Tận dụng cách mạng 4.0 phải bằng hành dộng cụ thể
10/12/2019
Đó là phát biểu của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tại Diễn đàn
Phát triển hệ sinh thái thanh toán điện tử 2019: "Chuyển đổi cùng công
nghệ CHIP”. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết
về Cách mạng 4.0, Chính phủ cũng có nhiều Nghị quyết, Chiến lược, Chỉ thị,
Quyết định của Thủ tướng làm sao tận dụng tốt thời cơ của Cách mạng 4.0, để
Việt Nam không bị bỏ lỡ nhưng phải bằng hành động cụ thể.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Diễn đàn
Diễn
đàn EPF 2019 thực sự đã trở thành nơi thảo luận, thống nhất các giải pháp nhằm
thúc đẩy thanh toán điện tử/thanh toán không dùng tiền mặt cho toàn thị trường.
Ngày 10/12/2019 tại Hà Nội, Thời báo
Kinh tế Việt Nam, Vụ Thanh toán – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và Công ty
Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) tổ chức Diễn đàn Phát triển hệ
sinh thái thanh toán điện tử 2019 với chủ đề "Chuyển động cùng công nghệ
chip" (EPF 2019).
Tham dự có Phó Thủ tướng Chính phủ
Vũ Đức Đam, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh,Thứ Trưởng Bộ Y tế
Trương Quốc Cường…
Ngoài ra, tham dự diễn đàn EPF 2019
còn có hơn 350 đại biểu đến từ các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước,
các công ty công nghệ, các bệnh viện, các chuyên gia trong nước và quốc tế về
các lĩnh vực kinh tế, ngân hàng, công nghệ 4.0, công nghệ tài chính, thanh
toán, sản xuất và phát hành thẻ… quốc tế và Việt Nam.
Nhìn nhận thực tiễn và hiệu quả mang
lại từ ứng dụng công nghệ chip phục vụ các ngành kinh tế phát triển và nhu cầu
thiết yếu hàng ngày của cuộc sống con người, diễn đàn EPF 2019 tiếp tục đề cập
và bàn thảo những vấn đề chiến lược và thực tiễn liên quan đến công tác chuyển
đổi thẻ chip của các ngân hàng, thẻ chip thúc đẩy thay đổi hành vi, thói quen
người tiêu dùng về thanh toán không dùng tiền mặt và đặc biệt là câu chuyện
phát triển thanh toán di động trên hạ tầng chấp nhận thanh toán không tiếp xúc
(contactless), thúc đẩy các hình thức thanh toán điện tử khác.
Diễn đàn EPF 2019 tập trung phân
tích và đề xuất giải pháp phát triển hệ sinh thái thanh toán điện tử nhằm giảm
tối đa thanh toán bằng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán theo mục tiêu
đã được Chính phủ xác định và đặt ra rất rõ ràng. Cụ thể là, đến cuối năm 2020,
tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở dưới mức 10% và đến năm
2025 thì tỷ lệ này là dưới 8%.
Trên thực tế, số liệu báo cáo mới
nhất đang cho thấy, các giao dịch thanh toán nội địa qua thẻ ngân hàng, thanh
toán qua internet, điện thoại di động đặc biệt thanh toán các dịch vụ công qua
ngân hàng, đang tăng nhanh chóng. Thanh toán các dịch vụ công như điện, nước,
thuế, hải quan, đã phối hợp với ngành ngân hàng triển khai trên 63 tỉnh, thành
phố.
Ứng dụng và tính năng vượt trội của
công nghệ chip, thẻ chip hoàn toàn cho phép chúng ta có những giải pháp phù hợp
và hiệu quả để giải các bài toán tích hợp, đồng bộ và chia sẻ dữ liệu phục vụ
phát triển kinh tế và xã hội. Vấn đề còn lại là con người, là tổ chức, là các
bên liên quan, cùng bắt tay hợp tác thực hiện và vận hành.
Tham
dự và phát biểu tại Diễn đàn Phát triển hệ sinh thái thanh toán điện tử 2019:
"Chuyển đổi cùng công nghệ CHIP Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, Bộ
Chính trị đã có Nghị quyết về Cách mạng 4.0, Chính phủ cũng có nhiều Nghị
quyết, Chiến lược, Chỉ thị, Quyết định của Thủ tướng làm sao tận dụng tốt thời
cơ của Cách mạng 4.0, để Việt Nam không bị bỏ lỡ nhưng phải bằng hành động cụ
thể.
Phó
Thủ tướng nhấn mạnh, việc đẩy mạnh thanh toán không tiền mặt không còn đơn
thuần như trước đây là nhằm tăng sự luân chuyển đồng vốn trong toàn xã hội,
không để đồng tiền bị chết, không chỉ là vấn đề minh bạch chống rửa tiền tham
nhũng mà nếu làm tốt thì sẽ thúc đẩy nền kinh tế Internet lên.
Nền
kinh tế khu vực Đông Nam Á rất năng động, kinh tế Internet quy mô 100 tỷ USD,
dự kiến 5 năm tới tăng gấp 3 lần. Vậy Việt Nam đang ở đâu? Phó Thủ tướng đặt
câu hỏi và cũng nhân dịp bàn về chủ đề công nghệ CHIP, Phó Thủ tướng đã kể lại
một câu chuyện "ôn cố chi tân" để thúc đẩy các Bộ, Ngành, doanh
nghiệp quyết tâm làm.
