Nỗi khổ giằng xé của nhân viên ngân hàng: Nghỉ việc hay làm sai theo sếp?
Chưa bao giờ,
người ta thấy lãnh đạo và nhân viên ngân hàng bị bắt nhiều như thời điểm
vài năm trở lại đây. Trong lĩnh vực ngân hàng, giao dịch giá trị vài tỷ
chỉ là con số nhỏ nhưng chỉ cần thiệt hại đến vài trăm triệu, cán bộ
ngân hàng có thể phải chịu mức án hình sự đến vài chục năm tù.
Hàng loạt vụ án như Huyền Như, Phạm Công Danh,...đã khiến lãnh đạo và
các cán bộ ngân hàng giật mình, phải nhìn lại rủi ro. Với lãnh đạo ngân
hàng là rủi ro mất vốn, còn với cán bộ là rủi ro tác nghiệp. Từ những
phiên xét xử mới thấy rằng có rất nhiều trường hợp các nhân viên ngân
hàng vì sự thiếu hiểu biết và cả nể cũng đã khiến họ rơi vào vòng lao
lý.
Vậy tại sao làm việc trong ngành ngân hàng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro đến vậy? Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Luật sư Trần Minh Hải, Giám đốc điều hành công ty luật Basico.
Thưa luật sư, từ các vụ án nói trên cho thấy làm ngân hàng không chỉ lãnh đạo mà ngay cả nhân viên cũng đứng trước rất nhiều nguy hiểm và rủi ro. Theo ông tại sao lại như vậy?
Luật sư Trần Minh Hải: Điều này xuất phát từ một số nguyên nhân chính. Thứ nhất, do được coi là hầu bao của nền kinh tế nên ngân hàng trở thành mục tiêu tác động thường trực của tội phạm, bao gồm cả tội phạm nảy sinh từ bên trong và bên ngoài ngân hàng.
Thứ hai, lĩnh vực ngân hàng thường phức tạp về các vấn đề nghiệp vụ, nhiều khoảng mờ về pháp lý. Do đó, mỗi khi có hậu quả thiệt hại từ tác động của tội phạm, việc đánh giá đúng trách nhiệm của cán bộ ngân hàng thường không dễ dàng.
Quan điểm thường thấy của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án là ngân hàng bị thiệt hại phải do cán bộ ngân hàng có sai phạm. Vậy là trước những thiệt hại lớn của ngân hàng, sai sót dù nhỏ cũng rất dễ bị quy buộc thành những hành vi sai phạm gắn kèm trách nhiệm hình sự nặng nề.
Thêm nữa, còn tồn tại nghịch lý trong phân định trách nhiệm trước hậu quả thiệt hại của ngân hàng. Mặc dù, tội phạm tác động ngân hàng là tác nhân chính gây hậu quả nhưng hậu quả thiệt hại lại được sử dụng để đo lường trách nhiệm của cán bộ ngân hàng. Trong lĩnh vực ngân hàng, giao dịch giá trị vài tỷ chỉ là con số nhỏ nhưng chỉ cần thiệt hại đến vài trăm triệu, cán bộ ngân hàng có thể phải chịu mức án hình sự đến vài chục năm tù.
Đôi khi ở vị trí nhân viên của ngân hàng gặp phải tình huống tiến thoái lưỡng nan, ví dụ như phải nghe theo lệnh của sếp hoặc cả nể không muốn phật ý sếp, thậm chí là không muốn bị đuổi việc. Vậy theo ông, làm thế nào để nhận biết được việc nào sẽ là rủi ro và phát hiện những "bẫy ngầm" để bảo vệ mình?
Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào kiến thức pháp lý nghiệp vụ của mỗi cán bộ ngân hàng. Nếu có đủ kiến thức pháp lý nghiệp vụ, am hiểu những giới hạn pháp luật, họ sẽ nhận biết được giới hạn mức độ trách nhiệm pháp lý của chính mình. Khi đó, trước những chỉ thị làm trái quy trình của sếp, họ sẽ tự biết cân đối, so sánh ưu tiên giữa một bên là rủi ro về trách nhiệm pháp lý, một bên là rủi ro về công việc, thăng tiến nghề nghiệp.
