“Dây là thời diểm thuận lợi giúp hệ thống ngân hàng Việt Nam chuyển mình”
08/11/2019
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn
Kim Anh đã khẳng định điều này tại Diễn đàn Công nghệ tài chính Việt Nam (FVF)
ngày 08/11/2019 trong khuôn khổ Chương trình Thử thách sáng tạo cùng công nghệ
tài chính Việt Nam (Fintech Challenge Vietnam – FCV). Sự kiện do NHNN tổ chức
với sự hỗ trợ của Chương trình Sáng kiến Kinh doanh Mê Kông (Mekong Business
Initiative MBI), do Chính phủ Úc và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ.
Toàn cảnh sự kiện.
Chương trình FCV 2019 nhằm khuyến
khích sự phát triển của công nghệ tài chính, thúc đẩy hợp tác giữa khu vực tài
chính và các nhà cung ứng giải pháp công nghệ nhằm thúc đẩy phát triển tài
chính toàn diện tại Việt Nam.
Chủ trì Diễn đàn
Fintech 2019 là Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh, Trưởng Ban Chỉ đạo Fintech
NHNN, đồng chủ trì Diễn đàn là ông Eric Sidgwick - Giám đốc quốc gia Ngân hàng
Phát triển châu Á tại Việt Nam, bà Rebecca Bryant - Phó Đại sứ Úc tại Việt Nam.
Tham dự sự kiện còn có lãnh đạo Vụ Thanh toán, Vụ Hợp tác quốc tế, đại diện các
cơ quan ngoại giao, các đối tác của chương trình, các ngân hàng thương mại, các
đối tác đầu tư…
NHNN luôn hỗ trợ Hệ sinh thái
Fintech tại Việt Nam phát triển
Phát biểu tại Diễn đàn, Phó Thống
đốc Nguyễn Kim Anh cho rằng, đây là thời điểm thích hợp với những điều kiện hết
sức thuận lợi có thể giúp hệ thống tài chính – ngân hàng Việt Nam có bước
chuyển mình, nhanh chóng bắt kịp với tốc độ và trình độ phát triển của hệ thống
tài chính – ngân hàng tiên tiến trên thế giới.
Theo Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh,
trải qua 2 mùa tổ chức đã đón nhận sự tham gia và ủng hộ nhiệt tình của cộng
đồng Fintech trong và ngoài nước. Nếu mùa năm 2018 số lượng hồ sơ đăng ký tham
gia là 141 công ty thì năm nay con số này tăng tới 208 công ty đến từ 28 quốc
gia trên thế giới. Đây là minh chứng cho một sân chơi hiệu quả và ngày càng uy
tín, thu hút được sự quan tâm rộng rãi của cộng đồng. Phó Thống đốc nhấn mạnh:
“Diễn đàn cũng là cơ hội để cộng đồng Fintech và ngân hàng trao đổi về khả năng
hợp tác tốt hơn trong tương lai. Thông qua Diễn đàn Fintech 2019, chúng tôi
mong muốn được tiếp tục hỗ trợ cho sự phát triển của Hệ sinh thái Fintech tại
Việt Nam”.
Đánh giá về FCV 2019, ông Eric
Sidgwick, Giám đốc Quốc gia, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định: “FCV
là dấu hiệu tích cực cho việc phổ cập tài chính và tài chính số tại Việt Nam.
Những công nghệ mới có tiềm năng rất lớn trong việc tăng cường tiếp cận tài
chính cho các nhóm đối tượng chưa có hoặc ít có điều kiện tiếp cận dich vụ ngân
hàng, đồng thời tăng cường tính hiệu quả và an ninh tài chính tại một thị
trường đang phát triển nhanh chóng như Việt Nam”.
Những năm gần đây, tác động của cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ Tư (CMCN 4.0) đang tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ đến
mọi lĩnh vực của nền kinh tế trên toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Bộ Chính trị -
TW Đảng Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính
sách chủ động tham gia cuộc CMCN lần thứ tư, trong đó bao gồm chủ trương có
liên quan trực tiếp tới quá trình chuyển đổi số của hoạt động ngân hàng. Chiến
lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
cũng đã xác định công nghệ sẽ là giải pháp hàng đầu đối với sự phát triển của
hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Thời gian qua, với những yêu cầu
thực tiễn của xã hội và của nền kinh tế hiện đang có tốc độ tăng trưởng cao
hàng đầu thế giới, các tổ chức tín dụng (TCTD) ở Việt Nam đã chủ động nghiên
cứu và ứng dụng các công nghệ để tối ưu hóa sản phẩm, dịch vụ và bước đầu
chuyển đổi mô hình hoạt động theo hướng số hóa với các giải pháp ngân hàng tự
động, ngân hàng số.
