Nhân viên ngân hàng: Cả năm lo chỉ tiêu, cuối năm lo thưởng "bèo"
(ĐSPL) - Thưởng tết là
điều mà nhiều người quan tâm nhất. Tuy nhiên, khi nhắc đến vấn đề
thưởng tết, một số nhân viên ngân hàng lại thở dài ngao ngán.
Mặc dù đã gần hết tháng 12 nhưng mọi thông tin về thưởng của khối ngân hàng vẫn… bặt tăm. Tâm lý chờ thưởng Tết không còn thường trực trong mỗi nhân viên ngân hàng, thay vào đó, mỗi khi nhắc tới hai từ “thưởng Tết” là không ít người lại thở dài ngao ngán.
Mặc dù đã gần hết tháng 12 nhưng mọi thông tin về thưởng của khối ngân hàng vẫn… bặt tăm. Tâm lý chờ thưởng Tết không còn thường trực trong mỗi nhân viên ngân hàng, thay vào đó, mỗi khi nhắc tới hai từ “thưởng Tết” là không ít người lại thở dài ngao ngán.
Theo Ngọc – kiểm soát viên tại VietBank chia sẻ trên Infonet, chi nhánh
ngân hàng chị mới chuyển về địa điểm mới, chỉ tiêu doanh thu được phân
giao còn chưa hoàn thành nay lại “gánh” thêm khoản chi không nhỏ của
việc chuyển địa điểm… nên cũng chưa biết thưởng Tết năm nay sẽ ra sao.
Chị Ngọc cho biết hai năm nay chị chẳng còn tâm lý chờ đợi thưởng Tết nữa. Năm nay chi nhánh cũng có nhiều xáo trộn, lại thêm sếp mới nên càng không biết thế nào. Chị cũng cho biết thêm, năm nay, ngoài chủ trương chung của ngân hàng thì thưởng Tết ở mỗi chi nhánh, phòng giao dịch lại khác nhau vì còn phụ thuộc việc có hoàn thành chỉ tiêu hay không. Ngoài ra, cũng căn cứ vào mức độ hoàn thành chỉ tiêu, thâm niên, bậc lương… mà mỗi nhân viên lại có mức thưởng khác nhau.
Năm đầu tiên bước chân vào ngành ngân hàng với Hùng – nhân viên tín dụng Eximbank thì mối lo hiện tại là làm sao đạt đủ chỉ tiêu, “ghi điểm” với sếp hơn là chuyện thưởng Tết. Các đồng nghiệp chia sẻ năm ngoái thưởng Tết Dương lịch cũng chỉ được thêm 1 tháng lương thứ 3, nhưng với nhân viên chưa làm đủ 1 năm thì chỉ được hưởng 50% hoặc thậm chí thấp hơn. Đây là chưa kể hiện giờ ngân hàng tính thưởng đều dựa vào chỉ tiêu kinh doanh của từng cá nhân.
Hùng cũng cho biết thêm căn cứ vào mức lương hiện tại và với “đà truyền thống” thì khoản tiền thưởng Tết của cậu sẽ dao động khoảng 1-1,5 triệu đồng. “Tốt nhất là không nên nghĩ tới thưởng Tết
Nói về vấn đề thưởng tết, một nhân viên thẩm định hồ sơ vay tại một chi nhánh của Ngân hàng Quân đội (MB) chỉ cười. Theo chị, ở bộ phận kinh doanh nếu có doanh thu thì tiền thưởng sẽ được hưởng trên tỷ lệ doanh thu “kiếm” được, nhưng với bộ phận hỗ trợ thì chỉ “chằn chặn” có lương hàng tháng nên chuyện thưởng hay không, mức thưởng bao nhiêu chỉ “nhờ cậy” vào lợi nhuận của chi nhánh mà thôi. “Thưởng Tết năm nay sẽ căn cứ vào mức lợi nhuận của chi nhánh. Được một tháng lương bằng năm ngoái đã là may mắn lắm rồi”- nhân viên này chia sẻ.
