Chấm dứt tình trạng một nhóm cổ đông cùng sở hữu trên 5% vốn nhiều ngân hàng
31/12/2020 là hạn cuối để nhóm cổ đông lớn khắc phục việc sở hữu cổ
phần vượt giới hạn. Trước khi khắc phục, nhóm cổ đông sẽ không được tăng
sở hữu và không được cấp tín dụng từ các tổ chức tín dụng này.
Ngân
hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 46 quy định về thời hạn, trình tự,
thủ tục chuyển tiếp đối với trường hợp cổ đông lớn của một tổ chức tín
dụng và người có liên quan của cổ đông đó sở hữu cổ phần từ 5% trở lên
vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng khác.
Việc một nhóm cổ đông đồng thời sở hữu trên 5% vốn tại 2 hay nhiều tổ chức tín dụng đã bị cấm tại Luật số 17/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ban hành hồi năm 2017.
Thông tư yêu cầu các tổ chức tín dụng phối hợp với cổ đông lớn rà soát, xác định danh sách cổ đông lớn và người có liên quan của cổ đông đó sở hữu cổ phần từ 5% trở lên vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng khác (nhóm cổ đông lớn có liên quan).
Tổ chức tín dụng đầu mối phối hợp với tổ chức tín dụng khác, nhóm cổ đông lớn có liên quan lập kế hoạch khắc phục việc sở hữu cổ phần vượt giới hạn, đảm bảo chậm nhất ngày 31/12/2020 tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhóm cổ đông lớn có liên quan tuân thủ quy định.
Thông tư cũng quy định, tổ chức tín dụng đầu mối phối hợp với tổ chức tín dụng khác, nhóm cổ đông lớn có liên quan hoàn thiện Kế hoạch khắc phục và gửi Ngân hàng Nhà nước.
Kể từ ngày 1/3, khi Thông tư này có hiệu lực thi hành, nhóm cổ đông đồng thời sở hữu trên 5% vốn tại nhiều hơn một tổ chức tín dụng sẽ không được tăng số lượng cổ phần sở hữu tại các tổ chức tín dụng đó dưới mọi hình thức.
Tuy nhiên, một số trường hợp được loại trừ gồm nhận cổ phiếu thưởng hoặc cổ tức bằng cổ phiếu; mua cổ phiếu phát hành thêm khi tổ chức tín dụng đầu mối, tổ chức tín dụng khác tăng vốn điều lệ nhưng đảm bảo tỷ lệ sở hữu cổ phần sau khi mua tuân thủ giới hạn sở hữu cổ phần theo quy định.
Tổ chức tín dụng đầu mối, tổ chức tín dụng khác không được cấp tín dụng cho nhóm cổ đông lớn có liên quan sau 90 ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành cho đến khi nhóm cổ đông lớn có liên quan tuân thủ ti lệ sở hữu cổ phần theo quy định.
Việc một nhóm cổ đông đồng thời sở hữu trên 5% vốn tại 2 hay nhiều tổ chức tín dụng đã bị cấm tại Luật số 17/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ban hành hồi năm 2017.
Thông tư yêu cầu các tổ chức tín dụng phối hợp với cổ đông lớn rà soát, xác định danh sách cổ đông lớn và người có liên quan của cổ đông đó sở hữu cổ phần từ 5% trở lên vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng khác (nhóm cổ đông lớn có liên quan).
Tổ chức tín dụng đầu mối phối hợp với tổ chức tín dụng khác, nhóm cổ đông lớn có liên quan lập kế hoạch khắc phục việc sở hữu cổ phần vượt giới hạn, đảm bảo chậm nhất ngày 31/12/2020 tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhóm cổ đông lớn có liên quan tuân thủ quy định.
Thông tư cũng quy định, tổ chức tín dụng đầu mối phối hợp với tổ chức tín dụng khác, nhóm cổ đông lớn có liên quan hoàn thiện Kế hoạch khắc phục và gửi Ngân hàng Nhà nước.
Kể từ ngày 1/3, khi Thông tư này có hiệu lực thi hành, nhóm cổ đông đồng thời sở hữu trên 5% vốn tại nhiều hơn một tổ chức tín dụng sẽ không được tăng số lượng cổ phần sở hữu tại các tổ chức tín dụng đó dưới mọi hình thức.
Tuy nhiên, một số trường hợp được loại trừ gồm nhận cổ phiếu thưởng hoặc cổ tức bằng cổ phiếu; mua cổ phiếu phát hành thêm khi tổ chức tín dụng đầu mối, tổ chức tín dụng khác tăng vốn điều lệ nhưng đảm bảo tỷ lệ sở hữu cổ phần sau khi mua tuân thủ giới hạn sở hữu cổ phần theo quy định.
Tổ chức tín dụng đầu mối, tổ chức tín dụng khác không được cấp tín dụng cho nhóm cổ đông lớn có liên quan sau 90 ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành cho đến khi nhóm cổ đông lớn có liên quan tuân thủ ti lệ sở hữu cổ phần theo quy định.
Ngọc Linh
Theo NDH
Theo NDH
Comments
Post a Comment