Chi nhánh ngân hàng có thể "Hạn chế cho vay tín chấp" và "Giảm tỷ lệ cho vay / TSBĐ" được không?
https://ub.com.vn/threads/chi-nhanh-ngan-hang-co-the-han-che-cho-vay-tin-chap-va-giam-ty-le-cho-vay-tsbd-duoc-khong.262340/
Dạ em đang làm chuyên đề về Nâng cao chất lượng cho vay SME. Sau khi
tính toán số liệu thì ở phần biện pháp mà chi nhánh cần thực hiện em
muốn kết luận: "Chi nhánh cần "Hạn chế cho vay tín chấp" và "Giảm tỷ lệ
cho vay / TSBĐ" để giảm thiểu rủi ro". Chỉ là theo em được biết thì việc
quyết định cho vay tín chấp hay tỷ lệ cho vay / TSĐB đều phải làm theo
quy trình và dựa trên xếp hạng tín dụng, mà hai cái này chỉ có Hội Sở
mới thay đổi được.
Vậy cho em hỏi là Chi nhánh ngân hàng có thể thật sự "Hạn chế cho vay tín chấp" hay "Giảm tỷ lệ cho vay / TSBĐ" được không?
Vậy cho em hỏi là Chi nhánh ngân hàng có thể thật sự "Hạn chế cho vay tín chấp" hay "Giảm tỷ lệ cho vay / TSBĐ" được không?
Mình có vài dòng góp ý gửi bạn:
1. Về hạn chế cho vay tín chấp. Thực ra quy định của các NHTM lớn hiện nay đều ràng buộc các điều kiện về cho vay tín chấp: Điều kiện về loại hình DN, vốn, lĩnh vực kinh doanh,... Thậm chí đối với cho vay có bảo đảm 1 phần (có phần cho vay tín chấp khoảng 30-50% tùy ngân hàng) thì còn ràng buộc cả điều kiện phần TSBĐ bảo đảm cho phần vay có bảo đảm. Thực tế cho thấy là tỷ lệ nợ quá hạn (kể cả nợ xấu) đối với cho vay tín chấp còn thấp hơn cả cho vay có bảo đảm, cho nên việc hạn chế cho vay tín chấp là biện pháp chỉ mang tính kỹ thuật. Việc cho vay tín chấp do HSC quy định, thường là quy định tỷ lệ tối đa, tuy nhiên chi nhánh có quyền lựa chọn khách hàng để cho vay và áp dụng tỷ lệ tín chấp phù hợp. VD HSC quy định cho vay tín chấp tối đa 30% thì chi nhánh hoàn toàn có thể áp dụng 10-20% thậm chí không cho vay tín chấp nếu thấy rủi ro.
2. Về giảm tỷ lệ dư nợ cho vay/giá trị TSBĐ. Tỷ lệ này cũng do HSC quy định. Tuy nhiên cũng là tỷ lệ tối đa, nên chi nhánh có thể áp dụng tỷ lệ thấp hơn để giảm thiểu rủi ro. Dĩ nhiên là phải đạt thỏa thuận với khách hàng.
Vậy nên chi nhánh có thể chủ động áp dụng 2 biện pháp trên.
1. Về hạn chế cho vay tín chấp. Thực ra quy định của các NHTM lớn hiện nay đều ràng buộc các điều kiện về cho vay tín chấp: Điều kiện về loại hình DN, vốn, lĩnh vực kinh doanh,... Thậm chí đối với cho vay có bảo đảm 1 phần (có phần cho vay tín chấp khoảng 30-50% tùy ngân hàng) thì còn ràng buộc cả điều kiện phần TSBĐ bảo đảm cho phần vay có bảo đảm. Thực tế cho thấy là tỷ lệ nợ quá hạn (kể cả nợ xấu) đối với cho vay tín chấp còn thấp hơn cả cho vay có bảo đảm, cho nên việc hạn chế cho vay tín chấp là biện pháp chỉ mang tính kỹ thuật. Việc cho vay tín chấp do HSC quy định, thường là quy định tỷ lệ tối đa, tuy nhiên chi nhánh có quyền lựa chọn khách hàng để cho vay và áp dụng tỷ lệ tín chấp phù hợp. VD HSC quy định cho vay tín chấp tối đa 30% thì chi nhánh hoàn toàn có thể áp dụng 10-20% thậm chí không cho vay tín chấp nếu thấy rủi ro.
2. Về giảm tỷ lệ dư nợ cho vay/giá trị TSBĐ. Tỷ lệ này cũng do HSC quy định. Tuy nhiên cũng là tỷ lệ tối đa, nên chi nhánh có thể áp dụng tỷ lệ thấp hơn để giảm thiểu rủi ro. Dĩ nhiên là phải đạt thỏa thuận với khách hàng.
Vậy nên chi nhánh có thể chủ động áp dụng 2 biện pháp trên.
Chào bạn! Mình có 1 góp ý: rủi ro đi kèm với lợi nhuận cho bank vì vậy tín chấp thì Nim cao hơn vay có thế chấp đầy đủ bằng TS. Nên nói việc nâng cao chất lượng nợ bằng cách hạn chế cho vay tín chấp và giảm BOA thì ai chả biết nhưng làm như vậy thì làm sao đạt Kpi lợi nhuận, làm sao để đáp ứng nhu cầu vốn giữ chân KH. Để nâng cao chất lượng nợ thì phải nâng cao phần thẩm định khách hàng vì suy cho cùng thì nắm giữ TS chỉ là biện pháp cuối cùng, TS cũng đâu phải dễ bán, còn phải qua kiện tụng vài ba năm rồi pháp lý nữa nên món vay chuyển nhóm nợ mà TS ôm 1 cục chưa xử lý gì dc thì cũng đâu nâng cao được chất lượng!
Comments
Post a Comment