Không nghĩ đến thưởng Tết, nhân viên ngân hàng hiện tại chỉ lo làm sao chạy đủ... chỉ tiêu đã là may lắm rồi. Đặc biệt vào thời điểm cuối năm, họ phải gồng sức tìm mọi cách để hoàn thành kế hoạch chi tiêu của cấp trên.
Một nhân viên thời vụ của ngân hàng (NH) quốc tế tại TP.HCM cho biết, để trụ được ở vị trí này suốt 7 tháng qua, mỗi tháng anh phải phát hành được 5 thẻ tín dụng. Nếu không hoàn thành chỉ tiêu trong 3 tháng liên tục sẽ phải tự viết đơn xin nghỉ việc. "Từ khi tôi vào làm, đã có không ít nhân viên phải nghỉ việc vì không đủ chỉ tiêu", anh này cho hay.
Riêng tháng cuối năm, chỉ tiêu sẽ phải tăng lên 7 thẻ khiến anh ngày nào cũng phải chạy cật lực. Không chỉ vận dụng đủ mối quan hệ từ bạn bè, người thân, anh còn đến các văn phòng cao ốc, trung tâm thương mại chủ động tiếp thị, mời mở thẻ… nhưng không hề dễ. Điều khó khăn là để mở được thẻ tín dụng với hạn mức từ 20 triệu đồng là khách hàng phải có thu nhập từ 7,2 triệu đồng/tháng trở lên và phải có hợp đồng lao động, sao kê 6 tháng lương gần nhất, có hộ khẩu TP.HCM...
Theo nhân viên này cho biết, tại NH anh đã có khoảng 200 người, cộng thêm 150 - 200 cộng tác viên phát hành thẻ bên ngoài nên áp lực công việc vô cùng lớn. Anh chia sẻ: "Mọi người cứ nghĩ nhân viên NH lương sẽ cao nhưng thực tế làm phát hành thẻ như tôi lương tháng chỉ hơn 3 triệu, cộng thêm hoa hồng từ mỗi thẻ trên 100 nghìn đồng, tính ra thu nhập không đủ ăn tiêu".
Còn đối với nhân viên tín dụng, cuối năm là thời điểm rất vất vả, vừa phải cho vay, vừa phải đôn đốc khách hàng thanh toán. Một nhân viên tín dụng của một ngân hàng quốc doanh tại TP.HCM cho biết, từ nay đến cuối năm, anh sẽ phải giải ngân được 10 tỷ đồng cho vay, đồng thời phải thu hồi được 5,5 tỷ tiền nợ xấu.
Anh cho hay, 10 tỷ đồng đối với một nhân viên tín dụng là không lớn nhưng trong thời buổi kinh tế khó khăn với bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, khối NH cổ phần liên tục đưa ra các chính sách lãi suất ưu đãi hấp dẫn, đã lôi kéo không ít khách hàng của các NH quốc doanh.
Chị Ngọc cho biết hai năm nay chị chẳng còn tâm lý chờ đợi thưởng Tết nữa. Năm nay chi nhánh cũng có nhiều xáo trộn, lại thêm sếp mới nên càng không biết thế nào. Chị cũng cho biết thêm, năm nay, ngoài chủ trương chung của ngân hàng thì thưởng Tết ở mỗi chi nhánh, phòng giao dịch lại khác nhau vì còn phụ thuộc việc có hoàn thành chỉ tiêu hay không. Ngoài ra, cũng căn cứ vào mức độ hoàn thành chỉ tiêu, thâm niên, bậc lương… mà mỗi nhân viên lại có mức thưởng khác nhau.
Năm đầu tiên bước chân vào ngành ngân hàng với Hùng – nhân viên tín dụng Eximbank thì mối lo hiện tại là làm sao đạt đủ chỉ tiêu, “ghi điểm” với sếp hơn là chuyện thưởng Tết. Các đồng nghiệp chia sẻ năm ngoái thưởng Tết Dương lịch cũng chỉ được thêm 1 tháng lương thứ 3, nhưng với nhân viên chưa làm đủ 1 năm thì chỉ được hưởng 50% hoặc thậm chí thấp hơn. Đây là chưa kể hiện giờ ngân hàng tính thưởng đều dựa vào chỉ tiêu kinh doanh của từng cá nhân.
