Phác họa chân dung Ngân hàng Bản Việt trước ngày lên sàn UPCoM
- Chủ tịch của Viet Capital Bank từ năm 2013 đến nay là ông Lê Anh Tài
- Phó Chủ tịch HĐQT là bà Nguyễn Thanh Phượng, gia nhập ngân hàng từ 2011.
- Tính đến hết ngày 31/12/2018, Ngân hàng Bản Việt có một cổ đông lớn là Công ty Cổ phần Đầu tư Khu Đô Thị Mới Sài Gòn với tỷ lệ sở hữu 13,622%.
- Lợi nhuận qua các năm của Ngân hàng Bản Việt có xu hướng kém đi.
Ảnh minh họa (Internet)
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) mới đây đã thông
báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán và cấp mã chứng
khoán cho Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank).
Theo đó, hơn 317 triệu cổ phiếu của Ngân hàng Bản Việt được lưu ký từ ngày 16/9/2019 và được cấp mã chứng khoán BVB.
"Ngân hàng TMCP Bản Việt đăng ký giao dịch cổ phiếu BVB trên thị trường UPCoM tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Việc giao dịch cổ phiếu BVB được thực hiện theo Quyết định của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội", VSD cho hay.
Ngân hàng TMCP Bản Việt được thành lập từ năm 1992 với tên gọi trước đây là Ngân hàng TMCP Gia Định.
Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Bản Việt từ năm 2013 đến nay là ông Lê Anh Tài. Trước đó, ông giữ vai trò là Phó Tổng giám đốc phụ trách Khối kinh doanh tín dụng, chính sách khách hàng và phát triển sản phẩm của Ngân hàng Bản Việt. Ông Tài từng là Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa và cũng đã có thời gian đảm nhiệm các cương vị khác nhau ở ACB, BIDV, NamABank, KienLongBank...
Một nhân vật quyền lực khác trong HĐQT Ngân hàng Bản Việt là Phó Chủ tịch Nguyễn Thanh Phượng. Bà Phượng gia nhập Ngân hàng Bản Việt từ năm 2011 và đảm nhiệm cương vị Chủ tịch HĐQT ngân hàng từ tháng 1/2012 đến tháng 4/2013, sau đó "nhường ghế" cho ông Lê Anh Tài.
Bà Phượng là cổ đông sáng lập của hai công ty "họ Bản Việt" khác là Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Bản Việt (VCAM) và Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt. Bà cũng từng là Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Bất động sản Bản Việt.
Bên cạnh hai nhân vật trên, HĐQT Ngân hàng Bản Việt còn có ba Thành viên HĐQT khác gồm ông Nguyễn Hoài Nam, ông Vương Công Đức và Tổng giám đốc Ngô Quang Trung.
Tính đến hết ngày 31/12/2018, Ngân hàng Bản Việt có một cổ đông lớn là Công ty Cổ phần Đầu tư Khu Đô Thị Mới Sài Gòn với tỷ lệ sở hữu 13,622%.
Trước đó, dữ liệu cuối năm 2012 (năm Ngân hàng Gia Định chính thức đổi tên thành Ngân hàng Bản Việt) cho thấy, ngân hàng này có 3 cổ đông lớn gồm: Công ty Cổ phần Đầu tư Khu Đô Thị Mới Sài Gòn với tỷ lệ sở hữu 13,62%; Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Đầu Tư Tấn Phát với tỷ lệ sở hữu 12,2% và Công ty Cổ phần Đầu tư Phát Triển Hoa Lâm với tỷ lệ sở hữu 8,15%.
Ngân hàng Bản Việt là một trong những ngân hàng có quy mô nhỏ nhất hệ thống hiện nay. Vốn điều lệ tính đến hết ngày 30/6/2019 của ngân hàng này chỉ 3.171 tỷ đồng, nhỉnh hơn một chút so với mức vốn pháp định 3.000 tỷ đồng. Suốt giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2018, Ngân hàng Bản Việt duy trì mức vốn điều lệ bằng mức vốn pháp định.
Tổng tài sản của Ngân hàng Bản Việt tính đến hết ngày 30/6/2019 ở mức trên 47.000 tỷ đồng; trong đó, dư nợ cho vay ở mức trên 31.400 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng ở mức trên 34.200 tỷ đồng.
Giai đoạn 3 năm trước đó (2016 - 2018), ngân hàng này duy trì tốc độ tăng trưởng tổng tài sản bình quân 17%/năm. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay bình quân cùng giai đoạn ở mức 23%/năm; tiền gửi khách hàng ở mức 22%/năm.
Lợi nhuận qua các năm của Ngân hàng Bản Việt có xu hướng kém đi. Nếu như giai đoạn 2011 - 2014, lợi nhuận sau thuế đều trên 100 tỷ đồng (cao nhất là năm 2011 với trên 269 tỷ đồng) thì sang giai đoạn 2015 - 2018, lợi nhuận sau thuế chưa năm nào vượt 100 tỷ đồng (thấp nhất là năm 2016 với chưa đầy 3 tỷ đồng, cao nhất là năm 2018 với trên 94 tỷ đồng).
Sang đến 6 tháng đầu năm 2019, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng này giảm 21% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 38,2 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính của Ngân hàng Bản Việt công bố công khai (trên website chính thức của ngân hàng cũng như trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) không có thuyết minh báo cáo tài chính nên không có dữ liệu về nợ xấu của ngân hàng này.