Nếu mức độ rủi ro trách nhiệm thấp, có thể họ vẫn thực hiện công việc theo yêu cầu từ người quản lý, nhưng có sự phân tích kỹ lưỡng các rủi ro trong tờ trình, báo cáo thẩm định để tạo yếu tố miễn, giảm trách nhiệm.
Đồng thời, họ cũng có thể chia sẻ trách nhiệm bằng cách tham vấn ý kiến đánh giá rủi ro từ các bộ phận nghiệp vụ khác của ngân hàng như pháp chế, quản lý tín dụng...
Nếu mức độ rủi ro trách nhiệm cao, người cán bộ lành nghề sẽ đánh giá được giới hạn nghiêm trọng và biết ưu tiên lựa chọn rủi ro trách nhiệm pháp lý hơn lệnh của sếp. Bởi những bản án dành cho đồng nghiệp của họ trong nhiều vụ án về ngân hàng cho thấy đồng thuận với những sai phạm nghiêm trọng của sếp là lựa chọn sai lầm.
Theo luật sư, khi xét xử những vụ án như Phạm Công Danh và Huyền Như cũng như nhiều vụ án liên quan đến ngân hàng thì bài học lớn nhất ở đây là gì đối với nhân viên ngân hàng ?
Biết bảo vệ trách nhiệm cho bản thân mình từ mỗi công việc trong nghề nghiệp là bài học dành cho mọi cán bộ ngân hàng. Bởi từ những vụ án có thể thấy, nghề nghiệp ngân hàng chứa đựng đầy rủi ro, nhất là rủi ro về pháp lý. Trách nhiệm hình sự có thể ập đến với bất kỳ ai, ở bất kỳ bộ phận nào.
Các vụ án như Huyền Như, bầu Kiên , VNCB đã cho thấy cán bộ ngân hàng ở mọi vị trí từ giao dịch viên, quản lý khách hàng đến cả Tổng giám đốc và cả Hội đồng quản trị ngân hàng đều có thể chịu trách nhiệm hình sự.
Các vụ án cũng cho thấy sai phạm bị quy buộc rất đa dạng, phức tạp. Chỉ cần hậu quả thiệt hại lớn là mỗi một sai sót về pháp lý không giải trình được đều có thể trở thành những hành vi sai phạm bị cáo buộc, xét xử với trách nhiệm nặng nề.
Do vậy, trong nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng, nên xác định những yếu tố về địa vị công việc đảm nhiệm, số lượng khách hàng đang quản lý, đánh giá của lãnh đạo về hiệu quả… chỉ là những yếu tố phụ. Việc nắm chắc, cẩn trọng và yên tâm trước rủi ro pháp lý trong từng thao tác nghiệp vụ, trong mỗi hồ sơ đã giải quyết qua mỗi ngày, mỗi năm mới là yếu tố chính để cán bộ ngân hàng bảo vệ được bản thân mình, hạn chế trách nhiệm hình sự từ công việc.
Theo luật sư để có được sự an toàn, nhân viên ngân hàng cần học và trau dồi thêm kiến thức về luật hay không?
Đây là điều cần thiết và nên coi là một phần thường trực trong nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng. Tuy nhiên pháp luật thì rất rộng nên cán bộ ngân hàng cần lưu tâm chủ yếu đến lĩnh vực pháp luật nghiệp vụ ngân hàng.
Thực tiễn có rất nhiều khoảng trống, cạm bẫy pháp lý trong lĩnh vực ngân hàng. Do đó, ngoài việc hiểu và áp dụng các quy định pháp luật, quy trình nghiệp nghiệp liên quan trực tiếp đến công việc, cán bộ ngân hàng cần tiếp thu các kinh nghiệm pháp lý nghiệp vụ trong lĩnh vực ngân hàng. Đó là những vấn đề rủi ro mà hệ thống ngân hàng gặp phải về tín dụng, về tài sản bảo đảm tiền vay, về các nghiệp vụ...
