Posts

Showing posts from September, 2019

Chấm dứt cho vay ngoại tệ trung dài hạn để nhập khẩu hàng hóa từ ngày mai (1/10)

Thêm một cột mốc mới trong lộ trình siết hoạt động cho vay ngoại tệ, theo đó, từ 1/10/2019, các ngân hàng thương mại sẽ chấm dứt việc cho vay ngoại tệ đối với một nhóm nhu cầu theo quy định. Theo Thông tư 42/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 24/2015/TT-NHNN, sau ngày 30/9/2019, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ dừng cho vay ngoại tệ trung và dài hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ nhằm phục vụ nhu cầu trong nước ngay cả khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh. Trước đó, các khoản vay ngoại tệ ngắn hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa để phục vụ nhu cầu trong nước khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay cũng đã chấm dứt kể từ 31/3/2019. Thông tư 42/2018/TT-NHNN nhằm cụ thể hóa chủ trương của Chính phủ về hạn chế tình trạng "đô-la hóa"

Ngân hàng nước ngoài nào sở hữu mạng lưới lớn nhất tại Việt Nam?

Image
Hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam có 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Shinhan Bank liên tục giữ vị trí đầu bảng trong số các ngân hàng ngoại có mạng lưới lớn nhất tại Việt Nam với 36 chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước. Ngoài Hà Nội và TP HCM, các ngân hàng ngoại có xu hướng mở rộng mạng lưới tại các tỉnh thành tập trung nhiều khu công nghiệp như Bình Dương, Đồng Nai. Thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam được đánh giá là có nhiều tiềm năng phát triển, bởi vậy không chỉ có các tổ chức tín dụng trong nước đẩy mạnh hoạt động để cạnh tranh, chiếm giữ thị phần và ghi dấu ấn trên thị trường, mà còn các định chế tài chính nước ngoài cũng có những hành động tương tự. Những tổ chức chưa có sự hiện diện ở Việt Nam thì nỗ lực tìm kiếm cơ hội, đẩy mạnh hợp tác, góp vốn, trong khi các ngân hàng đã có mặt thì ra sức mở rộng mạng lưới để vừa để gia tăng lợi nhuận vừa để hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp đất nước họ kinh doanh tại Việt Nam. Hiện nay, hệ thống tổ chức t

Nhận diện 4 chiêu lừa dảo khi mua chung cư

Image
Rủi ro trong mua nhà hình thành trong tương lai là câu chuyện đã được nhiều chuyên gia khuyến cáo. Tuy nhiên, các hình thức, thủ đoạn của những doanh nghiệp làm ăn bất chính đang ngày càng tinh vi và nghiêm trọng hơn . Nhận diện 4 chiêu lừa đảo khi mua chung cư ​ 4 thủ đoạn lừa người mua nhà thường gặp Trong buổi Tọa đàm sáng 03/05, với chủ đề “Nhà ở hình thành trong tương lai, làm gì để hạn chế rủi ro”, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã nêu ra 4 thủ đoạn lừa khách mua nhà của một số doanh nghiệp hiện nay. Thứ nhất là thay đổi tên của dự án. Đây là trường hợp những dự án “chết”, dự án dính tai tiếng trước đây được đổi tên để xóa dấu vết nhưng thực chất vẫn là “bình mới rượu cũ”. Thứ hai là thay đổi tên chủ đầu tư. Trường hợp này cũng xảy ra với những chủ đầu tư làm ăn chụp giật, bị báo chí phản ánh, sau đó đổi cả tên doanh nghiệp. Thứ ba là làm lại quy hoạch 1/500, tăng thêm những tiện ích không có thật (tức l

