Chuyển tiền nhầm tài khoản


Theo Ngân hàng Nhà nước, quy định này nhằm bảo vệ và giúp khách hàng lấy lại được tài sản đã chuyển nhầm cho người khác.


Ngân hàng Nhà nước đề xuất đã bổ sung thêm một số quy định về vấn đề phong tỏa tài khoản thanh toán trong các trường hợp như tài khoản thanh toán gian lận, vi phạm pháp luật hoặc trường hợp khách hàng chuyển tiền có nhầm lẫn sai sót về số hiệu tài khoản, số tiền... nhằm giúp khách hàng lấy lại được tài sản đã chuyển nhầm cho người khác.

Đây là một trong những quy định mới được Ngân hàng Nhà nước đề xuất sửa đổi, bổ sung tại Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 101/2012/NĐ-CP của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt (Nghị định 101).

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước cho biết, hiện nay gian lận trong lĩnh vực thanh toán, trong đó có tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng ngày càng gia tăng và khó kiểm soát. Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ cao, thanh toán thẻ qua POS, thanh toán điện tử gần đây có những diễn biến phức tạp với những hành vi, thủ đoạn mới, tinh vi hơn.

Bên cạnh đó, một số quy định hiện hành về mở và sử dụng tài khoản thanh toán, phương tiện thanh toán, dịch vụ thanh toán, tổ chức, quản lý, vận hành, giám sát hệ thống thanh toán, giám sát hoạt động trung gian thanh toán... tại Nghị định 101 cần tiếp tục được rà soát, chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện để phù hợp với nhu cầu thực tiễn.

Chuyển tiền nhầm tài khoản: Có thể phong tỏa tài khoản lấy lại tiền cho khách - Ảnh 1.

Ngân hàng Nhà nước đề xuất bổ sung nhiều quy định nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt


Do vậy, cần tiếp tục cập nhật, bổ sung kịp thời các hành vi vi phạm, chế tài xử lý vi phạm cũng như các quy định hiện hành liên quan để ngăn chặn, phòng ngừa và thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước về lĩnh vực thanh toán được an toàn hiệu quả hơn.


Do đó, tại Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 101, Ngân hàng Nhà
nước đã bổ sung thêm các hành vi bị cấm, bao gồm: cho thuê, cho mượn tài khoản thanh toán nhằm ngăn chặn tình trạng lợi dụng tài khoản thanh toán của người khác để hoạt động phi pháp, các hành vi liên quan đến dịch vụ trung gian thanh toán và dịch vụ thanh toán không qua tài khoản của khách hàng, hoạt động đại lý thanh toán...

Ngoài ra, về quy định mở và sử dụng tài khoản thanh toán Ngân hàng Nhà nước đã bổ sung thêm một số quy định về vấn đề phong tỏa tài khoản thanh toán. Theo đó, tài khoản có thể bị phong tỏa trong các trường hợp như tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện và có bằng chứng về việc tài khoản thanh toán gian lận, vi phạm pháp luật.

Đặc biệt, cần tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có thể phong tỏa tài khoản khi phát hiện có nhầm lẫn, sai sót ghi Có nhầm vào tài khoản thanh toán của khách hàng hoặc theo yêu cầu hoàn trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền do có nhầm lẫn, sai sót so với lệnh thanh toán của người chuyển tiền. Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót.

Theo Ngân hàng Nhà nước, quy định này nhằm bảo vệ và giúp khách hàng lấy lại được tài sản đã chuyển nhầm cho người khác.

Ngoài ra, tài khoản cũng sẽ bị phong tỏa khi có yêu cầu phong tỏa của một trong các chủ tài khoản thanh toán chung hoặc khi có tranh chấp giữa các chủ tài khoản thanh toán chung.

Trong các trường hợp này, tài khoản sẽ được chấm dứt phong tỏa khi có bằng chứng về việc tài khoản thanh toán không gian lận hoặc vi phạm pháp luật; Khi đã xử lý xong sai sót, nhầm lẫn trong thanh toán chuyển tiền hoặc tranh chấp giữa các chủ tài khoản thanh toán chung đã được giải quyết.