Kiến thức pháp lý nghiệp vụ được trang bị sẽ như một cái khiên bảo vệ cho mỗi cán bộ ngân hàng. Điều đó không chỉ giúp cho bản thân cán bộ ngân hàng mà còn tạo ra sự an toàn trong hoạt động của chính ngân hàng. Bởi suy cho cùng, ngân hàng muốn phát triển bền vững, an toàn, sẽ phụ thuộc phần lớn vào ý thức, trách nhiệm và thái độ làm việc của cán bộ ngân hàng.
Vâng, xin cảm ơn luật sư!
Vậy tại sao làm việc trong ngành ngân hàng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro đến vậy? Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Luật sư Trần Minh Hải, Giám đốc điều hành công ty luật Basico.
Thưa luật sư, từ các vụ án nói trên cho thấy làm ngân hàng không chỉ lãnh đạo mà ngay cả nhân viên cũng đứng trước rất nhiều nguy hiểm và rủi ro. Theo ông tại sao lại như vậy?
Luật sư Trần Minh Hải: Điều này xuất phát từ một số nguyên nhân chính. Thứ nhất, do được coi là hầu bao của nền kinh tế nên ngân hàng trở thành mục tiêu tác động thường trực của tội phạm, bao gồm cả tội phạm nảy sinh từ bên trong và bên ngoài ngân hàng.
Thứ hai, lĩnh vực ngân hàng thường phức tạp về các vấn đề nghiệp vụ, nhiều khoảng mờ về pháp lý. Do đó, mỗi khi có hậu quả thiệt hại từ tác động của tội phạm, việc đánh giá đúng trách nhiệm của cán bộ ngân hàng thường không dễ dàng.
Quan điểm thường thấy của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án là ngân hàng bị thiệt hại phải do cán bộ ngân hàng có sai phạm. Vậy là trước những thiệt hại lớn của ngân hàng, sai sót dù nhỏ cũng rất dễ bị quy buộc thành những hành vi sai phạm gắn kèm trách nhiệm hình sự nặng nề.
Thêm nữa, còn tồn tại nghịch lý trong phân định trách nhiệm trước hậu quả thiệt hại của ngân hàng. Mặc dù, tội phạm tác động ngân hàng là tác nhân chính gây hậu quả nhưng hậu quả thiệt hại lại được sử dụng để đo lường trách nhiệm của cán bộ ngân hàng. Trong lĩnh vực ngân hàng, giao dịch giá trị vài tỷ chỉ là con số nhỏ nhưng chỉ cần thiệt hại đến vài trăm triệu, cán bộ ngân hàng có thể phải chịu mức án hình sự đến vài chục năm tù.
Đôi khi ở vị trí nhân viên của ngân hàng gặp phải tình huống tiến thoái lưỡng nan, ví dụ như phải nghe theo lệnh của sếp hoặc cả nể không muốn phật ý sếp, thậm chí là không muốn bị đuổi việc. Vậy theo ông, làm thế nào để nhận biết được việc nào sẽ là rủi ro và phát hiện những "bẫy ngầm" để bảo vệ mình?
Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào kiến thức pháp lý nghiệp vụ của mỗi cán bộ ngân hàng. Nếu có đủ kiến thức pháp lý nghiệp vụ, am hiểu những giới hạn pháp luật, họ sẽ nhận biết được giới hạn mức độ trách nhiệm pháp lý của chính mình. Khi đó, trước những chỉ thị làm trái quy trình của sếp, họ sẽ tự biết cân đối, so sánh ưu tiên giữa một bên là rủi ro về trách nhiệm pháp lý, một bên là rủi ro về công việc, thăng tiến nghề nghiệp.
Nếu mức độ rủi ro trách nhiệm thấp, có thể họ vẫn thực hiện công việc theo yêu cầu từ người quản lý, nhưng có sự phân tích kỹ lưỡng các rủi ro trong tờ trình, báo cáo thẩm định để tạo yếu tố miễn, giảm trách nhiệm.
Đồng thời, họ cũng có thể chia sẻ trách nhiệm bằng cách tham vấn ý kiến đánh giá rủi ro từ các bộ phận nghiệp vụ khác của ngân hàng như pháp chế, quản lý tín dụng...