Phó
Thủ tướng nói thêm: Chính phủ điện tử suy cho cùng là ứng dụng công nghệ thông
tin vào quản lý nhà nước, giúp minh bạch hơn. Tôi phỏng vấn 100 người thì 99
người sau khi gợi ý đều nói vậy, nhưng có vài người nói rằng ứng dụng công nghệ
thông tin không chỉ giúp quản lý điều hành tốt hơn mà còn huy động người dân
tham gia vào công việc quản lý xã hội nhiều hơn.
Người
Việt Nam có câu đồng tiền đi liền với khúc ruột, an toàn an ninh trong thanh
toán trong đồng tiền với người dân là thiết thực. Đẩy mạnh thanh toán diện tử,
tận dụng thời cơ kinh tế số, chúng ta thúc đẩy và phải làm sao mọi người dân
thấy lợi tham gia vào.
Chúng
ta đã có đợt quyết liệt thanh toán lương qua tài khoản ngân hàng. Giờ nhiều
nông dân người nghèo vẫn nghĩ rằng có tài khoản là cái gì đó không dành cho
mình thì đây là nhiệm vụ của chúng ta, không chỉ các tổ chức ngân hàng, tổ chức
tín dụng mà nhiệm vụ của cả truyền thông.
"Chúng
ta phải đẩy mạnh công nghệ, tiến tới tất cả các thông tin được tích hợp, từ
nhân thân, bảo hiểm, y tế, ngân hàng phải được liên thông và kết nối. Và để làm
được chúng ta còn phải cố gắng rất nhiều, cả kể việc xem xét thời điểm và cùng
với đó là chương trình mọi người dân dù nghèo đều phải có Smartphone. Phải vận
động giải thích người dân cùng tham gia", Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Phó
Thủ tướng khẳng định, những năm trước, Chính phủ đã có chỉ đạo rõ tiền thuế,
bảo hiểm, điện lực viễn thông phải thanh toán không dùng tiền mặt. Chính phủ
đầu năm nay cũng quyết định bắt buộc 2 ngành liên quan đến người dân nhiều nhất
là Giáo dục, Y tế phải triển khai thanh toán không dùng tiền mặt.
Phó
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh phát biểu tại Diễn đàn
Phát biểu tại
diễn đàn Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh cho rằng, chuyển đổi
thẻ thanh toán nội địa từ thẻ từ sang thẻ chip là một trong những nhiệm vụ được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền
mặt giai đoạn 2016-2020. Triển khai nhiệm vụ này, ngày 05/10/2018, Thống đốc
NHNN đã ban hành Bộ tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa. Bộ tiêu chuẩn này quy
định chi tiết các yêu cầu kỹ thuật thẻ thanh toán nội địa tại Việt Nam; tương
thích với chuẩn EMV của quốc tế; giúp ngăn ngừa hữu hiệu rủi ro gian lận, giả
mạo thẻ trong môi trường vật lý qua kênh ATM/ POS và giúp thanh toán thẻ trở
nên an toàn, tin cậy hơn đối với người tiêu dùng Việt Nam. Đặc biệt chuẩn thẻ
chíp của Việt Nam với công nghệ thẻ giao diện kép (Dual-Interface) gồm tiếp xúc
và phi tiếp xúc là công nghệ thẻ chíp hiện đại nhất, hiện nay sánh ngang với
những nước tiên tiến đã triển khai trước đó như Anh, Úc, Singapore hay
Malaysia.
“Bên cạnh đó,
ứng dụng thẻ Chíp giúp các ngân hàng phát hành thẻ nội địa Việt Nam có tiềm
năng mở rộng hệ sinh thái thanh toán sang các ngành dịch vụ khác như y tế, giáo
dục, giao thông, bảo hiểm…, đem lại lợi ích thiết thực và trải nghiệm giao dịch
vượt trội cho người dân sử dụng dịch vụ.”, Phó Thống đốc nhấn mạnh.
Phó Thống đốc
Nguyễn Kim Anh cho biết thêm, hiện tại, thẻ ngân hàng đã và đang trở thành
phương tiện thanh toán được người dân Việt Nam sử dụng phổ biến, được các ngân
hàng thương mại chú trọng phát triển, tăng cường tính năng, tiện ích sử dụng và
đạt tốc độ tăng trưởng cao (trong 9 tháng đầu năm 2019, giá trị giao dịch qua
POS tăng 36,5% so với cùng kỳ năm 2018).
Tính đến cuối
tháng 9/2019, số lượng thẻ lưu hành trên cả nước đạt trên 96,4 triệu thẻ, với
56 tổ chức phát hành với rất nhiều thương hiệu thẻ khác nhau, trong đó thẻ ghi
nợ nội địa vẫn chiếm tỷ lệ áp đảo trên 90% tổng lượng thẻ lưu hành; Cơ sở hạ
tầng phục vụ thanh toán thẻ được các ngân hàng thương mại chú trọng đầu tư, mở
rộng, với trên 18.900 ATM và trên 275.600 thiết bị chấp nhận thẻ (POS) được lắp
đặt. Hạ tầng và dịch vụ thẻ phát triển mạnh mẽ làm gia tăng đáng kể số lượng
khách hàng, số lượng tài khoản ngân hàng và làm cơ sở để thúc đẩy các dịch vụ,
phương tiện thanh toán điện tử mới, hiện đại, ứng dụng công nghệ cao đi kèm
như: Ví điện tử, MobileBanking, InternetBanking,…; đáp ứng được nhu cầu thanh
toán ngày càng cao của khách hàng, góp phần thúc đẩy thương mại điện tử phát
triển và phù hợp với xu thế thanh toán trong khu vực và trên thế giới.
Cũng trong khuôn khổ chương trình sẽ
có các lễ ký kết bản ghi nhớ hợp tác thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.
NN
Comments
Post a Comment