Các ngân hàng cho vay thế chấp tốt nhất TP.HCM 2019

Hiện tại, căn cứ vào tình hình hoạt động thực tế của từng ngân hàng và định hướng phát triển mà Ban Giám Đốc các ngân hàng có định hướng về tăng trưởng dư nợ (cho vay) khác biệt nhau trong từng thời kỳ.
Và chính sách khác biệt này lại là điểm nhấn, gây ấn tượng đến khách hàng đối với sản phẩm cho vay của từng bank.

Nếu khách hàng thường xuyên tận dụng nguồn vốn vay thế chấp lãi suất thấp từ ngân hàng thì không thể bỏ qua danh sách các ngân hàng bên dưới đây.
Vì nếu như khách hàng nắm rõ được thế mạnh cho vay thế chấp của từng ngân hàng sẽ dễ dàng nhận được nguồn vốn giá rẻ này cho dù tình trạng hồ sơ có đặc biệt thế nào đi chăng nữa.

Và sau đây là Các ngân hàng cho vay thế chấp tốt nhất TP.HCM 2019

1. Vay thế chấp Ngân hàng – BAOVIETbank:


Là ngân hàng chỉ mới phát triển tròn 10 năm nhưng BAOVIETbank đã có những bước đi thật vững chắc và đột phá trong công tác Cho vay thế chấp. Hiện tại chính sách cho vay của BAOVIETbank rất linh hoạt. Khách hàng nhắc đến BAOVIETbank là sẽ nghĩ ngay đến:
– Lãi suất vay rất thấp.
– Định giá miễn phí và giá trị định giá gần như sát với thị trường.
– Quyết định cho vay nhanh. Hạn mức tự quyết lên đến 6.750 triệu đồng
– Theo quy định, khách hàng đang hay từng bị nợ nhóm vẫn vay được
– Tuy nhiên nhằm giảm thiểu rủi ro, quy trình kiểm soát nội bộ để công chứng và giải ngân khá chặt chẽ dẫn đến thời gian chưa thật sự nổi bật so với các ngân hàng khác.
Nhằm tăng trưởng dư nợ để phát triển mạng lưới, BAOVIETbank rất tích cực trong công tác cho vay. BAOVIETbank thật sự là ngôi sao đang lên trong cho vay tín dụng cá nhân tại TP.HCM.
2. Vay thế chấp Ngân hàng TMCP Sài Gòn – SCB


Trong những năm gần đây (từ 2015 đến nay). Sau thời gian sát nhập và tái cơ cấu, SCB thật sự chuyển mình, các chỉ tiêu và kế hoạch tăng trưởng đạt được đáng để các đối thủ phải dè chừng.
Riêng về mặt cho vay thế chấp tại TP.HCM. Ngân hàng SCB đã phát triển dư nợ rất đáng nể.
Đó một phần là do trụ sở chính được đặt tại HCM nên thời gian xử lý phê duyệt rất nhanh. Mặt khác, chính sách nhận tài sản thế chấp của SCB cũng rất ”thoáng”, nhận được đất quy hoạch (lộ giới, công viên cây xanh, an toàn mạng lưới điện…)
Mạng lưới các PGD và CN rộng khắp là một lợi thế cạnh tranh trên thị trường tại HCM.
Tuy nhiên, SCB còn hạn chế về quan điểm tín dụng từng đơn vị (có nơi duyệt dễ, nơi rất kỹ…). Vì vậy khách hàng nên “chọn mặt gửi vàng” để tránh mất thời gian. Điểm trừ nhỏ là có chi phí định giá và trả kết quả định giá không nhanh.
3. Vay thế chấp Ngân hàng Sacombank



Khi nhắc đến Sacombank, khách hàng nghĩ ngay đến biệt danh “ông trùm cho vay kinh doanh bất động sản, giải ngân không phong tỏa”. Điều này được minh chứng bằng số liệu đạt trên 15% tổng dư nợ của sacombank hiện nay. Các ngân hàng khác chỉ rơi vào khoảng 7-8% tổng giải ngân cho vay.
Hầu hết các khách hàng kinh doanh bất động sản điều muốn nhận tiền mặt ngay sau khi chuyển nhượng BĐS để tiếp tục quay vòng vốn.
Nên việc ngân hàng có thể cho người bán nhận được tiền ngay khi công chứng là một lợi thế vô cùng lớn.
Thuận lợi này giúp người bán tiếp tục giới thiệu khách hàng vay mua nhà thế chấp bằng chính nhà mua cho Sacombank hỗ trợ để được hoàn vốn ngay.
Nhưng có lợi cũng có mặt bất lợi, người vay sẽ chịu một lãi suất cho vay kinh doanh BĐS tương đối cao so với các bank khác.
4. Vay thế chấp Ngân hàng Vietcombank