Nếu mức độ rủi ro trách nhiệm cao, người cán bộ lành nghề sẽ đánh giá được giới hạn nghiêm trọng và biết ưu tiên lựa chọn rủi ro trách nhiệm pháp lý hơn lệnh của sếp. Bởi những bản án dành cho đồng nghiệp của họ trong nhiều vụ án về ngân hàng cho thấy đồng thuận với những sai phạm nghiêm trọng của sếp là lựa chọn sai lầm.
Theo luật sư, khi xét xử những vụ án như Phạm Công Danh và Huyền Như cũng như nhiều vụ án liên quan đến ngân hàng thì bài học lớn nhất ở đây là gì đối với nhân viên ngân hàng ?
Biết bảo vệ trách nhiệm cho bản thân mình từ mỗi công việc trong nghề nghiệp là bài học dành cho mọi cán bộ ngân hàng. Bởi từ những vụ án có thể thấy, nghề nghiệp ngân hàng chứa đựng đầy rủi ro, nhất là rủi ro về pháp lý. Trách nhiệm hình sự có thể ập đến với bất kỳ ai, ở bất kỳ bộ phận nào.
Các vụ án như Huyền Như, bầu Kiên , VNCB đã cho thấy cán bộ ngân hàng ở mọi vị trí từ giao dịch viên, quản lý khách hàng đến cả Tổng giám đốc và cả Hội đồng quản trị ngân hàng đều có thể chịu trách nhiệm hình sự.
Các vụ án cũng cho thấy sai phạm bị quy buộc rất đa dạng, phức tạp. Chỉ cần hậu quả thiệt hại lớn là mỗi một sai sót về pháp lý không giải trình được đều có thể trở thành những hành vi sai phạm bị cáo buộc, xét xử với trách nhiệm nặng nề.
Do vậy, trong nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng, nên xác định những yếu tố về địa vị công việc đảm nhiệm, số lượng khách hàng đang quản lý, đánh giá của lãnh đạo về hiệu quả… chỉ là những yếu tố phụ. Việc nắm chắc, cẩn trọng và yên tâm trước rủi ro pháp lý trong từng thao tác nghiệp vụ, trong mỗi hồ sơ đã giải quyết qua mỗi ngày, mỗi năm mới là yếu tố chính để cán bộ ngân hàng bảo vệ được bản thân mình, hạn chế trách nhiệm hình sự từ công việc.
Theo luật sư để có được sự an toàn, nhân viên ngân hàng cần học và trau dồi thêm kiến thức về luật hay không?
Đây là điều cần thiết và nên coi là một phần thường trực trong nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng. Tuy nhiên pháp luật thì rất rộng nên cán bộ ngân hàng cần lưu tâm chủ yếu đến lĩnh vực pháp luật nghiệp vụ ngân hàng.
Thực tiễn có rất nhiều khoảng trống, cạm bẫy pháp lý trong lĩnh vực ngân hàng. Do đó, ngoài việc hiểu và áp dụng các quy định pháp luật, quy trình nghiệp nghiệp liên quan trực tiếp đến công việc, cán bộ ngân hàng cần tiếp thu các kinh nghiệm pháp lý nghiệp vụ trong lĩnh vực ngân hàng. Đó là những vấn đề rủi ro mà hệ thống ngân hàng gặp phải về tín dụng, về tài sản bảo đảm tiền vay, về các nghiệp vụ...
Kiến thức pháp lý nghiệp vụ được trang bị sẽ như một cái khiên bảo vệ cho mỗi cán bộ ngân hàng. Điều đó không chỉ giúp cho bản thân cán bộ ngân hàng mà còn tạo ra sự an toàn trong hoạt động của chính ngân hàng. Bởi suy cho cùng, ngân hàng muốn phát triển bền vững, an toàn, sẽ phụ thuộc phần lớn vào ý thức, trách nhiệm và thái độ làm việc của cán bộ ngân hàng.
Vâng, xin cảm ơn luật sư!
Theo Kim Tiền
Theo Trí Thức Trẻ
Theo Trí Thức Trẻ
Comments
Post a Comment