Ngành Ngân hàng dồng hành hỗ trợ doanh nghiệp, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Ngành Ngân hàng đồng hành hỗ trợ doanh
nghiệp, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
23/12/2019
Tại Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp diễn
ra sáng nay (23/12) thay mặt cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN), ngành Ngân hàng,
Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng đã chia sẻ một số thông tin về điều hành chính sách
tiền tệ, hoạt động ngân hàng và cho vay lĩnh vực doanh nghiệp thời gian qua.
Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng phát biểu tại Hội nghị
Thống đốc Lê Minh Hưng khẳng định:
Trong thời gian vừa qua, dưới sự chỉ đạo rất quyết liệt của Chính phủ, Thủ
tướng, ngành Ngân hàng cũng đã đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp, đóng góp cho sự
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đã đạt được các kết quả nổi bật.
Thứ nhất, về điều hành chính sách
tiền tệ, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, thực thi và điều hành chính sách tiền
tệ, hệ thống ngân hàng đã góp phần vào ổn định lãi suất, tỷ giá, tạo nền tảng
ổn định kinh tế vĩ mô và thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Theo Thống đốc, điều đầu tiên và
then chốt là để có được môi trường kinh doanh thuận lợi phải có nền tảng kinh
tế vĩ mô vững chắc lâu dài. Chính vì vậy, thời gian vừa qua Chính phủ đã điều
hành nhất quán, kiên định và trong điều hành chúng tôi đã thực thi theo phương
châm giữ nền tảng kinh tế vĩ mô, thông qua đó tạo môi trường thuận lợi cho các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Đó là yếu tố chúng tôi cho rằng là thành công
lớn nhất trong thời gian vừa qua.
Chúng ta nhìn thấy các chỉ số vĩ mô
là lạm phát kiểm soát rất thấp, trong đó lạm phát cơ bản trong thời gian vừa
qua chỉ trong biến động chỉ từ 1,4% đến dưới 2%, điều này có ý ngĩa rất quan
trọng để giữ nền tảng chung cho cả nền kinh tế vĩ mô, cũng như hoạt động của
các doanh nghiệp.
Vấn đề thứ hai được Thống đốc chia
sẻ với cộng đồng doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường quốc tế cũng như các
nước trong khu vực đã có sức ép tăng lãi suất nhưng chúng ta đã kiểm soát và
giữ ổn định được mặt bằng lãi suất cho vay và qua đó giảm được lãi suất.
NHNN đã điều hành, yêu cầu các TCTD
tập trung vào việc tiết giảm các chi phí trong hoạt động của mình cũng như đẩy
mạnh những nỗ lực xử lý nợ xấu, qua đó giảm bớt các chi phí tài chính, ổn định
mặt bằng lãi suất huy động, để qua đó giảm được lãi suất cho vay. Chính vì vậy,
chúng ta thấy diễn biến trong thời gian vừa qua, kể cả trong điều hành, ở những
thời điểm đầu năm và tháng 8 và tháng 9/2019, NHNN trong lãi suất điều hành,
chúng tôi đã giảm lãi suất để ổn định mặt bằng lãi suất cho vay. Đặc biệt,
trong thời điểm cuối năm, mùa kinh doanh của các doanh nghiệp thì lãi suất cho
vay của các ngân hàng có bước giảm rõ rệt.
“Hiện nay, trần lãi suất cho vay ưu
tiên trong 5 lĩnh vực chỉ còn 6%/năm. Chúng tôi cho rằng đầy là điểm thành công
trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN cũng như của các TCTD.”, Thống đốc
nói.
Vấn đề thứ ba là về tỷ giá và thị
trường ngoại tệ, Thống đốc Lê Minh Hưng cho rằng, năm 2019, chúng ta đã rất
linh hoạt, chủ động, theo sát và dự báo được những diễn biến phức tạp từ thị
trương tiền tệ quốc tế và khu vực để có biện pháp, giải pháp chủ động trong
kịch bản điều hành tỷ giá và thị trường ngoại tệ. Theo Thống đốc, điều này thể
hiện sự nhất quán trong điều hành cũng như tính chủ động, tăng niềm tin của thị
trường cũng như của cộng đồng doanh nghiệp và năng lực thực thi điều hành chính
sách tiền tệ và tỷ giá của Ngân hàng Trung ương. Qua đó, chúng ta giữ được ổn
định tỷ giá, kiểm soát được lạm phát, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các
cân đối cung cầu của ngoại tệ và dáp ứng đầy đủ kịp thời các nhu cầu ngoại tệ
của doanh nghiệp và hỗ trợ cho xuất khẩu.
“Có thể nói trong thời gian vừa qua
dự trữ ngoại hối của chúng ta đã tăng mức kỷ lục, và so với đầu nhiệm kỳ này,
dự trữ ngoại tệ đã tăng trên 2,5 lần so với cuối năm 2015, đây là một tấm đệm
rất lớn cho quốc gia để dự phòng những tác động những yếu tố bất lợi từ bên
ngoài tác động vào nền kinh tế của chúng ta.”, Thống đốc chia sẻ.
