Techcombank, ACB, Vietcombank, VPBank, MB và Vietinbank dưới góc nhìn của J.P. Morgan
Ngày 1/11, Bộ phận nghiên cứu Chứng
khoán châu Á - Thái Bình Dương của J.P. Morgan lần đầu công bố báo cáo
riêng về ngành ngân hàng Việt Nam, tình hình hoạt động của 6 nhà băng
(Techcombank, ACB, Vietcombank, VPBank, MB và Vietinbank) và dự báo
triển vọng giá với 4 cổ phiếu trong số này. Một số nội dung được chia sẻ
trong báo cáo được tóm tắt như sau:
Hệ thống ngân hàng
Nhận định nổi bật được J.P. Morgan đưa ra là việc các ngân hàng Việt Nam trở thành một trong những ví dụ ít thấy về việc kết hợp được 2 yếu tố tăng trưởng lợi nhuận cao và ổn định một cách tự thân. Điều này, cùng với chu kỳ tín dụng thuận lợi, có thể tạo ra lợi nhuận đáng kể trong nhiều năm. Các cơ hội đầu tư tương đương gần đây có Indonesia (2005 – 2013) và Ấn Độ (2010 – 2017).
GDP danh nghĩa và thặng dư tài khoản vãng lai cho phép tăng trưởng thu nhập và tín dụng mạnh mẽ ở Việt Nam. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ ngân hàng/GDP 104% là cao so với GDP bình quân đầu người 2.500 USD. Yếu tố này khả năng sẽ cản trở tốc độ tăng trưởng trong vài năm tới.
Theo J.P. Morgan, Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng khoản vay nhanh nhất trong khu vực. Các khoản vay có lãi suất trong khoảng 13-19% đã ổn định ở Việt Nam trong 2–3 năm tới nhờ GDP danh nghĩa tốt. Đây là xu hướng tiếp nối quá khứ, với tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) trong 5 năm qua là 16%, CAGR của GDP danh nghĩa trong cùng giai đoạn là 9%. Các khoản cho vay trong khoảng lãi suất nêu trên đã tăng từ 3.500 tỷ đồng năm 2013 lên 7.400 tỷ đồng vào năm 2018.
Nhận định nổi bật được J.P. Morgan đưa ra là việc các ngân hàng Việt Nam trở thành một trong những ví dụ ít thấy về việc kết hợp được 2 yếu tố tăng trưởng lợi nhuận cao và ổn định một cách tự thân. Điều này, cùng với chu kỳ tín dụng thuận lợi, có thể tạo ra lợi nhuận đáng kể trong nhiều năm. Các cơ hội đầu tư tương đương gần đây có Indonesia (2005 – 2013) và Ấn Độ (2010 – 2017).
GDP danh nghĩa và thặng dư tài khoản vãng lai cho phép tăng trưởng thu nhập và tín dụng mạnh mẽ ở Việt Nam. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ ngân hàng/GDP 104% là cao so với GDP bình quân đầu người 2.500 USD. Yếu tố này khả năng sẽ cản trở tốc độ tăng trưởng trong vài năm tới.
Theo J.P. Morgan, Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng khoản vay nhanh nhất trong khu vực. Các khoản vay có lãi suất trong khoảng 13-19% đã ổn định ở Việt Nam trong 2–3 năm tới nhờ GDP danh nghĩa tốt. Đây là xu hướng tiếp nối quá khứ, với tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) trong 5 năm qua là 16%, CAGR của GDP danh nghĩa trong cùng giai đoạn là 9%. Các khoản cho vay trong khoảng lãi suất nêu trên đã tăng từ 3.500 tỷ đồng năm 2013 lên 7.400 tỷ đồng vào năm 2018.
Theo lĩnh vực, tăng trưởng cho vay trong 5 năm qua nhanh nhất ở lĩnh vực
khác (bao gồm cả cho vay cá nhân) với 21%, thương mại (18%) và xây dựng
(15%). Cho vay tổng thể thay đổi theo hướng nghiêng dần về phía lĩnh
vực khác và thương mại. Tỷ lệ cho vay công nghiệp hiện chỉ chiếm 20%
tổng nợ, giảm so với con số 29% hồi năm 2012.