Ngân hàng Nhà nước cũng quy định việc phong tỏa tài khoản thanh toán nếu trái pháp luật gây thiệt hại cho chủ tài khoản thì bên ra lệnh phong tỏa tài khoản phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.

Theo Hà Loan

An ninh Thủ đô


Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc
Link gốc: Chuyển tiền nhầm tài khoản: Ngân hàng có thể phong tỏa tài khoản để lấy lại tiền cho khách hàng



Tình trạng chuyển tiền nhầm vào tài khoản người khác thường xuyên diễn ra trong thời gian qua, thế nhưng việc xử lý lấy lại tài sản thì vô cùng khó khăn.

Một số ngân hàng đòi hỏi công an phải vào cuộc khiến sự việc trở nên phức tạp, kéo dài. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa đề xuất phương án phong tỏa tài khoản để lấy lại tài sản cho khách khi chuyển tiền nhầm.

Có luật nhưng không đơn giản

Thông thường, các ngân hàng không thể xác định được khách hàng có thật sự chuyển nhầm hay không, nên không dám phong tỏa tài khoản, ngại ảnh hưởng đến khách hàng khác. Và mỗi ngân hàng hay hệ thống tài chính có quy trình xử lý khác nhau. Trường hợp tài khoản nhận khác ngân hàng, ngân hàng chuyển sẽ báo đến phía ngân hàng nhận về giao dịch nhầm này và phải chờ 3 - 5 ngày để phía ngân hàng nhận đưa ra hướng xử lý.

Phương thức bảo vệ người chuyển tiền nhầm - Ảnh 1.
Khách hàng cần kiểm tra kỹ thông tin trước khi chuyển khoản. Ảnh: THÀNH TRÍ

Trước đây, NHNN không cho phép các ngân hàng thương mại phong tỏa số tiền tài khoản nhận nhầm vì lo trường hợp các bên có thỏa thuận thanh toán, nhưng sau đó có tranh chấp thì bên thanh toán đến ngân hàng thông báo chuyển nhầm để hủy lệnh thanh toán. Do vậy, cách xử lý là khi nhận thông báo chuyển nhầm là ngân hàng phải liên hệ với chủ tài khoản nhận để trao đổi về việc chuyển nhầm tiền và đề nghị người nhận chuyển trả lại số tiền cho người chuyển nhầm.

Nếu người nhận không đồng ý trả lại tiền, ngân hàng cũng không dám trích tiền chuyển trả theo yêu cầu của bên chuyển nhầm được mà bên chuyển phải báo công an hoặc kiện ra tòa án. Khi có yêu cầu từ cơ quan công an, ngân hàng mới được thực hiện khoanh tiền trên tài khoản người nhận để xử lý. Việc xử lý thường mất rất nhiều thời gian, vì đôi khi người nhận không hợp tác. Hơn nữa, nếu xử lý theo quy trình tố tụng thì thường kéo dài, lúc giải quyết xong người nhận tiền nhầm có thể rút ra xài thì càng khó đòi lại.

Mặc dù theo quy định của Bộ luật Dân sự, việc chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật buộc phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu, nếu không trả có thể phạm tội hình sự, nhưng nhiều người không biết quy định này nên gây khó khăn khi giải quyết. Để hạn chế việc chuyển tiền nhầm, các dịch vụ chuyển tiền, thanh toán qua E-banking (thanh toán điện tử) đã có chức năng kiểm tra tên chủ tài khoản khi nhập số tài khoản đối với một số ngân hàng liên kết, còn một số hình thức thanh toán khác không có chức năng này. Do vậy, tranh chấp chuyển nhầm vẫn thường xảy ra.