Rủi ro với hệ thống ngân hàng: Cần nhìn từ gốc

Image
Đối với góc nhìn đầu tư vào ngành ngân hàng, điều quan trọng trước tiên là cần hiểu được nền tảng, khẩu vị rủi ro của ngân hàng đó, bởi với hoạt động của một ngân hàng, nếu bị 'dột từ nóc' thì sẽ khắc phục dễ hơn là có 'nền móng yếu', vì sự hư hại thường nằm ở ngay nền móng yếu kém đó. ​ Hệ thống ngân hàng vốn được coi là mạch máu của nền kinh tế. Để giúp hệ thống ngân hàng vượt qua giai đoạn khó khăn 2008-2012, nhiều quy định pháp lý đã được nới lỏng và mang lại kết quả tích cực kể từ năm 2013 tới nay. Sau giai đoạn hồi phục và tăng trưởng, hiện là thời điểm thích hợp để kiểm soát chặt chẽ trở lại, đẩy mạnh áp dụng các chuẩn mực của thế giới, hướng tới một hệ thống ngân hàng minh bạch, an toàn hơn. Hạn chế tín dụng vào lĩnh vực rủi ro Về mặt bản chất, rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng luôn là 2 biến số đặc biệt quan trọng, là mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan quản lý, cũng như lãnh đạo ngân hàng. Bởi nếu không kiểm soát được 2 rủi ro này,

Cho vay bất dộng sản vẫn tiếp tục 'phình to' tại các ngân hàng

Image
Bằng nhiều cách khác nhau, dòng tín dụng vẫn được các ngân hàng cung cấp đều đặn cho thị trường bất động sản và dư nợ cho vay lĩnh vực này ngày càng "phình to" tại nhiều nhà băng. Ảnh minh họa (Nguồn: Vietnamplus) ​ Dư nợ cho vay bất động sản, xây dựng tiếp tục "phình to" Thống kê từ báo cáo tài chính sau soát xét của 18 ngân hàng niêm yết cho thấy dư nợ cho vay lĩnh vực bất động sản và xây dựng của các ngân hàng tiếp tục tăng trong 6 tháng đầu năm. Cụ thể, dư nợ cho vay lĩnh vực bất động sản và xây dựng của 13 ngân hàng đạt 273.700 tỉ đồng, tăng hơn 26.100 tỉ đồng (tương đương tăng 10,6%) so với cuối năm 2018 và chiếm 13,5% tổng dư nợ cho vay khách hàng. 5 ngân hàng còn lại gồm: Vietcombank, BIDV, VietinBank, NCB, và LienVietPostBank không công bố chi tiết dư nợ cho vay khách hàng phân theo ngành nghề kinh doanh. Trong số 13 ngân hàng cổ phần trên, VPBank là ngân hàng có dư nợ cho vay lĩnh vực kinh doanh bất động sản và xây dựng lớn nhất v

Lần gần nhất VietinBank và BIDV trả cổ tức là khi nào?

Image
Từng đều đặn trả cổ tức, có năm lên tới 20%, nhưng từ 2 năm nay và gần qua 3 năm, cổ tức của hai "ông lớn" VietinBank và BIDV đang bị "treo" lại. Cổ tức đang bị “treo” Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2019 tổ chức hồi đầu tháng 4 năm nay, cổ đông ngân hàng BIDV đã thông qua kế hoạch chi trả cổ tức cho năm 2018 là 6% bằng tiền mặt, tương đương với mỗi cổ phiếu sở hữu, cổ đông được nhận 600 đồng. Còn tại đại hội của VietinBank, Ban lãnh đạo ngân hàng cũng trình cổ đông 2 phương án, một là chia toàn bộ cổ tức năm 2018 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 8,03% và hai là để lại toàn bộ lợi nhuận để tăng vốn điều lệ. Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, khi năm 2019 sắp đi qua, cả hai ngân hàng vẫn chưa có thông tin nào liên quan đến việc trả cổ tức trên. Trước đó, cho năm tài chính 2017, VietinBank dự kiến sẽ trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 5-7%, còn con số này tại BIDV dự kiến là 7%, bằng tiền. Và cũng tương tự như năm 2018, số cổ tức năm 2017 hiện cũng vẫn đang bị

