Hướng dẫn cách xử lý tài sản thế chấp khi ly hôn


23948

Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). Theo đó, tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Trừ trường hợp, có thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp. Vậy trong trường hợp ly hôn thì tài sản thế chấp của vợ chồng sẽ được xử lý như thế nào?

1. Xác định người (Vợ/chồng/cả hai) có nghĩa vụ đối với tài sản thế chấp

Trước tiên, cần xác định tài sản thế chấp đó được vợ chồng sử dụng vào mục đích gì? là tài sản chung hay tài sản riêng được hình thành trước hay sau hôn nhân? Vì căn cứ Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

- Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

- Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

- Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

- Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

- Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

Do đó, khi có tranh chấp có thể xảy ra hai trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Nếu một trong hai bên (vợ/ chồng) có bằng chứng chứng minh tài sản thế chấp là tài sản được hình thành trước hôn nhân và việc thế chấp được sử dụng vào mục đích riêng của vợ hoặc chồng mà không sử dụng vào mục đích thiết yếu của gia đình.

=> Người (vợ hoặc chồng) phải có nghĩa vụ thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với tài sản thế chấp đó.

Trường hợp 2:

Nguồn gốc của tài sản thế chấp- hình thành trước thời kỳ hôn nhân do người vợ (hoặc chồng) đứng tên.
- hình trong trong thời kì hôn nhân (do vợ/chồng/cả hai cùng đứng tên)
Nhưng, việc thế chấp được sử dụng chung vào mục đích thiết yếu của gia đình.
=> Cả hai vợ và chồng phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với tài sản thế chấp đó. Cụ thể:

Căn cứ Điều 60 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn, như sau:

- Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn. Trừ trường hợp: vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.
- Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết.
Do đó, sau ly hôn thì tính pháp lý của tài sản thế chấp vẫn còn đó. Vậy nên, cần xác định nghĩa vụ của vợ/ chồng đối với tài sản thế chấp để liên đới thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của tài sản thế chấp với bên thứ ba, trừ trường hợp: vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.

2. Cách xử lý đối với tài sản thế chấp sau ly hôn

Trình tự, thủ tục xử lý khi có tranh chấp về tài sản thế chấp sau khi ly hôn như sau:

Thứ nhất: Việc giải quyết sẽ ưu tiên do hai bên vợ chồng tự thỏa thuận về cách xử lý đối với tài sản thế chấp (để có tính pháp lý cao thì việc thỏa thuận giữa hai bên có lập văn bản và công chứng).

Ví dụ: Hai vợ chồng thỏa thuận chồng sẽ trả và đưa vợ một khoản tiền tương ứng 50% tài sản thế chấp, sau khi hoàn thành nghĩa vụ trả nợ thì tài sản thế chấp đó thuộc về ông chồng,…

Lưu ý: Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng để giải quyết.

Thứ hai: Nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án sẽ tiến hành giải quyết theo quy định.

Theo đó, các bên phải có nghĩa vụ chứng minh và cung cấp bằng chứng cho rằng lời mình nói là có cơ sở và xác thực để tòa xem xét giải quyết.

Nguồn: Danluat

Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc

Link gốc: Hướng dẫn cách xử lý tài sản thế chấp khi ly hôn




Comments

Popular posts from this blog

Xin hỏi định nghĩa về thoái thu và thoái chi??

Dề Thi Vietinbank - 10 dề (cập nhật 2020)

Học việc, thử việc tại ngân hàng: Cuộc sống muôn màu