Phong tỏa tài khoản, bảo vệ tài sản người chuyển nhầm

Trong dự thảo nghị định thay thế Nghị định số 101/2012/NĐ-CP của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt, NHNN đề xuất bổ sung quy định về việc phong tỏa tài khoản số tiền trong trường hợp người chuyển tiền nhầm, nhằm giúp khách hàng lấy lại được tài sản đã chuyển nhầm cho người khác.

Cụ thể, dự thảo nghị định, NHNN đề xuất bổ sung thêm quy định mới như phong tỏa tài khoản thanh toán trong các trường hợp như tài khoản thanh toán gian lận, vi phạm pháp luật hoặc trường hợp khách hàng chuyển tiền có nhầm lẫn về số hiệu tài khoản, số tiền...

Trong thực tế, không chỉ chuyển tiền nhầm mà có trường hợp người dùng sơ hở, bị hacker hay kẻ lừa đảo chiếm đoạt được tài khoản rồi thanh toán hoặc chuyển số tiền đi nơi khác, thì chủ tài khoản có thể thông báo với ngân hàng việc chuyển tiền có nhầm lẫn để yêu cầu ngân hàng phong tỏa số tiền, các bên làm việc lẫn nhau để làm rõ nội dung chuyển có thật hay không.

Do vậy, trong bối cảnh tội phạm công nghệ gia tăng, diễn biến phức tạp với thủ đoạn tinh vi, việc bổ sung quy định này là cần thiết để ngăn chặn tội phạm chuyển tiền sau khi lừa đảo thành công. Tài khoản cũng sẽ bị phong tỏa khi có yêu cầu phong tỏa của một trong các chủ tài khoản thanh toán chung hoặc khi có tranh chấp giữa các chủ tài khoản thanh toán chung.

Trong các trường hợp này, phong tỏa tài khoản sẽ chấm dứt khi có bằng chứng về việc tài khoản thanh toán không gian lận hoặc vi phạm pháp luật; khi đã xử lý xong sai sót, nhầm lẫn trong thanh toán chuyển tiền hoặc tranh chấp giữa các chủ tài khoản thanh toán chung đã được giải quyết.

Do vậy, khi yêu cầu chuyển tiền các bên phải có bằng chứng bằng hoạt động mua bán để chứng minh việc chuyển tiền là hợp pháp. Tuy nhiên, NHNN cũng quy định nếu người yêu cầu phong tỏa tài khoản trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác thì phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.

Theo Chế Hân

Sài gòn đầu tư

Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc
Link gốc: Phương thức bảo vệ người chuyển tiền nhầm


Sắp có quy định giúp người chuyển khoản nhầm lấy lại tiền

Dự thảo quy định mới cho phép ngân hàng có thể phong toả tài khoản người nhận trong trường hợp người chuyển nhầm, qua đó giúp người chuyển lấy lại được tiền.

Theo đó, dự thảo thay thế Nghị định 101 về thanh toán không dùng tiền mặt đang được Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến có đề cập đến việc các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được quyền phong tỏa tài khoản người nhận khi phát hiện có nhầm lẫn, sai sót… khi khách hàng chuyển tiền hoặc phong tỏa theo yêu cầu hoàn trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ do có nhầm lẫn, sai sót so với lệnh thanh toán của người chuyển.

Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán của người nhận không vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót.

Tài khoản của khách hàng cũng có thể bị phong tỏa khi ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện và có bằng chứng về việc chủ tài khoản gian lận, vi phạm pháp luật.

Sắp có quy định giúp người chuyển khoản nhầm lấy lại tiền - Ảnh 1.
Khách hàng chuyển tiền nhầm có thể lấy lại được tiền khi ngân hàng phong tỏa tài khoản của người nhận. Ảnh minh hoạ: Linh Anh

Quy định mới này nếu được thông qua, theo các chuyên gia, sẽ hỗ trợ nhiều khách hàng chuyển tiền nhầm có khả năng lấy lại được tiền. Ngân hàng sẽ có quyền nhiều hơn khi được phép phong tỏa tài khoản người nhận nhầm bất chấp chủ tài khoản này có đồng ý hay không.