Nhóm ngân hàng Việt Nam được J.P. Morgan theo dõi dự kiến có RoE khoảng 15-21% trong 2 năm tới. Tăng trưởng tín dụng kiểm soát (CAGR 16% trong 5 năm), nhu cầu tín dụng 9% GDP danh nghĩa giúp mang lại thu nhập lãi cận biên (NIM) tương xứng (3,58%, ngoại trừ VPB) dù tiền gửi không kỳ hạn (CASA) ở mức thấp (22%).
Nhóm ngân hàng Việt Nam được J.P. Morgan theo dõi dự kiến có RoE khoảng 15-21% trong 2 năm tới. Tăng trưởng tín dụng kiểm soát (CAGR 16% trong 5 năm), nhu cầu tín dụng 9% GDP danh nghĩa giúp mang lại thu nhập lãi cận biên (NIM) tương xứng (3,58%, ngoại trừ VPB) dù tiền gửi không kỳ hạn (CASA) ở mức thấp (22%).
Thặng dư cán cân thanh toán (2,5% GDP) là yếu tố then chốt để đáp ứng đủ
thanh khoản hệ thống và tăng trưởng, đặc biệt là trong bối cảnh tỷ lệ
cho vay trên tổng tiền gửi (LDR) đạt 94%. LDR hồi giữa năm 2014 chỉ là
84%.
Ngân hàng Nhà nước đã áp trần LDR 90% với các ngân hàng thương mại quốc doanh, 80% với ngân hàng thương mại cổ phần. Ngoại trừ các trung tâm tài chính như Hong Kong, Singapore, chỉ có ngân hàng tại Ấn Độ và Trung Quốc có LDR cao hơn ngân hàng Việt Nam.
J.P. Morgan ước tính thanh khoản hệ thống ở mức dương 4%, giảm từ đỉnh dương 9% hồi tháng 6/2016. Tăng trưởng cung tiền M2 (gồm tiền mặt, tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm) của Việt Nam nhanh nhất khu vực, ở 10% trong quý II so với cùng kỳ năm trước, giảm so với mức trung bình 18% trong giai đoạn 5 năm.
Ngân hàng Nhà nước đã áp trần LDR 90% với các ngân hàng thương mại quốc doanh, 80% với ngân hàng thương mại cổ phần. Ngoại trừ các trung tâm tài chính như Hong Kong, Singapore, chỉ có ngân hàng tại Ấn Độ và Trung Quốc có LDR cao hơn ngân hàng Việt Nam.
J.P. Morgan ước tính thanh khoản hệ thống ở mức dương 4%, giảm từ đỉnh dương 9% hồi tháng 6/2016. Tăng trưởng cung tiền M2 (gồm tiền mặt, tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm) của Việt Nam nhanh nhất khu vực, ở 10% trong quý II so với cùng kỳ năm trước, giảm so với mức trung bình 18% trong giai đoạn 5 năm.
Ảnh hưởng từ kinh tế vĩ mô
Tăng trưởng thanh khoản lĩnh vực ngân hàng được hỗ trợ nhờ thặng dư cán cân thanh toán (BoP). Tại châu Á, Việt Nam là một trong những nước có BoP/GDP cao nhất - 3%. Điều này có được nhờ thặng dư tài khoản vãng lai tăng mạnh 5 năm qua, dòng vốn chảy vào Việt Nam nhờ sức hút của kế hoạch thoái vốn khỏi các doanh nghiệp Nhà nước.
Việt Nam có thặng dư tài khoản vãng lai 1,7 tỷ USD, tương đương 2,8% GDP trong năm tài khóa 2018. Tuy nhiên, con số này vẫn khá khiêm tốn nếu so với mức thặng dư trung bình 5,1% của các nền kinh tế phụ thuộc xuất khẩu khác tại châu Á không bao gồm Nhật Bản, Hong Kong và Singapore.
