Thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam
Thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam
09/01/2019
Tại Chương trình hành động của ngành Ngân hàng thực hiện
Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm
2030 được ban hành kèm theo Quyết định số 34/QĐ-NHNN ngày 07/01/2019, Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã xác định rõ mục tiêu và phân công trách
nhiệm cụ thể cho các Vụ, Cục đơn vị trong ngành Ngân hàng triển khai thực hiện
các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam.
Theo Chương trình hành động của ngành
Ngân hàng, ngày 08/08/2018 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 986/QĐ-TTg
phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030 (Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng). Để triển khai đồng
bộ các nhiệm vụ và giải pháp Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng theo từng
giai đoạn, thực hiện thành công mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể của
Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng, NHNN xây dựng Chương trình hành động này
nhằm triển khai chỉ đạo của NHNN đến các đơn vị thuộc ngành Ngân hàng trong
việc tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng.
Trong các mục tiêu cụ thể của Chương
trình này, mục tiêu đầu tiên được xác định là tăng dần tính độc lập, chủ động
và trách nhiệm giải trình của NHNN về thực hiện mục tiêu điều hành chính sách
tiền tệ, kiểm soát lạm phát ở mức độ phù hợp với định hướng phát triển kinh tế
- xã hội trong từng thời kỳ, hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy mục tiêu
tăng trưởng kinh tế bền vững.
Cùng với đó, tăng cường năng lực thể
chế, hiệu lực, hiệu quả thanh tra, giám sát ngân hàng của NHNN; Mở rộng phạm vi
thanh tra, giám sát đến các tập đoàn tài chính dưới hình thức công ty mẹ - con,
trong đó công ty mẹ là tổ chức tín dụng; tuân thủ phần lớn các nguyên tắc giám
sát ngân hàng hiệu quả theo Basel.
Đồng thời, đẩy mạnh phát triển thanh
toán không dùng tiền mặt, tối ưu hóa mạng lưới ATM và POS. Giảm dần tỷ trọng
tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán.
Song song với đó là tăng số lượng,
doanh nghiệp và người dân tiếp cận dịch vụ tài chính, ngân hàng do các tổ chức
tín dụng cung ứng. Tập trung phát triển các loại hình dịch vụ phù hợp phục vụ
các nhóm dân cư chưa hoặc ít được tiếp cận với dịch vụ ngân hàng truyền thống ở
vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Cùng với các mục tiêu trên, Chương
trình hành động của ngành Ngân hàng cũng đã xác định các mục tiêu quan trọng
khác đó là: Phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng phù hợp với điều kiện kinh
tế - xã hội và thực trạng của hệ thống qua từng giai đoạn; Tăng hiệu quả phân
bổ nguồn vốn tín dụng phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; Lồng ghép
các nội dung về phát triển bền vững, biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh trong
các chương trình, dự án vay vốn tín dụng. Thúc đẩy phát triển “tín dụng xanh”,
“ngân hàng xanh” để góp phần chuyển đổi nền kinh tế sang tăng trưởng xanh, phát
thải các bon thấp, thích ứng với biến đổi khí hậu; Tăng tỷ trọng vốn tín dụng
ngân hàng đầu tư vào năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, các ngành sản xuất và
tiêu dùng ít các bon.
Từng bước nâng cao vị thế của Việt
Nam tại các diễn đàn, tổ chức quốc tế về tiền tệ ngân hàng, phục vụ cho phát
triển ngành ngân hàng, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế.
Trong các mục tiêu trên, Thống đốc
NHNN đã đề ra các mục tiêu cụ thể cần phấn đấu theo giai đoạn đến năm 2020 và
giai đoạn tiếp theo đến năm 2025/2030. Cùng với đó, Thống đốc NHNN đã phân công
các Vụ, Cục, đơn vị trong toàn Ngành triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải
pháp cụ thể của Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng.
Thống đốc NHNN yêu cầu, căn cứ vào
Chương trình hành động này, các Vụ, Cục, đơn vị trong toàn ngành Ngân hàng xây
dựng hoặc điều chỉnh các chiến lược, kế hoạch, chương trình hành động theo chức
năng để chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của đơn vị mình mà Chiến
lược phát triển ngành Ngân hàng đã định hướng.
CKH
Comments
Post a Comment