Đồng hành cùng với hệ thống tài chính
- ngân hàng truyền thống trong tiến trình trên là các công ty Fintech khi mang
lại làn gió đổi mới với nhiều lợi ích cho lĩnh vực này, đồng thời góp phần giúp
Chính phủ các quốc gia đạt được các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội,
trong đó bao gồm mục tiêu phổ cập tài chính cho người dân. Ở Việt Nam, lĩnh vực
Fintech chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ số lượng các doanh nghiệp, nhất là các
doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo mới được thành lập. Chỉ trong vòng gần 4 năm,
số lượng công ty Fintech đã tăng từ 40 lên khoảng 150 như hiện nay. Điều này
thể hiện sự năng động và nhạy bén của của các doanh nghiệp, nhất là các doanh
nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam khi môi trường kinh doanh ngày càng được cải
thiện, nhiều cơ quan quản lý trong đó có NHNN đã quan tâm và cố gắng tạo lập
khuôn khổ pháp lý phù hợp với trình độ phát triển của công nghệ cũng như năng
lực quản lý.
Diễn đàn Fintech (FVF) 2019 đã trở
thành một sự kiện lớn, có tầm cỡ và được các cơ quan quản lý, các tổ chức quốc
tế, các thành viên thị trường tài chính đánh giá cao và mong muốn được tham
gia, chia sẻ những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm tốt nhất về Fintech.
Diễn đàn lần này quy tụ các chuyên gia đến từ NHNN, WB, ADB, tổ chức thẻ quốc
tế Visa, MasterCard chia sẻ các góc nhìn khác nhau về quá trình chuyển đổi số
trong hoạt động ngân hàng; các chính sách hỗ trợ và phát triển công nghệ; vấn
đề an toàn bảo mật và tự động hóa dịch vụ tài chính – ngân hàng.
94% ngân hàng Việt Nam coi chuyển
đổi ngân hàng số là mục tiêu quan trọng
Đáng chú ý tại Diễn đàn Fintech
2019, ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN khẳng định, chuyển đổi
số trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam là tất yếu, giúp ngành ngân hàng vượt
lên thách thức của kỷ nguyên số bởi hiện nay công nghệ đang được ứng dụng vào
mọi mặt của cuộc sống, nhiều người chơi mới gia nhập thị trường tài chính, Quy
định pháp lý “cởi mở” hơn, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và bảo vệ NTD; đồng thời
hành vi, kỳ vọng khách hàng có sự thay đổi lớn.
Chuyển đổi
ngân hàng số là tích hợp công nghệ vào mọi cấp độ hoạt động ngân hàng, số hóa
hầu hết các quy trình nghiệp vụ theo hướng tự động, thông minh, vận hành, cung
ứng sản phẩm-dịch vụ trên nền tảng số, khai thác tối ưu dữ liệu để tăng trải
nghiệm và sự gắn kết khách hàng. Ngân hàng số có thể coi là đích trong khi
chuyển đổi số là một quá trình với nhiều cấp độ hướng tới ngân hàng số đích
thực.
Ông
Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN.
Việt Nam là
thị trường đầy tiềm năng, cơ hội cho phát triển ngân hàng số với 96,5 triệu
dân, cơ cấu dân số trẻ (người trưởng thành chiếm khoảng 70%), đồng thời 72% dân
số sở hữu Smartphone, 130 triệu thuê bao di động, 64 triệu người dùng Internet,
chiếm 67% dân số.
Ông Dũng cũng
cho biết, thương mại điện tử ở Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao - 30%/năm;
Việt Nam là nền kinh tế số đứng thứ 2 Đông Nam Á (12 tỷ USD), tăng trưởng
40%/năm, vì vậy, ông Dũng khẳng định thế hệ Z (sinh năm 1995+) hiện chiếm 4% KH
của NH trong 10 năm nữa sẽ là nhóm KH chủ lực khi chiếm tới 40% dân số và họ sẽ
sử dụng toàn bộ các dịch vụ ngân hàng số.