Trước đó, Việt Nam thường xuyên thâm hụt tài khoản vãng lai, chủ yếu do thâm hụt thương mại, cho tới năm 2010. Từ năm 2012, Việt Nam bắt đầu duy trì thặng dư tài khoản vãng lai và xuất khẩu trở thành động lực chính cho tăng trưởng GDP. Dòng vốn FDI cũng được cải thiện.
Tăng trưởng thanh khoản lĩnh vực ngân hàng được hỗ trợ nhờ thặng dư cán cân thanh toán (BoP). Tại châu Á, Việt Nam là một trong những nước có BoP/GDP cao nhất - 3%. Điều này có được nhờ thặng dư tài khoản vãng lai tăng mạnh 5 năm qua, dòng vốn chảy vào Việt Nam nhờ sức hút của kế hoạch thoái vốn khỏi các doanh nghiệp Nhà nước.
Việt Nam có thặng dư tài khoản vãng lai 1,7 tỷ USD, tương đương 2,8% GDP trong năm tài khóa 2018. Tuy nhiên, con số này vẫn khá khiêm tốn nếu so với mức thặng dư trung bình 5,1% của các nền kinh tế phụ thuộc xuất khẩu khác tại châu Á không bao gồm Nhật Bản, Hong Kong và Singapore.
Trước đó, Việt Nam thường xuyên thâm hụt tài khoản vãng lai, chủ yếu do thâm hụt thương mại, cho tới năm 2010. Từ năm 2012, Việt Nam bắt đầu duy trì thặng dư tài khoản vãng lai và xuất khẩu trở thành động lực chính cho tăng trưởng GDP. Dòng vốn FDI cũng được cải thiện.
Việt Nam là quốc gia nhập khẩu ròng dầu hơn 5,4 tỷ USD trong năm 2018.
Tỷ lệ đóng góp của dầu cho nhập khẩu và xuất khẩu tương ứng là 1% và 3%.
Biến động liên quan đến giá dầu sẽ ảnh hưởng đến tài khoản vãng lai và
cán cân thanh toán.
Theo J.P. Morgan, giá dầu tăng 10% sẽ khiến thặng dư tài khoản vãng lai và cán cân thanh toán giảm 9%. Với tăng hơn 20%, ảnh hưởng đến tài khoản vãng lai, dù vậy, vẫn trong tầm kiểm soát là 18%, tương đương mức giảm thặng dư khoảng 1,1 tỷ USD.
Rajiv Batra, Chiến lược gia về chứng khoán Việt Nam tại J.P. Morgan, đề cập rủi ro từ việc chuyển hàng hóa từ Trung Quốc sang Việt Nam rồi tới Mỹ. Một số trường hợp chuyển hàng hóa dán nhãn trái phép “Made in Vietnam” nhằm tránh thuế của Mỹ, đã bị hải quan Việt Nam phát hiện và xử lý. Tình trạng này có thể khiến chính phủ Mỹ thắt chặt kiểm soát với hàng hóa Việt Nam.
Vai trò của VAMC & vấn đề an toàn vốn
Công ty Quản lý Nợ Việt Nam (VAMC) bắt đầu hoạt động vào năm 2013 theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP. VAMC mua nợ xấu từ các tổ chức tín dụng và xử lý bằng nhiều phương thức khác nhau.
Trái phiếu VAMC thường có kỳ hạn 5 năm. Trong thời gian này, các ngân hàng phải trích dự phòng 20% mỗi năm để tạo nguồn xử lý nợ xấu khi mua lại từ VAMC. Nếu không thể trích dự phòng 20%, ngân hàng có thể xin gia hạn với tỷ lệ 10% trong 10 năm.
Theo J.P. Morgan, giá dầu tăng 10% sẽ khiến thặng dư tài khoản vãng lai và cán cân thanh toán giảm 9%. Với tăng hơn 20%, ảnh hưởng đến tài khoản vãng lai, dù vậy, vẫn trong tầm kiểm soát là 18%, tương đương mức giảm thặng dư khoảng 1,1 tỷ USD.