Thực tế nhiều người cho biết đã chuyển tiền qua số tài khoản, số thẻ cho bạn bè, người thân nhưng gõ sai thông tin nên bị chuyển nhầm cho người khác. Tuy nhiên, việc đòi lại tiền chuyển nhầm gặp rất nhiều khó khăn vì người nhận tiền không hợp tác, không chịu trả, trong khi ngân hàng cũng không có cơ sở pháp lý để hỗ trợ lấy lại tiền (nếu không được sự đồng ý của người nhận nhầm).

Tuy nhiên, dự thảo của Ngân hàng Nhà nước cũng nêu rõ, việc phong tỏa tài khoản thanh toán nếu trái pháp luật gây thiệt hại cho chủ tài khoản, bên ra lệnh phong tỏa tài khoản phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.

Theo T.Phương

Người lao động


Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc
Link gốc: Sắp có quy định giúp người chuyển khoản nhầm lấy lại tiền



Ngân hàng sẽ 'chặn' tài khoản nhận chuyển tiền nhầm

Ngân hàng có thể thực hiện phong tỏa tài khoản người nhận trong trường hợp có người chuyển tiền nhầm.



Chuyển nhầm tiền dễ xảy ra nếu người dùng thẻ ATM, thanh toán trực tuyến bất cẩn /// Ngọc Dương
Chuyển nhầm tiền dễ xảy ra nếu người dùng thẻ ATM, thanh toán trực tuyến bất cẩn
Ngọc Dương



Dự thảo Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt đang được Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến đưa ra các trường hợp mà ngân hàng có thể thực hiện phong tỏa tài khoản của khách hàng một phần hoặc toàn bộ. Đó là việc các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được quyền phong tỏa tài khoản người nhận khi có quyết định yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền hoặc khi phát hiện và có bằng chứng về việc tài khoản thanh toán gian lận, vi phạm pháp luật

Đồng thời ngân hàng có thể phong tỏa khi phát hiện có nhầm lẫn, sai sót khi chuyển nhầm vào tài khoản thanh toán của khách hàng hoặc theo yêu cầu hoàn trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền do có nhầm lẫn, sai sót so với lệnh thanh toán của người chuyển tiền. Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót.

Tuy nhiên, quy định cũng nêu rõ việc phong tỏa tài khoản thanh toán nếu trái pháp luật gây thiệt hại cho chủ tài khoản thì bên ra lệnh phong tỏa tài khoản phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Quy định mới này nếu được thông qua sẽ hỗ trợ nhiều khách hàng chuyển tiền nhầm có khả năng lấy lại được tiền. Ngân hàng sẽ có quyền phong tỏa tài khoản người nhận nhầm bất chấp chủ tài khoản này có đồng ý hay không


Thực tế thời gian qua, khi nhiều khách hàng bất cẩn đã chuyển tiền nhầm cho người khác thì việc lấy lại tiền mất nhiều thời gian. Nếu người nhận không hợp tác, không chịu trả lại tiền thì có khi người chuyển khoản phải mất tiền. Trong khi quy định hiện hành các ngân hàng phải được sự đồng ý của người nhận nhầm thì mới được trích lại tiền từ tài khoản của người đã nhận nhầm chuyển cho người khác.

Do đó quy trình xử lý việc chuyển nhầm tiền này kéo dài khá lâu. Cụ thể sau khi tiếp nhận thông báo chuyển nhầm tiền của khách hàng, ngân hàng phải liên hệ với chủ tài khoản thụ hưởng thông báo về sự vụ chuyển nhầm tiền và đề nghị người nhận chuyển trả lại số tiền cho người chuyển nhầm. Trường hợp người nhận không đồng ý trả lại tiền, ngân hàng sẽ thông báo cho người chuyển để có biện pháp xử lý tiếp theo, như trình báo công an.

