Phó Thủ tướng Vương Dình Huệ: Cần tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng
29/12/2019
Ngày 27/12, tại Bộ Tài chính, Hội đồng Tư vấn chính sách,
tài chính, tiền tệ (CSTCTT) quốc gia đã họp thường kỳ quí IV/2019 với sự chủ
trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ - Chủ tịch Hội đồng. Cuộc họp
tổng kết những kết quả của việc điều hành vĩ mô, kinh tế năm 2019 và định hướng
năm 2020.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì kỳ họp Hội đồng Tư vấn CSTCTT quốc gia quý 4/2019
Theo các chuyên gia kinh tế, năm
2019 được đánh giá là năm thành công với điều hành kinh tế vĩ mô mặc dù nền
kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức từ những yếu tố địa chính
trị trên thế giới. Để có được những kết quả đó là do sự điều hành quyết liệt
của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ cũng như sự quyết tâm của các Bộ ngành.
Điều hành chính sách tài khoá và
chính sách tiền tệ năm 2019 đạt nhiều kết quả nổi bật
Trong báo cáo về diễn biến vĩ mô
tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2019 – định hướng giải pháp điều hành trong
năm 2020 và những năm tiếp theo, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(NHNN) Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh: “Năm 2019, kinh tế toàn cầu đã tăng trưởng
chậm lại. Các tổ chức tài chính thế giới như IMF, WB đều điểu chỉnh giảm dự báo
tăng trưởng toàn cầu của năm 2019 và năm 2020. Trong bối cảnh đó, nhiều ngân
hàng trung ương (NHTW) đã chuyển dần theo hướng nới lỏng chính sách tiền tệ để
hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.” Được biết, tính đến ngày 26/12/2019, có 148 lượt
hạ lãi suất của các NHTW trên thế giới, ví dụ như FED hạ 3 lượt, ECB hạ 2 lượt
và tái triển khai chương trình nới lỏng định lượng; NHTW Nhật Bản duy trì lãi
suất âm; NHTW Trung Quốc hạ cả lãi suất và dự trữ bắt buộc…
Bất chấp sự tăng trưởng chậm lại của
kinh tế toàn cầu, tăng trưởng của kinh tế nước ta vẫn đạt mức cao trên 7%, thậm
chí còn vượt qua cả mức mục tiêu đã đặt ra là 6,8%. Năm 2019 cũng là năm thứ 2
liên tiếp hoàn thành và vượt toàn bộ 12 chỉ tiêu mà Quốc hội đề ra. Theo Phó
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ phối hợp
hài hoà, chặt chẽ góp phần gia cố thêm sự ổn định, vững chắc của kinh tế vĩ mô,
lạm phát ở mức thấp (khoảng 2,76%) so với mục tiêu dưới 4%, là mức lạm phát
thấp nhất trong 3 năm qua. Cán cân thanh toán thặng dư ở mức cao. Thị trường
chứng khoán diễn biến tích cực và ổn định, quy mô thị trường trái phiếu tăng
12, 8% so với năm 2018…
Theo TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia
kinh tế, Thành viên Hội đồng Tư vấn CSTCTT quốc gia, điều hành chính sách tài
khoá và chính sách tiền tệ trong 4 năm qua đã đạt được 3 kết quả nổi bật. “Thứ
nhất là Việt Nam đã kiểm soát rất tốt lạm phát bằng cách chuyển đổi từ điều
hành theo hướng phải kiềm chế lạm phát trước đây sang kiểm soát lạm phát theo
mục tiêu như hiện nay; và đã thành công kiểm soát lạm phát dưới 4% đạt chỉ tiêu
Quốc hội đề ra trong 4 năm vừa qua. Thứ hai là đã ổn định được giá trị đồng
tiền. Tiền Đồng Việt Nam là một trong những đồng tiền ổn định nhất trong khu
vực trong 3-4 năm vừa qua được thế giới và nhà đầu tư đánh giá cao. Cuối cùng,
sự hài hoà trong điều hành chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ đã góp
phần hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; đặc biệt là chất lượng tăng trưởng
cũng ở mức độ cao hơn.”
