên rất phát triển các ngành về dịch vụ, thương mại, nhu cầu tín dụng
lớn, tín dụng tiêu dùng tăng cao, vì vậy các tổ chức Tín dụng trên địa bàn cần
chú trọng kiểm soát chất lượng tín dụng, đưa tín dụng nhiều vào lĩnh vực ưu
tiên để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Ở Đà Nẵng, dù có mức tăng
tín dụng hơn mức huy động vốn nhưng lưu ý là không vì thế mà có những cạnh
tranh không lành mạnh, vi phạm các quy định của NHNN đặc biệt là về lãi suất.
Tuy Đà Nẵng không phải là Tỉnh đặc thù cho vay theo Nghị định 67, những NHNN
TP.Đà Nẵng cũng cần phối hợp với Vụ Tín dụng các ngành Kinh tế NHNN và Agribank
xử lý vướng mắc kịp thời.
Các ngân hàng cần quan tâm, kiểm soát
đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, thực hiện đúng các quy định của pháp luật,
không để phát sinh nợ xấu mới. Lần đầu tiên NHNN đã tổng kết tất cả các hành
vi, vi phạm trong lĩnh vực ngân hàng thông qua các vụ án, vụ việc của Bộ Công
An, cơ quan công an các cấp, qua các cơ quan Thanh tra Giám sát ngân hàng của
NHNN, của Thanh tra Chính phủ, nhằm để tất cả các tổ chức tín dụng thấy rõ, về
thông tin lại, quán triệt kỹ trong hệ thống của mình thực hiện nghiêm các quy
định của NHNN trong hoạt động cho vay; tuân thủ tuyệt đối những quy định của
pháp luật đối với hoạt động ngân hàng. Cùng với đó, tăng cường công tác thanh
tra, giám sát, nhất là hoạt động giám sát từ xa;
Coi xử lý nợ xấu là vấn đề ưu tiên
trong hoạt động của NHNN chi nhánh Đà Nẵng cũng như các ngân hàng trên địa bàn.
Nói đến Nghị quyết 42, vừa rồi Ngành đã tổng kết và báo cáo Chính Phủ, có văn
bản gửi các cơ quan liên quan trong đó kiến nghị Chính Phủ có văn bản gửi Tòa
án nhân dân, Bộ Tư pháp để hướng dẫn thi hành án, cơ quan Thuế, Bộ Tài nguyên
Môi trường… để giải quyết những vướng mắc trong xử lý nợ xấu, tạo điều kiện cho
các tổ chức tín dụng thuận lợi hơn trong quá trình xử lý của mình. Vì vậy cần
tập trung chỉ đạo các TCTD cơ cấu lại nợ và xử lý nợ xấu, phải xem đây là hoạt
động trọng tâm của năm 2019.
NHNN chi nhánh TP Đà Nẵng và các tổ
chức tín dụng trên địa bàn cũng cần chú trọng đến công tác An sinh xã hội, có
trách nhiệm với những người yếu thế trên địa bàn. Cần thực hiện đồng bộ, hiệu
quả những nhiệm vụ được giao trong năm 2019 tới đây, có như thế mới đảm bảo an
toàn hệ thống, đáp ứng nguồn vốn để phát triển kinh tế - xã hội trên địa
bàn./.
Quỳnh Mai
Comments
Post a Comment