Hùng cũng cho biết thêm căn cứ vào mức lương hiện tại và với “đà truyền thống” thì khoản tiền thưởng Tết của cậu sẽ dao động khoảng 1-1,5 triệu đồng. “Tốt nhất là không nên nghĩ tới thưởng Tết
Nói về vấn đề thưởng tết, một nhân viên thẩm định hồ sơ vay tại một chi nhánh của Ngân hàng Quân đội (MB) chỉ cười. Theo chị, ở bộ phận kinh doanh nếu có doanh thu thì tiền thưởng sẽ được hưởng trên tỷ lệ doanh thu “kiếm” được, nhưng với bộ phận hỗ trợ thì chỉ “chằn chặn” có lương hàng tháng nên chuyện thưởng hay không, mức thưởng bao nhiêu chỉ “nhờ cậy” vào lợi nhuận của chi nhánh mà thôi. “Thưởng Tết năm nay sẽ căn cứ vào mức lợi nhuận của chi nhánh. Được một tháng lương bằng năm ngoái đã là may mắn lắm rồi”- nhân viên này chia sẻ.
Không nghĩ đến thưởng Tết, nhân viên ngân hàng hiện tại chỉ lo làm sao chạy đủ... chỉ tiêu đã là may lắm rồi. Đặc biệt vào thời điểm cuối năm, họ phải gồng sức tìm mọi cách để hoàn thành kế hoạch chi tiêu của cấp trên.
Một nhân viên thời vụ của ngân hàng (NH) quốc tế tại TP.HCM cho biết, để trụ được ở vị trí này suốt 7 tháng qua, mỗi tháng anh phải phát hành được 5 thẻ tín dụng. Nếu không hoàn thành chỉ tiêu trong 3 tháng liên tục sẽ phải tự viết đơn xin nghỉ việc. "Từ khi tôi vào làm, đã có không ít nhân viên phải nghỉ việc vì không đủ chỉ tiêu", anh này cho hay.
Riêng tháng cuối năm, chỉ tiêu sẽ phải tăng lên 7 thẻ khiến anh ngày nào cũng phải chạy cật lực. Không chỉ vận dụng đủ mối quan hệ từ bạn bè, người thân, anh còn đến các văn phòng cao ốc, trung tâm thương mại chủ động tiếp thị, mời mở thẻ… nhưng không hề dễ. Điều khó khăn là để mở được thẻ tín dụng với hạn mức từ 20 triệu đồng là khách hàng phải có thu nhập từ 7,2 triệu đồng/tháng trở lên và phải có hợp đồng lao động, sao kê 6 tháng lương gần nhất, có hộ khẩu TP.HCM...
Theo nhân viên này cho biết, tại NH anh đã có khoảng 200 người, cộng thêm 150 - 200 cộng tác viên phát hành thẻ bên ngoài nên áp lực công việc vô cùng lớn. Anh chia sẻ: "Mọi người cứ nghĩ nhân viên NH lương sẽ cao nhưng thực tế làm phát hành thẻ như tôi lương tháng chỉ hơn 3 triệu, cộng thêm hoa hồng từ mỗi thẻ trên 100 nghìn đồng, tính ra thu nhập không đủ ăn tiêu".
Còn đối với nhân viên tín dụng, cuối năm là thời điểm rất vất vả, vừa phải cho vay, vừa phải đôn đốc khách hàng thanh toán. Một nhân viên tín dụng của một ngân hàng quốc doanh tại TP.HCM cho biết, từ nay đến cuối năm, anh sẽ phải giải ngân được 10 tỷ đồng cho vay, đồng thời phải thu hồi được 5,5 tỷ tiền nợ xấu.
Anh cho hay, 10 tỷ đồng đối với một nhân viên tín dụng là không lớn nhưng trong thời buổi kinh tế khó khăn với bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, khối NH cổ phần liên tục đưa ra các chính sách lãi suất ưu đãi hấp dẫn, đã lôi kéo không ít khách hàng của các NH quốc doanh.
Nguồn: doisongphapluat.com
Comments
Post a Comment