Tuy nhiên, theo báo cáo thường niên năm 2018, Ngân hàng Bản Việt cho biết trong năm 2018, ngân hàng đã thu hồi 128 tỷ đồng nợ VAMC, trích lập dự phòng trái phiếu VAMC 34 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,1%.
Theo đó, hơn 317 triệu cổ phiếu của Ngân hàng Bản Việt được lưu ký từ ngày 16/9/2019 và được cấp mã chứng khoán BVB.
"Ngân hàng TMCP Bản Việt đăng ký giao dịch cổ phiếu BVB trên thị trường UPCoM tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Việc giao dịch cổ phiếu BVB được thực hiện theo Quyết định của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội", VSD cho hay.
Ngân hàng TMCP Bản Việt được thành lập từ năm 1992 với tên gọi trước đây là Ngân hàng TMCP Gia Định.
Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Bản Việt từ năm 2013 đến nay là ông Lê Anh Tài. Trước đó, ông giữ vai trò là Phó Tổng giám đốc phụ trách Khối kinh doanh tín dụng, chính sách khách hàng và phát triển sản phẩm của Ngân hàng Bản Việt. Ông Tài từng là Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa và cũng đã có thời gian đảm nhiệm các cương vị khác nhau ở ACB, BIDV, NamABank, KienLongBank...
Một nhân vật quyền lực khác trong HĐQT Ngân hàng Bản Việt là Phó Chủ tịch Nguyễn Thanh Phượng. Bà Phượng gia nhập Ngân hàng Bản Việt từ năm 2011 và đảm nhiệm cương vị Chủ tịch HĐQT ngân hàng từ tháng 1/2012 đến tháng 4/2013, sau đó "nhường ghế" cho ông Lê Anh Tài.
Bà Phượng là cổ đông sáng lập của hai công ty "họ Bản Việt" khác là Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Bản Việt (VCAM) và Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt. Bà cũng từng là Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Bất động sản Bản Việt.
Bên cạnh hai nhân vật trên, HĐQT Ngân hàng Bản Việt còn có ba Thành viên HĐQT khác gồm ông Nguyễn Hoài Nam, ông Vương Công Đức và Tổng giám đốc Ngô Quang Trung.
Tính đến hết ngày 31/12/2018, Ngân hàng Bản Việt có một cổ đông lớn là Công ty Cổ phần Đầu tư Khu Đô Thị Mới Sài Gòn với tỷ lệ sở hữu 13,622%.
Trước đó, dữ liệu cuối năm 2012 (năm Ngân hàng Gia Định chính thức đổi tên thành Ngân hàng Bản Việt) cho thấy, ngân hàng này có 3 cổ đông lớn gồm: Công ty Cổ phần Đầu tư Khu Đô Thị Mới Sài Gòn với tỷ lệ sở hữu 13,62%; Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Đầu Tư Tấn Phát với tỷ lệ sở hữu 12,2% và Công ty Cổ phần Đầu tư Phát Triển Hoa Lâm với tỷ lệ sở hữu 8,15%.
Ngân hàng Bản Việt là một trong những ngân hàng có quy mô nhỏ nhất hệ thống hiện nay. Vốn điều lệ tính đến hết ngày 30/6/2019 của ngân hàng này chỉ 3.171 tỷ đồng, nhỉnh hơn một chút so với mức vốn pháp định 3.000 tỷ đồng. Suốt giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2018, Ngân hàng Bản Việt duy trì mức vốn điều lệ bằng mức vốn pháp định.
Tổng tài sản của Ngân hàng Bản Việt tính đến hết ngày 30/6/2019 ở mức trên 47.000 tỷ đồng; trong đó, dư nợ cho vay ở mức trên 31.400 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng ở mức trên 34.200 tỷ đồng.
Giai đoạn 3 năm trước đó (2016 - 2018), ngân hàng này duy trì tốc độ tăng trưởng tổng tài sản bình quân 17%/năm. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay bình quân cùng giai đoạn ở mức 23%/năm; tiền gửi khách hàng ở mức 22%/năm.
Lợi nhuận qua các năm của Ngân hàng Bản Việt có xu hướng kém đi. Nếu như giai đoạn 2011 - 2014, lợi nhuận sau thuế đều trên 100 tỷ đồng (cao nhất là năm 2011 với trên 269 tỷ đồng) thì sang giai đoạn 2015 - 2018, lợi nhuận sau thuế chưa năm nào vượt 100 tỷ đồng (thấp nhất là năm 2016 với chưa đầy 3 tỷ đồng, cao nhất là năm 2018 với trên 94 tỷ đồng).
Sang đến 6 tháng đầu năm 2019, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng này giảm 21% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 38,2 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính của Ngân hàng Bản Việt công bố công khai (trên website chính thức của ngân hàng cũng như trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) không có thuyết minh báo cáo tài chính nên không có dữ liệu về nợ xấu của ngân hàng này.
Tuy nhiên, theo báo cáo thường niên năm 2018, Ngân hàng Bản Việt cho biết trong năm 2018, ngân hàng đã thu hồi 128 tỷ đồng nợ VAMC, trích lập dự phòng trái phiếu VAMC 34 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,1%.
Theo VietnamFinance
Comments
Post a Comment