Sáng tạo, hiệu quả, thi dua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2019
Sáng tạo, hiệu quả, thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2019
09/01/2019
Nhằm động viên cán bộ, công chức, viên chức và người lao
động ngành Ngân hàng hăng hái thi đua thực hiện tốt Nghị quyết của Đảng, Quốc
hội, Chính phủ về phát triển kinh tế, xã hội và thực hiện thắng lợi mục tiêu,
nhiệm vụ của ngành Ngân hàng năm 2019, ngày 05/01/2019, Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước đã ký Văn bản số 99/NHNN-TĐKT về việc phát động phong trào thi đua hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2019.
Việc phát động phong trào nhằm mục
đích tạo khí thế thi đua sôi nổi trong toàn thể cán bộ, công chức viên chức và
người lao động trong ngành Ngân hàng phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được
giao, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các
nhiệm vụ chính trị năm 2019 của Ngành; Nâng cao ý thức trách nhiệm, phát huy
khả năng sáng tạo, tăng cường tinh thần đoàn kết của mỗi tập thể, cá nhân.
Nội dung phong trào thi đua là:
Đối với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước: (i) Tiếp tục hoàn thiện thể chế về hoạt
động tiền tệ, tín dụng ngân hàng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong
lĩnh vực ngân hàng bảo đảm minh bạch, kịp thời nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, tạo hành lang pháp lý cho
các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, hiệu quả; (ii) Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và thận
trọng, phối hợp đồng bộ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô
khác, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm cân đối lớn hỗ
trợ sản xuất kinh doanh và tăng trưởng. Tiếp tục điều hành lãi suất, tỷ giá
linh hoạt, phù hợp với cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường tiền tệ và yêu cầu
quản lý; ổn định thị trường ngoại tệ; củng cố dự trữ ngoại hối Nhà nước; (iii) Triển khai các giải pháp hỗ trợ
các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng hiệu quả, tập trung vào các lĩnh vực
sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ doanh
nghiệp và người dân tiếp cận vốn ngân hàng. Kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với
lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; (iv) Đẩy
mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, trong đó
tập trung xử lý có hiệu quả các tổ chức tín dụng yếu kém và đẩy nhanh tiến độ
xử lý nợ xấu. Tiếp tục tăng cường củng cố, chấn chỉnh hệ thống Quỹ tín dụng
nhân dân nhằm đảm bảo hoạt động theo đúng tôn chỉ mục đích và giữ vững ổn định
kinh tế xã hội. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các công ty tài chính tiêu
dùng. Quản lý, giám sát, tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính vi mô phát
triển an toàn, hiệu quả; (v) Tăng
cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, giám sát thị trường
tiền tệ và hoạt động ngân hàng; nâng cao khả năng cảnh báo sớm đối với những
rủi ro tiềm ẩn mang tính hệ thống; phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm theo đúng
quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức
tín dụng; (vi) Quản lý chặt chẽ vốn,
tài sản của Ngân hàng Nhà nước; tăng cường quản lý, giám sát của chủ sở hữu đối
với doanh nghiệp thuộc ngành Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước đại diện chủ sở
hữu nhằm đảm bảo an toàn vốn và tiết kiệm, chống lãng phí; (vii) Thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển thanh toán không dùng
tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt. Đẩy mạnh phát triển công nghệ, dịch vụ ngân hàng, việc áp dụng công nghệ
mới vào lĩnh vực thanh toán tại Việt Nam. Tăng cường công tác quản lý, giám sát
các hệ thống thanh toán đảm bảo hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả; (viii) Đẩy mạnh đổi mới, nâng cao hiệu
quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trong ngành Ngân hàng; tăng
quyền tự chủ và thúc đẩy xã hội hóa các dịch vụ sự nghiệp công theo tinh thần
Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa XII; (ix) Đẩy mạnh công tác cải
cách hành chính và cải cách thủ tục hành chính góp phần cải thiện môi trường
kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành
chính, tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị trong công tác quản lý,
chỉ đạo triển khai thực thi nhiệm vụ; (x)
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí, truyền thông trong và ngoài Ngành để
chủ động tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, đầy đủ, kịp thời các thông tin liên
quan đến điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng.
Đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: (i)
Chấp hành nghiêm các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và quy
định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động tiền tệ, tín dụng và Ngân hàng; (ii) Phấn đấu hoàn thành mục tiêu, kế
hoạch hoạt động kinh doanh năm 2019; sử dụng hiệu quả nguồn vốn; kiểm soát tốc
độ tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đề ra, đảm bảo tập
trung cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương
của Chính phủ. Mở rộng các chương trình tín dụng đặc thù, nhất là các sản phẩm
tín dụng tiêu dùng hiệu quả ở vùng nông thôn, vùng khó khăn, góp phần hạn chế
tín dụng đen; (iii) Tiếp tục tổ chức
triển khai quyết liệt, có hiệu quả các nội dung, giải pháp tại phương án cơ cấu
lại gắn với xử lý nợ xấu đến năm 2020 đã được phê duyệt, đảm bảo đúng lộ trình
đề ra; (iv) Đa dạng hóa sản phẩm,
dịch vụ ngân hàng; đổi mới, đơn giản hóa quy trình, thủ tục và tăng cường ứng
dụng công nghệ thông tin để nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ của khách hàng;
tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển mạnh các phương thức thanh toán điện
tử; áp dụng các biện pháp an ninh, tiêu chuẩn bảo mật mới, tiên tiến phù hợp
với xu hướng thanh toán trên thế giới, đảm bảo thanh toán nhanh chóng, an toàn,
tiện lợi; (v) Nâng cao năng lực quản
trị, điều hành, tính minh bạch trong hoạt động của tổ chức tín dụng; tăng cường
ứng dụng công nghệ thông tin vào điều hành quản lý, phân tích và phòng ngừa rủi
ro. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, giám sát từ xa nhằm cảnh
báo sớm những rủi ro tiềm ẩn; (vi)
Chấn chỉnh và siết chặt kỷ luật, kỷ cương, lề lối làm việc; nâng cao trình độ,
kỹ năng nghiệp vụ; ý thức trách nhiệm, ý thức tuân thủ pháp luật và đạo đức
nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng.
Đối với Khối đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: (i) Thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
năm học 2018-2019, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát
triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tại Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04/11/2013
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; (ii) Tổ chức thực hiện tốt việc đổi mới
phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng đào tạo, nâng cao chất lượng tài liệu
giảng dạy, chất lượng đào tạo và tổ chức quản lý đào tạo theo hướng đạt chuẩn
chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu người học và xã hội; (iii) Đổi mới, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học và công tác
quản lý khoa học, gắn hoạt động nghiên cứu khoa học với đào tạo, với thực tế
hoạt động kinh tế - xã hội và của Ngành; (iv)
Nâng cao chất lượng giáo dục, coi trọng giáo dục đạo đức, nghề nghiệp đối với
cán bộ quản lý và giảng viên; giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ
năng tự học, sáng tạo, phát triển tư duy của học viên, sinh viên; (v) Triển khai có hiệu quả đề án vị trí
việc làm; xây dựng đội ngũ quản lý, viên chức và người lao động đủ năng lực,
phẩm chất, có năng lực trong giảng dạy và nghiên cứu phù hợp với xu thế phát
triển của khu vực và thế giới; (vi)
Đẩy mạnh truyền thông về đổi mới giáo dục và đào tạo, truyền thông về giáo dục
khởi nghiệp; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới nội dung,
phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá một cách thiết thực và hiệu quả.
Đối với các tổ chức đoàn thể: (i)
Phối hợp chặt chẽ với Thủ trưởng đơn vị phát động, tổ chức các phong trào thi
đua, động viên người lao động hăng say làm việc nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ
chính trị của ngành Ngân hàng năm 2019; (ii)
Phối hợp với đơn vị chuyên môn tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao
tạo khí thế thi đua sôi nổi trong toàn Ngành.
Đối với Cơ quan Thường trực các Hiệp hội và các doanh nghiệp do
Ngân hàng Nhà nước quản lý: (i)
Hoàn thành mục tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ được giao; thực hiện tốt cải cách thủ
tục hành chính; tích cực tham gia đóng góp ý kiến với Ngân hàng Nhà nước trong
xây dựng cơ chế, chính sách về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng; (ii) Tăng cường giao lưu, trao đổi kinh
nghiệm, tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ ngân hàng; động viên
các hội viên tăng cường mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh
nhằm ổn định, phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững; (iii) Tổ chức phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước và của Ngân hàng Nhà nước nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp
luật, hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh của hội viên; (iv) Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam sớm ban hành Bộ chuẩn mực đạo đức
nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng; phối hợp với các tổ chức
hội viên, các tổ chức đoàn thể, phát động và triển khai sâu rộng, hiệu quả,
nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức, trách nhiệm của cán bộ ngân
hàng các cấp.
LG
Comments
Post a Comment