Thời gian xử lý chuyển nhầm tiền nhanh hay lâu phụ thuộc vào việc liên hệ được với chủ tài khoản nhận sớm hay trễ. Trường hợp chủ tài khoản đang đi nước ngoài hay điện thoại không liên lạc được, phía ngân hàng phải liên lạc qua mail hay đến trực tiếp địa chỉ đăng ký của khách hàng để xử lý thì thời gian chờ lâu hơn.

Tuy nhiên theo quy định, người nhận tiền nhầm cố ý chiếm giữ trái phép số tiền này và khi bị tố cáo có thể bị xử lý hình sự, bị phạt tù từ 3 tháng - 5 năm tùy theo số tiền bị chiếm giữ...


Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc
https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/ngan-hang-se-chan-tai-khoan-nhan-chuyen-tien-nham-1153636.html?


Chuyển tiền nhầm tài khoản: không trả lại bị coi là vi phạm hình sự

Chuyển nhầm tiền, số tiền... cho người khác nhưng nhiều người đành chịu mất. Nhận tiền do người khác chuyển nhầm mà không trả lại là vi phạm pháp luật.

Vài năm trở lại đây, các dịch vụ chuyển tiền trực tuyến đã giúp khách hàng thuận tiện hơn trong việc giao dịch, mua bán. Cùng với sự phát triển của công nghệ, khách hàng có thể chuyển tiền trên máy ATM hay ứng dụng Ebanking của ngân hàng.

Tuy nhiên, đi cùng với sự tiện ích thì không ít trường hợp khách hàng rơi vào tình huống trớ trêu là ghi nhầm số tài khoản, dẫn đến chuyển tiền sai người và gặp nhiều khó khăn khi muốn lấy lại. Trong trường hợp phát hiện sớm, khách hàng thường gọi điện đến ngân hàng để yêu cầu hỗ trợ lấy lại, thế nhưng do quy định và cơ chế xử lý của các ngân hàng khác nhau nên người chuyển tiền cũng gặp nhiều trở ngại.


Chuyển tiền nhầm tài khoản: không trả lại bị coi là vi phạm hình sự - Ảnh 1.
Người nhận tiền chuyển nhầm nếu không trả lại bị coi là vi phạm hình sự. (Ảnh minh họa)


Theo quy định tại các ngân hàng, khi phát hiện chuyển nhầm tiền, khách hàng phải đến quầy giao dịch của ngân hàng thông báo để được hướng dẫn giải quyết. Trường hợp chuyển nhầm tiền do lỗi của nhân viên ngân hàng thì ngân hàng có trách nhiệm liên hệ để lấy lại số tiền chuyển nhầm hoặc ứng tiền trả cho khách hàng.

Nếu lỗi chuyển nhầm do khách hàng, ngân hàng chỉ hỗ trợ liên hệ với người nhận nhầm chứ không thể tự ý trừ tài khoản khi chưa được chủ tài khoản cho phép. Trường hợp không liên hệ được hoặc chủ tài khoản nhận nhầm cố tình không hợp tác, khách hàng có thể làm đơn yêu cầu công an vào cuộc hoặc khởi kiện ra tòa.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SB Law cho biết, tình trạng chuyển tiền nhầm vào tài khoản người khác diễn ra khá nhiều trong thời gian qua, việc xử lý lấy lại tài sản thì vô cùng khó khăn.

Theo khoản 1, điều 579 Bộ luật dân sự 2015: “Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu; nếu không tìm được chủ sở hữu thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Như vậy, hành vi nhận tiền do người khác chuyển nhầm mà không trả lại là hành vi vi phạm pháp luật. Theo đó, người vi phạm có thể bị phạt hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cũng theo luật sư Nguyễn Thanh Hà, về xử phạt hành chính, người không trả lại tiền chuyển nhầm tài khoản có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng nếu sử dụng trái phép số tiền người khác chuyển nhầm; Phạt từ 2.000.000 – 5.000.000 đồng nếu chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.

Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, người không trả lại tiền chuyển nhầm tài khoản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép tài sản quy định tại Điều 176 Bộ luật hình sự năm 2015. Theo đó, người có hành vi vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 - 50.000.000 đồng và bị phạt tù cao nhất là 5 năm tù.

Tội sử dụng trái phép tài sản quy định tại Điều 177 Bộ luật Hình sự năm 2015: khi sử dụng số tiền bị chuyển nhầm trái phép sẽ bị phạt tiền lên đến 100 triệu đồng và bị phạt tù cao nhất là 7 năm tù giam.

Với những hình phạt trên, luật sư Hà cho rằng, việc người nhận được tiền chuyển nhầm nếu không trả lại rõ ràng đã vi phạm pháp luật. Nếu có bằng chứng chứng minh rằng phía chủ sở hữu số tiền chuyển nhầm hoặc cơ quan có trách nhiệm đã có yêu cầu trả lại số tiền, người nhận được tiền biết nhưng vẫn cố tình không trả lại hoặc tiêu xài số tiền đó thì người nhận được tiền đã có dấu hiệu vi phạm tội chiếm giữ trái phép tài sản theo Điều 176 BLHS năm 2015.

Nếu người vi phạm bị xử lý hình sự về tội danh này thì ngoài hình phạt tù, người vi phạm sẽ phải trả lại, bồi thường cho chủ sở hữu số tiền bị chiếm đoạt.

“Trường hợp người nhận được tiền chuyển nhầm chiếm giữ, sử dụng tiền khi chủ sở hữu và cơ quan chức năng chưa có động thái đòi lại tiền, hoặc có đòi lại nhưng do nhiều nguyên nhân về phương tiện, cách thức liên lạc... dẫn đến người nhận được tiền không hề biết. Trường hợp này, việc làm của người nhận được tiền chưa đủ yếu tố để cấu thành tội phạm mà chỉ là vi phạm nghĩa vụ dân sự hoàn trả lại tài sản mình chiếm hữu không có căn cứ pháp luật - theo Điều 579 Bộ luật dân sự năm năm 2015.

Theo đó, người có hành vi chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả lại chủ sở hữu hoặc bàn giao cho cơ quan chức năng có thẩm quyền. Nếu chiếm giữ, sử dụng thì người đó sẽ phải hoàn lại và bồi thường các thiệt hại phát sinh cho chủ sở hữu”, luật sư Nguyễn Thanh Hà cho hay.

Tại dự thảo thay thế nghị định 101 về thanh toán không dùng tiền mặt đang được đưa ra lấy ý kiến, Ngân hàng Nhà nước đưa ra quy định cho phép các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được quyền phong tỏa tài khoản người nhận khi phát hiện nhầm lẫn, sai sót.

Theo các ngân hàng, đây là quy định cần thiết và khi chính thức được ban hành sẽ giúp khách hàng lấy lại số tiền chuyển nhầm dễ dàng hơn. Tuy nhiên, theo các NH, cần có hướng dẫn chi tiết vì phân biệt thế nào là khoản tiền chuyển nhầm để thực hiện phong tỏa theo yêu cầu của người chuyển thực sự không dễ. Bởi thực tế, có trường hợp chuyển nhầm tiền do ghi sai số tài khoản hoặc do nhân viên ngân hàng gõ sai số. Cũng có nhiều trường hợp bản chất là tranh chấp tài sản. Ví dụ, hai bên thỏa thuận chuyển khoản đặt cọc tiền để mua xe, mua nhà nhưng sau đó không đi đến thỏa thuận nên bên mua "vỡ kèo", đến báo với ngân hàng là chuyển nhầm tiền…/.

Theo Chung Thủy

Theo VOV

Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc




Comments

Popular posts from this blog

Xin hỏi định nghĩa về thoái thu và thoái chi??

Dề Thi Vietinbank - 10 dề (cập nhật 2020)

Học việc, thử việc tại ngân hàng: Cuộc sống muôn màu