Rajiv Batra, Chiến lược gia về chứng khoán Việt Nam tại J.P. Morgan, đề cập rủi ro từ việc chuyển hàng hóa từ Trung Quốc sang Việt Nam rồi tới Mỹ. Một số trường hợp chuyển hàng hóa dán nhãn trái phép “Made in Vietnam” nhằm tránh thuế của Mỹ, đã bị hải quan Việt Nam phát hiện và xử lý. Tình trạng này có thể khiến chính phủ Mỹ thắt chặt kiểm soát với hàng hóa Việt Nam.
Vai trò của VAMC & vấn đề an toàn vốn
Công ty Quản lý Nợ Việt Nam (VAMC) bắt đầu hoạt động vào năm 2013 theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP. VAMC mua nợ xấu từ các tổ chức tín dụng và xử lý bằng nhiều phương thức khác nhau.
Trái phiếu VAMC thường có kỳ hạn 5 năm. Trong thời gian này, các ngân hàng phải trích dự phòng 20% mỗi năm để tạo nguồn xử lý nợ xấu khi mua lại từ VAMC. Nếu không thể trích dự phòng 20%, ngân hàng có thể xin gia hạn với tỷ lệ 10% trong 10 năm.
Ngân hàng Nhà nước đang đề xuất quy định các ngân hàng đang nắm giữ trái
phiếu VAMC với thời hạn hơn 5 năm sẽ không được trả cổ tức bằng tiền
mặt nhưng có thể không áp dụng với ngân hàng quốc doanh.
Ngoài ra, Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, ban hành tháng 6/2017, đã giúp cải thiện quy trình xử lý nợ xấu. Nghị quyết cho phép ngân hàng bán nợ xấu dưới giá trị sổ sách miễn là nợ được xác thực bởi một tổ chức định giá độc lập.
Quy trình xử lý nợ xấu được rút ngắn từ đơn vị năm về đơn vị tháng, theo một ngân hàng.
Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) đang ở 12,2% trong bối cảnh các ngân hàng chuyển từ Basel I lên Basel II. RoE cao, chi trả cổ tức hạn chế (0-17%) và tăng trưởng tài sản có rủi ro (RWA) hợp lý đảm bảo nhu cầu vốn được đáp ứng một cách tự nhiên. Trong trường hợp cần tăng vốn, định giá sẽ được nâng dần lên. Xu hướng này giống như nhiều ngân hàng tư nhân Ấn Độ trong 10-15 năm qua.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đặt hạn chót 1/1/2020 để áp dụng chuẩn Basel II với 10 ngân hàng đầu tiên. CAR tối thiểu là 8%.
Áp dụng Basel II đồng nghĩa CAR có thể giảm thêm 1,5-3%. Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch ước tính các ngân hàng cần có 4,1 tỷ USD vốn, trong đó 90% thuộc về các ngân hàng quốc doanh.
Ngoài ra, Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, ban hành tháng 6/2017, đã giúp cải thiện quy trình xử lý nợ xấu. Nghị quyết cho phép ngân hàng bán nợ xấu dưới giá trị sổ sách miễn là nợ được xác thực bởi một tổ chức định giá độc lập.
Quy trình xử lý nợ xấu được rút ngắn từ đơn vị năm về đơn vị tháng, theo một ngân hàng.
Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) đang ở 12,2% trong bối cảnh các ngân hàng chuyển từ Basel I lên Basel II. RoE cao, chi trả cổ tức hạn chế (0-17%) và tăng trưởng tài sản có rủi ro (RWA) hợp lý đảm bảo nhu cầu vốn được đáp ứng một cách tự nhiên. Trong trường hợp cần tăng vốn, định giá sẽ được nâng dần lên. Xu hướng này giống như nhiều ngân hàng tư nhân Ấn Độ trong 10-15 năm qua.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đặt hạn chót 1/1/2020 để áp dụng chuẩn Basel II với 10 ngân hàng đầu tiên. CAR tối thiểu là 8%.
Áp dụng Basel II đồng nghĩa CAR có thể giảm thêm 1,5-3%. Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch ước tính các ngân hàng cần có 4,1 tỷ USD vốn, trong đó 90% thuộc về các ngân hàng quốc doanh.
