Chia sẻ về công việc của Cán bộ Khách hàng tại Vietcombank 2019
https://ub.com.vn/threads/chia-se-ve-cong-viec-cua-can-bo-khach-hang-tai-vietcombank-2019.260817/
Sài Gòn, rằm tháng 8 và mưa... thế là ở nhà
Nhiều bạn inbox mình xin mẫu đánh giá sau thử việc, mà tiếc quá chưa đi gom đủ vài mẫu để gửi lên cho mọi người. Mà thực ra cái này đi xin lại các Anh chị trong phòng là có à, viết thì dạng formal có hình thức thế thôi, chứ cũng không ai đi ngồi đọc hay gì đâu, chủ yếu trong quá trình bạn làm việc ra sao thôi. Nói tin vui chứ VCB 'nhân đạo' lắm nha, thường tuyển thử việc là vô chính thức à, chứ thấy ít ai mà thử việc xong cho nghỉ lắm nên mọi người yên tâm
Nếu so với thời điểm trước khi vô làm có lẽ nhiều bạn bây giờ thấy hụt hẫng vì chả có ai hướng dẫn, không theo được việc hoặc thậm chí là chả biết làm gì khi mà những người khác bận tối mày mặt thì mình lại quá rảnh rang.
Sẵn tối mừng trời mưa, mình tổng hợp lại một số ý cho việc thử việc nhe
1. XÁC ĐỊNH MÌNH PHÙ HỢP VỚI VỊ TRÍ BÁN LẺ/ BÁN BUÔN?
VCB hiện chia làm 02 mảng là Bán lẻ và Bán buôn.
- Bán lẻ (BL): gồm Khách hàng thể nhân (KHTN) và SMEs.
- Bán buôn (BB): Khách hàng doanh nghiệp (KHDN).
02 tháng thử việc là cơ hội để bạn thấy mình phù hợp với mảng nào, vì khi vô làm chính thức rồi thì sẽ bị cuốn theo vòng quay công việc và khá khó để thay đổi vị trí nên nếu thấy mình không phù hợp với mảng đang thử việc thì hãy mạnh dạn đề xuất thay đổi vị trí nhé. Nói kỹ hơn về mảng BL và BB thì có mấy tiêu chí sau:
- Lương: Tin buồn là lương không có sự chênh lệch giữa CN – DN. Các vị trí tín dụng lương tương tự nhau về bậc lương
- Rủi ro: Tất nhiên là làm BL ít rủi ro hơn rồi, món vay nhỏ lẻ và tài sản bảo đảm đầy đủ hơn rồi. Còn BB thì cho vay vài chục đến vài ngàn tỷ nên TSBĐ (nếu có) hầu hết là máy móc thiết bị, nhà xưởng, hàng tồn kho, khoản phải thu… nên rủi ro xảy ra thì thu hồi là khó nên BB rủi ro hơn BL.
- Thăng tiến: VCB tỷ trọng dư nợ BB vẫn chiếm đa số hơn BL nên việc làm BB sẽ dễ thăng tiến hơn làm BL rồi.
- Học: làm BB bạn có cơ hội tiếp xúc với nhiều DN, biết nhiều cơ hội kinh doanh sau ra mở Công ty nà (thấy mấy mùa Shark Tank có mấy anh chị nghỉ bank ra mở DN á); còn bán lẻ thì học cách đi đầu tư nhà đất, tìm kiếm cơ hội lướt sóng và trở thành môi giới nhà đất các kiểu.
- Di chuyển: BL như con ngựa chạy nhong nhong ngoài đường cả ngày, còn BB thì an yên 1 chỗ hơn, lâu lâu đi xuống gặp KH, kiểm tra sau cho vay…
Xong bước xác định định hướng nghề nghiệp.