Có thể nói, đối với các khách hàng hay sử dụng vốn vay của ngân hàng làm đòn bẩy tài chính thì cũng rất ưa chuộng Vay thế chấp tại Ngân hàng Vietcombank.
Lãi suất nhiều ưu đãi dành cho khách hàng doanh nghiệp, cá nhân. Mức độ uy tín và sự ổn định về mặt chính sách cho vay của VCB là điều không thể bàn cãi.
Do có quá nhiều KH có nhu cầu vay vốn tại VCB, nên lúc nào hồ sơ đề nghị vay tại VCB luôn chất chồng như núi, nhân viên tín dụng lâu năm tại VCB cũng không vất vả tìm kiếm KH lắm. Vì do chính sách của VCB đã tự thu hút KH rồi.
Trong những năm gần đây, VCB đang dần nâng chuẩn hồ sơ lên khá là cao, để nhận đc phê duyệt tại Vietcombank không còn dễ dàng như trước nữa. Tuy nhiên do áp lực chỉ tiêu cao nên cán bộ khách hàng luôn tìm mọi cách hỗ trợ khách hàng để hồ sơ được duyệt và hoàn thành chỉ tiêu được giao.
5. Vay thế chấp Ngân hàng Agribank



Và đây là ngân hàng có chính sách cho vay thế chấp sổ đỏ đứng top 1 bảng xếp hạng. Có thể nói là không khách hàng nào là Agribank không thể phục vụ.
Tuy gần đây Agribank một số đơn vị kinh doanh đang giảm quyền tự quyết xuống, nhưng nhìn chung Agribank vẫn là bank có chính sách cho vay linh hoạt nhất thị trường.
Agribank có thể nhận thế chấp nhiều loại đất (đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp…). Chấp thuận ghi nhận nhiều nguồn thu nhập thực tế của KH….
Có một số ít các anh em làm tín dụng còn nói vui rằng “Hồ sơ Agribank từ chối thì chắc khó có ngân hàng nào làm được”. ( Xin nhấn mạnh rằng đây chỉ là nói vui thôi).
Nhận xét chung:

Ngoài các ngân hàng có cơ chế cho vay thế chấp khác biệt trên cũng có nhiều ngân hàng lớn và uy tín trên thị trường. Tuy nhiên về ưu thế sản phẩm cũng tương đồng so với các ngân hàng vừa kể nên người viết không liệt kê thêm.
Những nhận định trên chỉ là quan điểm cá nhân và kinh nghiệm làm nghề của anh em tín dụng trong những lúc trà dư tửu hậu (hoặc…vắng khách).
Khách hàng chỉ cần bỏ túi danh sách các ngân hàng trên là có thể “chiến” được trong mọi hoàn cảnh. Dù hồ sơ vay có khó như thế nào đi nữa thì cũng có thể giải quyết được.


Đối với những khách hàng có nguồn thu mạnh và rất rõ ràng + tài sản đẹp + tỉ lệ vay ko quá cao + ....v...v (Còn gọi là khách hàng “đẹp lung linh” ).; Mong muốn có được lãi suất vay cực kì hấp dẫn và duy trì ổn định trong thời gian dài thì có thể tham khảo thêm về chính sách cho vay của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
Tuy không hề đơn giản để nhận được phê duyệt khoản vay thế chấp tại Ngân hàng 100% vốn nươc ngoài, nhưng khi đã thỏa đủ điều kiện thì lợi ích mang lại cũng thật sự đáng để khách hàng quan tâm

Comments

Popular posts from this blog

Xin hỏi định nghĩa về thoái thu và thoái chi??

Dề Thi Vietinbank - 10 dề (cập nhật 2020)

Học việc, thử việc tại ngân hàng: Cuộc sống muôn màu