Xét về tổng thể, năm 2019 là năm thứ
2 liên tiếp cả nước hoàn thành 12 chỉ tiêu chủ yếu mà Quốc hội đặt ra, trong đó
có 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Các thành viên Hội đồng đánh giá kết quả đó là do
sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, quyết tâm của các
bộ, ngành, địa phương và sự hưởng ứng của cộng đồng doanh nghiệp, người lao
động trên cả nước. “Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, lạm phát thấp và tỷ
giá hối đoái ổn định là những nhân tố rất quan trọng để thu hút vốn đầu tư nước
ngoài cũng như hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chúng ta” – TS.
Trương Văn Phước - nguyên quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia,
Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng chia sẻ tại kỳ họp.
Về điều hành chính sách tiền tệ -
hoạt động ngân hàng năm 2019
Đặc biệt, công tác điều hành chính
sách tiền tệ đạt được những kết quả đáng ghi nhận như tín dụng tăng trưởng phù
hợp với chỉ tiêu định hướng từ đầu năm, đảm bảo đủ vốn cho tăng trưởng kinh tế,
thị trường tiền tệ ổn định, góp phần thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát; mặt
bằng lãi suất giảm tạo dư địa chống đỡ với các biến động phức tạp từ kinh tế -
tài chính toàn cầu; tập trung tín dụng chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất kinh
donah, các lĩnh vực ưu tiên, đồng thời kiểm soát tín dụng đối với lĩnh vực tiềm
ẩn rủi ro như kinh doanh bất động sản, chứng khoán; thị trường ngoại tệ, tỷ giá
ổn định trong bối cảnh kinh tế, tài chính thế giới biến động nhanh, phức tạp.
Phó
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại kỳ họp
Với chính sách tiền tệ, đây là điểm
sáng nhất trong điều hành vĩ mô của Chính phủ, vẫn kiên định mục tiêu ổn định
vĩ mô nhưng có sự linh hoạt và hỗ trợ nhất định cho tăng trưởng. Nhiều biện
pháp gần đây như giảm lãi suất, nới lỏng hạn chế trên thị trường liên ngân
hàng, tỷ lệ 30% vốn huy động ngắn hạn cho vay dài hạn… đem lại những kết quả
tích cực cho thị trường. Bên cạnh chính sách tiền tệ, NHNN cũng đã nỗ lực tái
cơ cấu, làm lành mạnh hoá hệ thống ngân hàng. Việc thúc đẩy các ngân hàng áp
dụng Basel 2 là bước tiến có chiều sâu trong cải cách. Nợ xấu giảm tạo điều
kiện cung cấp vốn nhiều hơn cho thị trường mà không làm tăng tổng mức tín dụng.
NHNN đã sử dụng linh hoạt và kết hợp
đồng bộ các công cụ để ổn định thị trường trong bối cảnh thế giới có những diễn
biến phức tạp. Điều hành lãi suất theo xu hướng giảm giúp tạo dư địa chống đỡ
đối với các biến động phức tạp từ kinh tế tài chính toàn cầu; lãi suất trên thị
trường liên ngân hàng có xu hướng giảm theo xu hướng điều hành lãi suất của
NHNN. Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết: “theo đánh giá chung trong cấu
trúc lãi suất của nền kinh tế, thì lãi suất phát hành và giao dịch thứ cấp của
trái phiếu chính phủ đều giảm; đối với lãi suất huy động và cho vay của hệ
thống ngân hàng thì 4 ngân hàng thương mại nhà nước giảm lãi suất huy động và
đang thấp nhât trên thị trường và đặc biệt là trong năm có khoảng 23 ngân hàng
thương mại cổ phần điều chỉnh giảm lãi suất huy động các kỳ hạn. Thị trường đã
phản ứng rất tích cực theo tín hiệu điều hành của NHNN.”