Truyền thông đưa tin nhà chức trách Việt Nam đã chấp thuận đề xuất từ
Ngân hàng Nhà nước về việc cho phép ngân hàng quốc doanh bảo toàn vốn
nội sinh bằng cách giữ lại cổ tức hoặc trả cổ phiếu. Quy định này cần
chờ được Quốc hội thông qua.
Một số rủi ro
J.P. Morgan cho rằng các ngân hàng Việt Nam sẽ không đi vào vết xe của Philippines trong thập kỷ qua. Tại Philippines, các ngân hàng huy động hơn 7 tỷ USD kể từ năm 2012 trong bối cảnh RWA tăng. Định giá sau đó giảm hơn 50% kể từ đỉnh năm 2013 do vốn cơ sở tăng, cạnh tranh khốc liệt… dẫn đến lợi nhuận suy giảm.
Chỉ số VN-Index tăng 12,2% kể từ đầu năm và 9,5% trong 12 tháng qua. VN-Index tăng mạnh từ năm 2016 đến 2018 với giá cổ phiếu ngân hàng đi lên, sau đó vào giai đoạn điều chỉnh. Giá cổ phiếu ngân hàng năm nay đang trên đà phục hồi với lợi nhuận tốt.
Mức độ thâm nhập tín dụng tương đương 104% GDP điều chỉnh năm 2018 là cao, chủ yếu do các công ty, có vốn góp từ chính phủ, tăng đòn bẩy nhưng hiệu quả lại thấp. Con số này tương đương với Malaysia và cao hơn Ấn Độ, Philippines và Indonesia.
Nợ bán lẻ tăng nhanh trong vài năm qua. Tuy nhiên, đòn bẩy nợ tiêu dùng tăng đồng nghĩa sẽ hạn chế tăng trưởng, dẫn tới nợ xấu.
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) tại Việt Nam thấp nhất là FDI, tiếp đó là lĩnh vực tư nhân rồi doanh nghiệp quốc doanh. ICOR càng thấp đồng nghĩa vốn sử dụng càng hiệu quả. ICOR lĩnh vực công cao một phần do đầu tư không trực tiếp đóng góp cho sản lượng của Chính phủ, nhiều dự án quan trọng cho đất nước nhưng không ra lợi nhuận kinh tế.
Một số rủi ro
J.P. Morgan cho rằng các ngân hàng Việt Nam sẽ không đi vào vết xe của Philippines trong thập kỷ qua. Tại Philippines, các ngân hàng huy động hơn 7 tỷ USD kể từ năm 2012 trong bối cảnh RWA tăng. Định giá sau đó giảm hơn 50% kể từ đỉnh năm 2013 do vốn cơ sở tăng, cạnh tranh khốc liệt… dẫn đến lợi nhuận suy giảm.
Chỉ số VN-Index tăng 12,2% kể từ đầu năm và 9,5% trong 12 tháng qua. VN-Index tăng mạnh từ năm 2016 đến 2018 với giá cổ phiếu ngân hàng đi lên, sau đó vào giai đoạn điều chỉnh. Giá cổ phiếu ngân hàng năm nay đang trên đà phục hồi với lợi nhuận tốt.
Mức độ thâm nhập tín dụng tương đương 104% GDP điều chỉnh năm 2018 là cao, chủ yếu do các công ty, có vốn góp từ chính phủ, tăng đòn bẩy nhưng hiệu quả lại thấp. Con số này tương đương với Malaysia và cao hơn Ấn Độ, Philippines và Indonesia.
Nợ bán lẻ tăng nhanh trong vài năm qua. Tuy nhiên, đòn bẩy nợ tiêu dùng tăng đồng nghĩa sẽ hạn chế tăng trưởng, dẫn tới nợ xấu.
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) tại Việt Nam thấp nhất là FDI, tiếp đó là lĩnh vực tư nhân rồi doanh nghiệp quốc doanh. ICOR càng thấp đồng nghĩa vốn sử dụng càng hiệu quả. ICOR lĩnh vực công cao một phần do đầu tư không trực tiếp đóng góp cho sản lượng của Chính phủ, nhiều dự án quan trọng cho đất nước nhưng không ra lợi nhuận kinh tế.