PGBank thay chủ tịch

Image
HĐQT PGBank thống nhất giao ông Lê Minh Quốc, Thành viên HĐQT, đảm nhiệm vai trò Thành viên phụ trách HĐQT ngân hàng từ 23/9 Tháng 5/2018, khi đang giữ chức Chủ tịch HĐQT Petrolimex, ông Bùi Ngọc Bảo được cho nghỉ hưu theo chế độ và thôi đại diện phần vốn Nhà nước tại Petrolimex. Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank) vừa có thông báo về việc thay đổi nhân sự chủ chốt trong Hội đồng quản trị của ngân hàng. Trong thông báo mới đưa ra, PGBank cho biết ông Bùi Ngọc Bảo đã thôi đảm nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng từ ngày 20/9. Nguyên nhân do ông Bảo không còn là người đại diện phần vốn góp của tổ chức là cổ đông lớn (Tập đoàn Petrolimex của ngân hàng từ ngày 20/9. Thay thế vị trí ông Bảo, HĐQT PGBank thống nhất giao ông Lê Minh Quốc, Thành viên HĐQT, đảm nhiệm vai trò Thành viên phụ trách HĐQT ngân hàng từ ngày 23/9 cho đến khi ngân hàng hoàn tất việc kiện toàn HĐQT nhiệm kỳ mới. Theo kế hoạch, PGBank sẽ tiến hành cuộc họp đại

Các ngân hàng yếu kém liệu có "cán đích" Basel II?

Image
Theo lộ trình của Ngân hàng Nhà nước, từ đầu năm 2020, tất cả các ngân hàng thương mại sẽ áp dụng Chuẩn mực an toàn vốn theo phương pháp tiêu chuẩn. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số ngân hàng thuộc diện yếu kém, kiểm soát đặc biệt sẽ khó đáp ứng lộ trình này Các ngân hàng yếu kém sẽ được "gia hạn" Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, lộ trình triển khai Basel II tại Việt Nam là từ đầu năm 2020 tất cả các ngân hàng thương mại (NHTM) áp dụng Chuẩn mực an toàn vốn theo phương pháp tiêu chuẩn, quy định tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016. Đến nay, đã có 17 NHTM đăng ký áp dụng Thông tư 41 trước thời hạn, bao gồm 15 NHTM trong nước và 2 ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Mười NHTM, bao gồm: Vietcombank, VIB, OCB, VPBank, MBBank, ACB, TPBank, Techcombank, MSB, HDBank đã được Thống đốc có quyết định áp dụng Thông tư 41 trước thời hạn. Tuy nhiên, việc áp dụng Basel II tại Việt Nam còn rất nhiều thách thức như: Chuẩn mực Basel rất phức tạp, được

Kinh nghiệm quốc tế về triển khai tài chính toàn diện cho phụ nữ

Image
Kinh nghiệm quốc tế về triển khai tài chính toàn diện cho phụ nữ 27/09/2019 Hiểu biết về tài chính được xem là một công cụ hữu hiệu để các tổ chức tài chính tiếp cận với bộ phận người dân hiện chưa được phục vụ đầy đủ, bao gồm cả phụ nữ thuộc các nhóm kinh tế - xã hội khác nhau. Do đó, tại Hội nghị chuyên đề khu vực ASEAN về Tài chính toàn diện (TCTD), các diễn giả đưa ra cái nhìn tổng quan về tầm quan trọng và vai trò của TCTD trong việc trao quyền cho phụ nữ, những kinh nghiệm quốc tế về cách thức các quốc gia tăng cường TCTD cho phụ nữ trong khuôn khổ Chiến lược quốc gia về TCTD. Hội nghị chuyên đề khu vực ASEAN về Tài chính toàn diện Từ thực tế đó, tại phiên thảo luận thứ nhất với nội dung Kinh nghiệm quốc tế về vai trò của TCTD trong việc giao quyền kinh tế cho phụ nữ , ông David Grace, Tư vấn Tài chính toàn diện của ADB đã chia sẻ những nghiên cứu về vấn đề này trên bình diện quốc tế, đặc biệt là thực tế triển khai TCTD tại Châu Phi. Trong khi đó, bà Akiko Yoneyama,