Thị trường ngoại tệ ổn định trong
bối cảnh kinh tế tài chính thế giới biến động nhanh và phức tạp; đặc biệt là
trên thị trường ngoại hối thì thanh khoản đã được đảm bảo thông suốt và các nhu
cầu hợp pháp của các tổ chức và cá nhân được đáp ứng đầy đủ. Công tác tái cơ
cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu tiếp tục được NHNN và hệ thống ngân
hàng triển khai quyết liệt, đồng bô và nhiều kết quả tích cực. Ước tính đến
cuối tháng 12/2019, tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức thấp 1,89%. Công tác cải cách
thủ tục hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ -
ngân hàng. Năm 2019 là năm thứ 4 liên tiếp NHNN dẫn đầu bảng xếp hạng chỉ số
cải cách hành chính của các bộ ngành.
Định hướng điều hành chính sách tài
khoá và chính sách tiền tệ năm 2020
Hội đồng cũng đề nghị Chính phủ tiếp
tục bám sát các diễn biến kinh tế, chính trị trong khu vực và trên thế giới để
kịp thời có đối sách giảm các tác động tiêu cực tới nền kinh tế trong nước.
Chính phủ, các bộ, ngành cần đẩy nhanh xây dựng cơ sở pháp lý cho kinh tế chia
sẻ, kinh tế số nhằm tận dụng những cơ hội để khơi thông các động lực cho nền
kinh tế và đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân, doanh nghiệp; thúc đẩy
giải ngân vốn đầu tư công và sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước… Lo ngại
kinh tế thế giới sẽ đi vào suy thoái, một số thành viên còn đề nghị Chính phủ
“nới lỏng trong kiểm soát” chính sách tiền tệ, tài chính để tranh thủ thời cơ
thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa. Bên cạnh đó, năm 2020, Chính phủ cần tiếp tục
khơi thông thị trường vốn để tiếp tục giảm thiểu hơn các rủi ro tín dụng...
Đồng tình với đánh giá của các thành
viên Hội đồng ở các mặt tích cực, tiêu cực của nền kinh tế, Phó Thủ tướng Vương
Đình Huệ, Chủ tịch Hội đồng nhấn mạnh kết quả tích cực của năm 2019 không phải
chỉ đến từ các giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế những năm gần đây mà còn bắt
nguồn từ thành quả của 30 năm Đổi mới.
Phó
Thủ tướng Vương Đình Huệ - Chủ tịch Hội đồng Tư vấn CSTCTT quốc gia phát biểu
chỉ đạo tại cuộc họp
Trên cơ sở các chỉ tiêu kinh tế xã
hội năm 2020 mà Quốc hội giao, trong đó GDP tăng khoảng 6,8%, lạm phát CPI kiểm
soát dưới 4%, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết Hội đồng sẽ đề xuất lên Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ cần tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô
hình tăng trưởng.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn
mạnh: “Phải đẩy mạnh tiếp tục những đột phá chiến lược đã đề ra, phải giải
quyết các điểm nghẽn về thể chế, về kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực. Rồi đẩy
mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế. Chúng ta phải tiếp
tục đẩy mạnh phát triển ba trọng điểm kinh tế là đầu tư công, doanh nghiệp Nhà
nước, hệ thống tài chính ngân hàng. Đặc biệt, môi trường đầu tư kinh doanh cần
phải thực chất hơn.”
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ
đạo Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và các bộ, ngành tiếp tục phối hợp chặt
chẽ trong điều hành chính sách tài chính, tiền tệ nhằm đạt mục tiêu Quốc hội
giao; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, hiện đại, hội
nhập, đảm bảo khả thi; củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; nâng
cao năng suất, chất lượng, hiệu quả nền kinh tế; huy động, sử dụng hiệu quả các
nguồn lực, đẩy mạnh xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, tập trung nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực gắn với đổi mới sáng tạo, phát triển ứng dụng khoa học
công nghệ.
VA
Comments
Post a Comment