Tại Việt Nam
hiện nay, 94% NH bước đầu triển khai hoặc đang nghiên cứu, xây dựng chiến lược
chuyển đổi số, trong đó 59% NH đã bắt đầu triển khai chuyển đổi số trên thực
tế. 6% ngân hàng hiện chưa tính đến việc xây dựng một chiến lược Chuyển đổi số
tổng thể. Phần lớn các ngân hàng Việt Nam đã triển khai ngân hàng số ở cấp độ
chuyển đổi về kênh giao tiếp và quy trình, chuyển đổi về nền tảng dữ liệu mới
được nghiên cứu, triển khai tại một số ngân hàng tiên phong.
Bên cạnh đưa
ra các giải pháp của ngành Ngân hàng, ông Phạm Tiến Dũng cũng đề xuất các Bộ,
ngành chung tay phối hợp, đẩy nhanh hoàn thiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân
cư, cho phép chia sẻ, kết nối mở với các ngành dịch vụ như ngân hàng, viễn
thông, bảo hiểm; đồng thời xây dựng quy định về bảo vệ dữ liệu người dùng, định
danh số; hoàn thiện quy định bảo mật giao dịch, an ninh thông tin.
Cũng tại Diễn đàn Fintech 2019, Ban
Tổ chức công bố kết quả cuộc thi FCV 2019 cho hai nhóm giải thưởng: Start up ở
giai đoạn phát triển và Start up ở giai đoạn đầu.
Giải nhất được trao cho Trusting
Social và Kilimo Finance của Việt Nam. Trong đó, Trusting Social sử dụng khoa
học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo để cung cấp các dịch vụ tài chính cho tất cả
mọi người, bao gồm những người ít có điều kiện tiếp cận dịch vụ ngân hàng.
Trusting Social hiện sở hữu nguồn dữ liệu điểm tín dụng lớn nhất tại khu vực
châu Á. Còn Kilimo Finance cho phép các ngân hàng hỗ trợ tài chính cho ngành
nông nghiệp bằng cách biến kiến thức tài chính nông nghiệp thành những sản phẩm
cho vay hấp dẫn.
Phó
Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh trao 2 giải nhất cho Trusting Social và Kilimo
Finance.
Hai giải nhì được trao cho Tookitaki
và Staple của Singapore. Tookitaki là một công ty an ninh mạng cung cấp giải
pháp giúp giám sát giao dịch và quản lý việc tuân thủ quy định dựa trên công
nghệ học máy (machine learning) cho các khách hàng trong ngành tài chính, còn
công nghệ nhận thức của Staple có khả năng đọc, diễn giải và trích xuất những
dữ liệu có cấu trúc từ các tài liệu kinh doanh.
Hai
giải nhì được trao cho Tookitaki và Staple của Singapore.
Hai giải ba được trao cho Interloan
của Việt Nam và Touchless ID của Ấn Độ. Interloan cung cấp nền tảng cho vay với
việc sử dụng những giải pháp cho tạm ứng lương và cơ hội đầu tư vi mô, trong khi
đó, Touchless ID sử dụng công nghệ sinh trắc học cảm ứng để xác minh danh tính
của người dùng thông qua dấu vân tay hoặc ảnh.
Cũng tại sự kiện này, Interloan đã
được Phoenix Holdings lựa chọn rót vốn đầu tư với tổng giá trị lên tới 500.000
USD.
Ông
Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN trao giải cho hai đội giải Ba.
Interloan
nhận đầu tư từ Phoenix Holdings.
Một
số hình ảnh tại sự kiện:
Thông qua Cuộc thi này, NHNN sẽ
nắm bắt các giải pháp/dịch vụ mới của các đội tham gia và xu hướng chuyển đổi
số trong trong lĩnh vực ngân hàng - tài chính để tiếp tục xây dựng cơ chế
chính sách và ban hành các quy định quản lý tạo môi trường thuận lợi cho đổi
mới sáng tạo, ứng dụng những thành tựu của CMCN 4.0 vào hoạt động ngân hàng,
cũng như hỗ trợ sự phát triển Hệ sinh thái Fintech tại Việt Nam.
Thoa
Lê
Ảnh:
Mạnh Thắng
Comments
Post a Comment