Sự thật sau ánh hào quang mang tên "rủi ro giao dịch viên"

Ngay từ ban đầu khi làm ngân hàng, đặc biệt là tại vị trí giao dịch viên, bạn sẽ nhận được một lộ trình thăng tiến rõ ràng cùng mức thu nhập hấp dẫn khi đạt doanh số nhưng nào ai hay biết những rủi ro tiềm ẩn sẽ phải gặp.

Giao dịch viên ngân hàng hay còn gọi là Teller là những người sẽ trực tiếp gặp gỡ và thực hiện các giao dịch về tiền mặt như nộp rút tiền, ủy nhiệm chi, thu hộ,… cho các khách hàng là cá nhân hoặc doanh nghiệp.

Giao dịch viên là “gương mặt đại diện” của ngân hàng

Giao dịch viên là “gương mặt đại diện” của ngân hàng

Tuy nhận được một mức lương khá tốt so với mặt bằng chung, nhưng có ai thực sự hiểu thấu áp lực cũng như những rủi ro mà giao dịch viên gặp phải

I. Áp lực khi là một giao dịch viên

1. Doanh số

Phần lớn các ngân hàng hiện nay đều đánh giá và khen thưởng cho giao dịch viên thông qua các chỉ tiêu về doanh số (KPI) vì họ nghĩ rằng đây sẽ là động lực chính để nhân viên hoạt động và làm việc hiệu quả hơn.

Các chỉ tiêu được đặt ra thường là về huy động vốn hoặc số lượng khách hàng được giới thiệu cho nhân viên chăm sóc khách hàng để vay các dịch vụ tài chính và có phần thấp hơn KPI của nhân viên chăm sóc khách hàng.

Tuy nhiên trên thực tế, đây là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều giao dịch viên mới vào nghề như các bạn sinh viên xin nghỉ chỉ sau một thời gian ngắn làm việc.

Áp lực về doanh số

Áp lực về doanh số


2. Thăng tiến

Mặc dù nhận được lộ trình thăng tiến khá rõ ràng như sau 2 năm làm Giao dịch viên, bạn sẽ được xem xét lên vị trí cao hơn là Kiểm soát viên nhưng đòi hỏi bạn phải có được nhiều kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết, cũng như phải nắm bắt thật rõ chuyên môn nghiệp vụ. Và hơn hết là khả năng bám trụ để bước tiếp trên con đường sự nghiệp đầy chông gai.

3. Thời gian

Không khách hàng nào muốn ngồi quá lâu để thực hiện một giao dịch với số tiền nhỏ. Do đó, giao dịch viên phải có tốc độ xử lý công việc nhanh chóng nhưng vẫn phải đảm bảo độ chính xác cao nhất để giảm thiểu rủi ro chênh lệch số tiền trên giấy tờ và thực tế đến mức thấp nhất.

II. Rủi ro sẽ phải gặp khi là một giao dịch viên

1. Đền bù thiệt hại bằng tiền lương

Hàng ngày, giao dịch viên sẽ phải gặp gỡ và hạch toán cho rất nhiều khách hàng với số tiền có thể lên đến hàng tỷ đồng. Hơn nữa, với áp lực về thời gian như đã đề cập bên trên, chính điều này đã làm tăng thêm nguy cơ chênh lệch tiền vào cuối ngày.

Hạch toán số tiền lớn sẽ khiến giao dịch viên dễ sai sót

Hạch toán số tiền lớn sẽ khiến giao dịch viên dễ sai sót

Đối với mỗi giao dịch, một biên lai về việc nhận tiền và gửi tiền sẽ được xuất. Vào cuối ngày, bạn sẽ phải cân đối số tiền trên biên lai và số tiền mặt. Sau đó, bộ phận kiểm tra của ngân hàng sẽ xem xét đánh giá. Nếu phát hiện thấy số tiền không cân đối, bạn sẽ bị khiển trách bằng một vài lời cảnh báo và đền bù thiệt hại bằng lương của mình.

Thế nhưng nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên hoặc số tiền chênh lệch lớn, khả năng bạn bị nghỉ việc là rất cao.

2. Pháp lý

Thực tế hiện nay, một vài ngân hàng linh động cho nhân viên đến tận nhà khách hàng nhận tiền khi số tiền gửi lớn.

Tuy nhiên theo nhận định, mặc dù trước đó nhân viên sẽ phải chuẩn bị đầy đủ dấu, chữ ký của các bộ phận và đã được cấp trên thông qua nhưng đây là việc làm trái pháp lý vì đã tạo một hồ sơ khống trên hệ thống.

Bên cạnh đó, bạn sẽ buộc phải nghe lời cấp trên thực hiện một số việc linh động để có lợi cho ngân hàng nhưng điều này cũng trái với quy định của pháp luật. Nếu không làm theo, nguy cơ bị sa thải là rất cao. Nhưng nếu thực hiện và xảy ra bất trắc, bạn sẽ khó tránh khỏi việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự như Huỳnh Thị Huyền Như – ngân hàng VietinBank hay Lê Minh Hằng – ngân hàng Oceanbank.

Giao dịch viên dễ gặp các rủi ro về pháp lý

Giao dịch viên dễ gặp các rủi ro về pháp lý

III. Làm sao để vượt qua khó khăn tại vị trí giao dịch viên?

Để có đủ sức mạnh và kiên trì bước trên con đường đã chọn, trước hết bạn cần phải nắm rõ kiến thức nghiệp vụ, phải nhuần nhuyễn những kỹ năng cần thiết để giúp khách hàng hài lòng nhằm giảm căng thẳng khi làm việc.

Hơn nữa, bạn cần rèn luyện khả năng giữ bình tĩnh cao để giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất, cũng như không rèn luyện tính cẩn thận và tỉ mỉ để kiểm tra lại các giao dịch vừa thực hiện.

Rủi ro khi làm giao dịch viên là một điều không thể tránh nhưng vẫn có rất nhiều bạn sinh viên chọn khởi đầu với vị trí này bởi vì mức lương tương đối tốt cùng những kinh nghiệm sẽ tích lũy được trong tương lai. Do đó, hãy giữ bình tĩnh và tìm ra những hướng giải quyết phù hợp để vững bước trên con đường đã chọn bạn nhé.

Sự thật sau ánh hào quang mang tên


Nguồn: Sưu tầm

Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc


Comments

Popular posts from this blog

Học việc, thử việc tại ngân hàng: Cuộc sống muôn màu

Xin hỏi định nghĩa về thoái thu và thoái chi??