Từ những yếu tố điều hành lạm phát,
lãi suất, tỷ giá như vậy, có thể nói trong thời gian vừa qua, tổ chức xếp hạng
tín nhiệm Standard & Poor's sau 9 năm đã nâng xếp hạng tín nhệm quốc gia của
Việt Nam. Vừa qua khi làm việc với các tổ chức quốc tế, trong đó IMF đánh giá
rất cao khả năng, năng lực điều hành CSTT và tỷ giá của Ngân hàng Trung ương,
cũng với đó Ngân hàng Thế giới cũng đã nâng xếp hạng chỉ số tiếp cận tín dụng
của Việt Nam tăng 7 bậc so với năm 2018. Việt Nam hiện đứng thứ 25/190 quốc gia
và đứng thứ 2 trong ASEAN. Có thể nói các kết quả này nêu bật hiệu quả trong
điều hành của Chính phủ và Ngân hàng Trung ương.
Cũng tại Hội nghị, Thống đốc Lê Minh
Hưng đã chia sẻ về chính sách điều hành tín dụng. Theo đó, trong thời qian vừa
qua NHNN đã chỉ đạo mở rộng tín dụng một cách có hiệu quả để đáp ứng nhu cầu
vốn của doanh nghiệp và tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp, phục vụ
phát triển sản xuất kinh doanh.
Để gia tăng dòng vốn, đáp ứng nhu
cầu của doanh nghiệp, NHNN cũng đã tập trung rà soát hoàn thiện các khung khổ
pháp lý tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế được vay vốn theo năng lực tài
chính và kinh doanh, mở rộng và đa dạng hóa các kênh tiếp cận tín dung. Đồng
thời, NHNN cũng chỉ đạo các TCTD tập trung vốn và lĩnh vực sản xuất, đặc biệt
là 5 lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ và xây dựng và triển khai
nhiều chương trình cho vay ưu đãi, khuyến khích trong một số lĩnh vực ưu tiên
như cho vay theo chuỗi giá trị bền vững trong hoạt động sản xuất nông nghiệp,
chính sách thúc đẩy đầu tư vào năng lượng bền vững, cho vay tín dụng xanh,
chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
“Hiện nay, thực tế vốn trung dài hạn
của nền kinh tế vẫn phải dựa vào hệ thống ngân hàng, trong khi nguồn vốn huy
động của các TCTD chủ yếu là ngắn hạn, xấp xỉ 80% vốn huy động của nền kinh tế
nhưng các TCTD bên cạnh việc quản trị rủi ro vẫn tiếp tục cung ứng xấp xỉ 50%
tổng dư nợ tín dụng cho nền kinh tế đầu tư cho trung dài hạn”, Thống đốc chia
sẻ.
Phát biểu thêm về lĩnh vực tín dụng,
người đứng đầu ngành Ngân hàng cho biết, đến nay quy mô tín dụng đã đặt trên 8
triệu tỷ đồng từ hệ thống ngân hàng, trong đó dư nợ đối với khối doanh nghiệp
là trên 4 triệu tỷ đồng, chiếm trên 53%; trong đó doanh nghiệp Nhà nước chỉ
khoảng xấp xỉ 5% trong tổng dư nợ tín dụng cho doanh nghiệp. Trong khi khối
doanh nghiệp tư nhân chiếm 43% tổng dư nợ tín dụng, còn lại là hộ kinh doanh và
cá nhân chiếm khoảng 45,7% tổng dư nợ tín dụng. “Có thể nói là nguồn lợi tín
dụng rất lớn đã tập trung vào cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp
tư nhân và cá nhân”, Thống đốc khẳng định.
Để tiếp tục tăng khả năng tiếp cận
vốn của doanh nghiệp, theo Thống đốc chia sẻ, thời gian qua NHNN đã chỉ đạo
triển khai các giải pháp cải cách thủ tục hành chính không chỉ trong NHNN mà
trong các TCTD, đổi mới, đơn giản hóa thủ tục cho vay để tăng khả năng tiếp cận
vốn đối với doanh nghiệp. Đồng thời, ngành Ngân hàng cũng đã tăng cường đối
thoại qua chương trình kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp với 6 hội nghị lớn ở 3
thành phố lớn ở 3 khu vực kinh tế trọng điểm và hơn 300 cuộc đối thoại doanh
nghiệp ở các chi nhánh tỉnh, thành phố để tăng cường khả năng tháo gỡ khó khăn
cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn.
Về định hướng điều hành thời gian
tới, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, NHNN sẽ điều hành lãi suất, tỷ giá ổn
định, linh hoạt phù hợp với các cân đối vĩ mô và diễn biến thị trường.
“Chúng tôi sẽ tập trung chỉ đạo các
TCTD mở rộng tín dụng có hiệu quả và tập trung vốn vào các lĩnh vực sản xuất
kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và có biện pháp hiệu quả để tháo gỡ khó khăn. Cùng
với đó là tiếp tục phối hợp với các bộ ngành, các địa phương, các hiệp hội
doanh nghiệp để tháo gỡ, xử lý các kiến nghị, tạo điều kiện, tăng khả năng tiếp
cận vốn của doanh nghiệp đối với hệ thống các ngân hàng”, Thống đốc nhấn mạnh.
NN
Comments
Post a Comment