2. BÁN BUÔN HỌC GÌ?
Thật tiếc là mình chưa có cơ hội làm BB nên search google lại nghiệp vụ tín dụng doanh nghiệp cho mọi người tham khảo:
https://ub.com.vn/forums/nghiep-vu-tin-dung-doanh-nghiep.243/
3. BÁN LẺ HỌC GÌ?
Link nghiệp vụ tín dụng cá nhân: https://ub.com.vn/forums/nghiep-vu-tin-dung-khach-hang-ca-nhan.241/
Mình đang làm bán lẻ nên gạch đầu dòng một số cái cần làm:
- Quy định/ quy chế/ quy trình cho vay: cái này
dài, bao gồm quy định của NHNN và riêng VCB; tốt nhất là mang về nhà
đọc chứ đừng loay hoay cả buổi, cả ngày ngồi đọc cái này mà chả thấm
tháp gì
- Chính sách bảo đảm tín dụng: VCB có nguyên
mấy văn bản mà in đóng tập hơn trăm trang, dài lắm à nha, nhưng cái này
đáng đọc trong giờ; vì không hiểu là phải hỏi ngay. Thực ra quy định thì
có cả mấy chục loại TS được nhận nhưng chủ yếu là bất động sản/ phương
tiện vận tải/ quyền tài sản.. thôi nên biết chắt lọc lại mà đọc. Các mục
cần đọc phải kể ra như: các nguyên tắc định giá, các loại TS không/hạn
chế nhận, loại tài sản nào phải mua bảo hiểm, loại tài sản nào phải công
chứng, thế chấp; tỷ lệ cho vay tối đa trên giá trị TSBĐ một số loại TS
thường nhận… Nói chung phần này làm nhiều thì nhớ, nhưng phải đọc nhiều,
đáng xếp vào loại “sách gối đầu”. Đấy là về lý thuyết, về thực tế thì
nhớ xin đi thẩm định thực tế tài sản luôn nha. Ví dụ nhìn sổ đỏ thì
check thông tin gì, kiểm tra quy hoạch ra sao, đi thực tế thì làm gì,
chụp ảnh ra sao, như thế nào… Cái này làm nhiều cũng nhớ nhưng nhớ xin
đi theo nhé
- Sản phẩm vay: lại chia nhỏ theo từng mảng nhỏ như: mua BĐS, mua xe ô tô, kinh doanh, tiêu dùng, tín chấp… Quy định thì ghi rất rõ từng đầu mục, cứ bám theo đó mà làm theo thôi, không bàn cãi.
- Thẻ: thẻ lại chia ra ghi nợ/tín dụng.Ghi nợ thì có nội địa/quốc tế. Tín dụng thì lại có Visa/ Master/ Amex/ JCB/ CUP… Ôi quá trời luôn. Nhưng tóm lại thì biết bộ hồ sơ phát hành thẻ cần gì/ mở tài khoản cần gì/ thẻ tín dụng như thế nào, ngày sao kê, ngày thanh toán từng loại thẻ; các chương trình khuyến mãi…
- POS: tương tự như thẻ, có POS không dây/ có dây, cách cà thẻ ghi nợ/ thẻ quốc tế, kết toán…
- Bảo hiểm: có bảo hiểm nhân thọ VCLI, bảo hiểm phi nhân thọ với các Công ty liên kết, biểu phí ra sao???
- Chuyển tiền: phí chuyển tiền, rút tiền.
- Ebank: SMS sử dụng sao, Internet như thế nào, Mobile Banking đăng ký sao; biểu phí thế nào..
4. HOẠT ĐỘNG NGOÀI LỀ.
Trung thu này Chi nhánh bạn có làm gì không, và bạn đã làm gì trong hoạt động ấy. Đi làm ai cũng bận với nhiệt huyết cũng bớt đi nhiều nên cần lắm những bạn chủ động, đứng ra hỗ trợ tổ chức các hoạt động kiểu này. Nếu trước đây phỏng vấn đã từng mạnh miệng nói rằng biết ca, biết hát, biết đồ họa, viết lách thì giờ là lúc phát huy rồi. Đi làm đã quá mệt mỏi rồi nên có những bạn thế này thì đỡ biết mấy
Mạnh dạn và chủ động hơn nhé.
Chúc mọi người trung thu ngồi ngắm mưa vui vẻ
"Chia sẻ của bạn Sang Trần - Group Ôn thi Vietcombank"
Comments
Post a Comment