Moody’s đã đưa Việt Nam vào danh sách cân nhắc hạ xếp hạng tín nhiệm,
hiện ở mức Ba3. Nguyên nhân được Moody’s nêu ra là Chính phủ Việt Nam
hoãn thanh toán một số khoản nợ vay bằng nội tệ và ngoại tệ.
Moody’s cũng xem xét lại xếp hạng với 17 ngân hàng, trong đó có Vietcombank, Techcombank, ACB và VPBank. Lý do là liên quan đến xếp hạng quốc gia, không phải do tình trạng tín dụng của các ngân hàng suy yếu. Thị trường sẽ phản ứng tiêu cực nếu Việt Nam cũng như các ngân hàng bị hạ xếp hạng.
Việt Nam cũng đang nằm trong danh sách theo dõi của Bộ Tài chính Mỹ về thao túng tiền tệ.
Bộ Tài chính Mỹ thường nộp báo cáo bán niên cho quốc hội để quyết định coi một quốc gia là thao túng tỷ giá nội tệ của họ với USD hay không dựa trên 3 chỉ tiêu. Đó là có thặng dư thương mại song phương đáng kể với Mỹ, trên 20 tỷ USD, thặng dư tài khoản vãng lai ít nhất 2% GDP và can thiệp một chiều liên tục (mua ròng ngoại tệ ít nhất 2% GDP trong 6/12 tháng).
Việt Nam được cho là đã vi phạm tiêu chí thứ nhất và thứ ba (với thặng dư thương mại 34 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm, dự trữ ngoại hối tích lũy vượt 2% GDP vài lần trong 2 năm qua) và sắp chạm giới hạn 2% của tiêu chí thứ hai.
J.P. Morgan nêu một số yếu tố có thể giúp Việt Nam giảm thiểu nguy cơ này, trong đó có trao đổi với Bộ Tài chính Mỹ để đảm bảo tuân thủ. Điều chỉnh GDP cũng giúp Việt Nam đưa các tỷ lệ về dưới ngưỡng nguy hiểm.
Moody’s cũng xem xét lại xếp hạng với 17 ngân hàng, trong đó có Vietcombank, Techcombank, ACB và VPBank. Lý do là liên quan đến xếp hạng quốc gia, không phải do tình trạng tín dụng của các ngân hàng suy yếu. Thị trường sẽ phản ứng tiêu cực nếu Việt Nam cũng như các ngân hàng bị hạ xếp hạng.
Việt Nam cũng đang nằm trong danh sách theo dõi của Bộ Tài chính Mỹ về thao túng tiền tệ.
Bộ Tài chính Mỹ thường nộp báo cáo bán niên cho quốc hội để quyết định coi một quốc gia là thao túng tỷ giá nội tệ của họ với USD hay không dựa trên 3 chỉ tiêu. Đó là có thặng dư thương mại song phương đáng kể với Mỹ, trên 20 tỷ USD, thặng dư tài khoản vãng lai ít nhất 2% GDP và can thiệp một chiều liên tục (mua ròng ngoại tệ ít nhất 2% GDP trong 6/12 tháng).
Việt Nam được cho là đã vi phạm tiêu chí thứ nhất và thứ ba (với thặng dư thương mại 34 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm, dự trữ ngoại hối tích lũy vượt 2% GDP vài lần trong 2 năm qua) và sắp chạm giới hạn 2% của tiêu chí thứ hai.
J.P. Morgan nêu một số yếu tố có thể giúp Việt Nam giảm thiểu nguy cơ này, trong đó có trao đổi với Bộ Tài chính Mỹ để đảm bảo tuân thủ. Điều chỉnh GDP cũng giúp Việt Nam đưa các tỷ lệ về dưới ngưỡng nguy hiểm.
Lê Hải - Như Tâm (lược dịch)
Thiết kế: Bảo Linh
Thiết kế: Bảo Linh
Comments
Post a Comment